ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tác giả của bộ ảnh Cách mạng Văn hóa: Đừng để bi kịch lặp lại
Saturday, June 27, 2020 23:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Gần đây, Cựu phóng viên Nhật báo Hắc Long Giang, tác giả của gần 100.000 bức ảnh trong Đại Cách mạng Văn hóa (CMVN), ông Lý Chấn Thịnh (Li Zhensheng) đã qua đời tại Hoa Kỳ ở tuổi 79 vì xuất huyết não. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã cất giấu hơn 20.000 bức ảnh liên quan đến phê phán đấu tố, tịch thu tài sản, đội mũ cao, xử bắn tại pháp trường… trong Đại Cách mạng Văn Hóa. Những bức ảnh này đã được ông cất giấu cẩn thận mãi đến khi được theo ông rời Trung Quốc sang Mỹ, cho đến 30 năm sau mới được công khai, trở thành kho ảnh quý giá làm sống lại một cách chân thực về thời kỳ hỗn loạn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Lý Chấn Thịnh
Ông Lý Chấn Thịnh trong buổi lễ ra mắt cuốn sách “Vũ khí thông tin đỏ” bản tiếng Trung tại Đại học Trung văn Hồng Kông ngày 24/10/2018. (Ảnh cắt từ video)

Thú nhận rằng trong CMVN ông đã từng đấu người và cũng từng bị người đấu

“Tôi theo thầy chỉ dẫn mà chụp ảnh, có thể trở thành nhân chứng lịch sử vì vậy tôi đã chụp ảnh và không hề hối tiếc. Nhưng tôi biết rằng cất giấu những bức ảnh này thật sự rất nguy hiểm, cũng cảm thấy lo lắng. Nhưng tôi không tin cuộn phim sẽ bị phát hiện và cho dù tôi có bị họ giết chết….18 năm sau trở lại tôi vẫn là một trang nam tử.” Đây là những gì ông Lý chia sẻ tại buổi mời chia sẻ tại tọa đàm của “Quỹ Văn hóa Long Ứng Đài” tổ chức tháng 6/2019. Khi được một thanh niên Đài Loan hỏi rằng ông có hối hận về việc cất giấu những bức ảnh CMVH đó không? Ông đã nói rằng, trên đời không có “thuốc hối hận”.

Trong Cách mạng Văn hóa, ông Lý Chấn Thịnh đã từng đấu thắng người và cũng từng bị người đấu thắng, ông ý thức được rằng bản thân cũng có thể tiếp tục bị đánh ngã, vì vậy quyết định cất giấu những bức ảnh bị cho là “bôi xấu Đại Cách mạng Văn hóa” này dưới sàn nhà, và ủy thác cho người bạn tốt Lý Minh Đạt gìn giữ nếu ông không may gặp bất trắc. Và những bức ảnh “chứng nhân” này đã được giữ gìn cho đến nay. Có người đã từng hỏi ông liệu ông có từng lo lắng bị bạn bè phản bội không? Ông Lý cười và nói rằng mình tự “đặt cược vào kho báu”.

Đài Á Châu Tự do RFA đưa tin, ông Lý Chấn Thịnh từng chụp ảnh Chủ tịch tỉnh Hắc Long Giang thời đó là ông Lý Phạm Ngũ, bởi vì có kiểu tóc “phạm húy” giống Mao Trạch Đông mà bị đấu tranh phê phán và bị Hồng vệ binh cạo thành “đầu âm dương”. Nhiếp ảnh gia Lý đang tác nghiệp thi bị Hồng vệ binh mắng, bảo ông chụp ảnh nhanh lên, đừng ngăn cản họ “làm cách mạng”.

Còn có một anh kỹ sư chỉ vì viết “hướng về phía bắc” lên tờ rơi mà bị buộc tội là theo “chủ nghĩa Liên xô”, cuối cùng bị bắn chết.

Ông Lý Chấn Thịnh đã từng chụp ảnh đoàn xe của Lâm Bưu và Mao Trạch Đông. Khi ông Lý có dịp chụp xe của Mao lần nữa thì Mao đã nằm trong quan tài kính.

Phần giới thiệu về ông Lý Chấn Thịnh trên website chính thức của Quỹ văn hóa Long Ứng Đài , khi trả lời câu hỏi về “làm thế nào để giữ được sự tỉnh táo và chuyên nghiệp giữa sự điên rồ của số đông?”, ông đã thẳng thắn nói rằng thực tế ông đã không thể giữ được tỉnh táo.

Ông Lý tin rằng “lịch sử đều ở trong những bức ảnh bị cho là tiêu cực này”, rất nhiều nhiếp ảnh gia CMVH thời đó cũng không thể chụp được mặt tối của Đại Cách mạng Văn hóa. Ông kể lại rằng khi ông giành được giải thưởng thành tựu tài liệu xuất sắc của Lucie Awards năm 2013, các đồng nghiệp sau khi đến Bắc Kinh xem triển lãm đã nói với ông rằng: “Tiểu Lý Tử, bạn nghe lời của đảng mà ‘một dạ hai lòng’.”

Ông Lý Chấn Thịnh tin rằng, những thảm kịch do con người tạo ra trên trái đất này nên trở thành tài sản lịch sử để lại kinh nghiệm về mặt phụ diện cho nhân loại.

Ông xúc động chia sẻ, bản thân ông đã dạy lớp CMVH tại Trung tâm Fei Zhengqing Đại học Harvard 3 năm rồi, ở Trung Quốc Đại lục chỉ mất 45 phút để kể xong Đại Cách mạng Văn hóa, và những “thành tựu đặc biệt” của Đại cách mạng Văn hóa cũng phải nói lên một cách thật “huy hoàng”. Do đó, sự thiếu hiểu biết về thời kỳ này của sinh viên Đại Lục không phải vì sinh viên thiếu hiểu biết mà là vì “Có những người không biết gì về Đại Cách mạng Văn hóa lại đi giảng về Đại Cách mạng Văn hóa”.


Trong suốt cuộc đời mình, ông Lý Chấn Thịnh đã cất giấu hơn 20.000 bức ảnh liên quan đến đấu tố, tịch thu tài sản, đội mũ cao, xử bắn tại pháp trường… trong Đại Cách mạng Văn Hóa. (Ảnh: Internet)

Ông Lý Chấn Thịnh tại Trung Quốc Đại Lục từng nói, mảnh đất của Đại Cách mạng Văn hóa còn đó, Ngũ Mao vẫn còn đó. Hạt giống tội ác vẩy lên vùng đất này nhất định sẽ có ngày đơm bông kết quả. Không nhất định xuất hiện dưới hình thức cách mạng văn hóa mà có thể sẽ có những biến hóa khác. Ông cho rằng:

“Ghi lại đau khổ là để đau khổ không lặp lại lần nữa, ghi lại lịch sử là để bi kịch không tái diễn lần nữa.”

Na Nhật Tùng: Ông Lý Chấn Thịnh xứng đáng gọi là nhà nhiếp ảnh ghi lại lịch sử

Giám đốc nghệ thuật ảnh Bắc Kinh, ông Na Nhật Tùng nói với Đài Á Châu Tự do rằng, điều tối quan trọng đối với tác phẩm lưu lại lịch sử của một nhiếp ảnh gia chính là khả năng ghi chép và phản ánh lịch sử. Một khi sự kiện lịch sử diễn ra, mỗi người đều khó có thể đưa ra lựa chọn hoàn hảo, nhưng ông Lý Chấn Thịnh đã làm được điều đó, xứng đáng được gọi là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thật sự có tài năng.

Ông Na Nhật Tùng đề cập rằng có thể có hàng chục ngàn nhiếp ảnh gia ở các thành phố huyện thị trong thời Đại Cách mạng Văn hóa, tất cả đều ghi lại những khoảnh khắc vô lý đó. Nhưng đối với ông Na mà nói, thì chỉ có ông Lý Chấn Thịnh là còn ghi lại được số ít cảnh tượng đấu tố.

Có chuyện kể, hôm ông Lý và vợ kết hôn, bạn bè còn treo các chữ “Chú rể trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”“Cô dâu trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” trên ngực đôi vợ chồng. Điều này cho thấy ông Lý và bạn bè xung quanh ông đều đối đãi với hoàn cảnh sống thời đó một cách “lạnh lùng hài hước” – vừa mỉa mai hài hước, vừa cam chịu, bất lực.


Khi ông Lý Chấn Thịnh kết hôn với vợ, bạn bè ông đã bắt chước phong cách Đại Cách mạng Văn hóa đeo bảng chữ lên ngực hai vợ chồng ông. (Ảnh: Internet).

Nhà làm phim độc lập: Ông Lý Chấn Thịnh là người can đảm và có chí cầu tiến

Nhà làm phim độc lập Hồng Kông, ông Văn Hải nói rằng, hơn 20.000 bức ảnh liên quan đến phê phán đấu tố, tịch thu tài sản, đội mũ cao, xử bắn tại pháp trường…thời Đại Cách mạng Văn hóa mà ông Lý Chấn Thịnh đã cất giấu năm 1968 là những bức ảnh không được phép đăng báo. Đến năm 1996, ông Lý mang chúng sang Mỹ, những bức ảnh “nhạy cảm” này mới lần lượt xuất hiện trước công chúng. Những bức ảnh này được tập hợp trong cuốn sách “Vũ khí thông tin đỏ” (Red-Color News Soldier), được xuất bản lần đầu tiên ở Hoa Kỳ bằng tám ngôn ngữ.

Lúc đó, tại Trung Quốc, những bức ảnh này không thể trưng bày, nghiên cứu về Đại Cách mạng Văn hóa cũng là một phạm trù “cấm kỵ”ở Trung Quốc. Phiên bản tiếng Trung của cuốn sách đã được Đại học Trung Văn Hồng Kông xuất bản vào cuối năm 2018.

Sinh thời nhiếp ảnh gia người Pháp Henri Cartier-Bresson khi xem cuốn sách “Vũ khí thông tin đỏ” của ông Lý Chấn Thịnh đã để lại dòng chữ: “Chúng ta đều dùng ống kính để ghi lại những bằng chứng lịch sử. Chính nhiếp ảnh tài liệu đã đem chúng ta xích lại gần nhau. Nhân danh một người vô chính phủ chống bạo lực, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng đối với ông Lý Chấn Thịnh.” 

Ông Văn Hải nói rằng, ông Lý Chấn Thịnh phải có thân phận trong thể chế chính trị thời điểm đó mới có điều kiện để chụp những bức ảnh này. Nhưng sau đó chính ông Lý cũng đã bị chế độ đó đánh ngã. Ông Văn Hải tin rằng ông Lý hẳn phải có một truyền thống tốt đẹp của trí thức Trung Quốc và lấy lịch sử làm trách nhiệm của mình. Những bức ảnh này thật sự rất có giá trị nghệ thuật.

Ông Văn Hải đã trích lấy hai bức ảnh của ông Lý để làm ví dụ: “Một nhóm bệnh nhân tâm thần tuyên thệ trước hình Mao. Nhân dân nhật báo lúc ấy còn đưa tin ‘tư tưởng Mao có thể trị hết bệnh tâm thần’, thật nực cười! Một bức tượng Phật ở chùa Cáp Nhĩ Tân bị hồng vệ binh đập phá, nhà sư bị bắt giơ cao biểu ngữ ‘Kinh Phật hết sức chó má phóng túng’. Cảnh tượng cực kỳ vô lý và đáng sợ!”


Nhóm bệnh nhân tâm thần tuyên thệ trước ảnh chủ tịch Mao. (Ảnh: Internet)

Ông Văn Hải kể lại, khi còn học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, có một xưởng phim tin tức, nơi lưu giữ rất nhiều tài liệu video được quay trong thời Đại Cách mạng Văn hóa, nhưng giờ thuộc về bí mật nhà nước, người ngoài không được phép biết đến. “Từ quan điểm này mà nói, ông Lý Chấn Thịnh đã thật sự can đảm bằng những nỗ lực của chính mình để làm nhân chứng cho thập kỷ thảm họa này.”

Hồ Bình: Thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử lại không được lưu ảnh

Một nhân chứng khác trong thời Đại Cách mạng Văn hóa, tổng biên tập danh dự của Tạp chí “Mùa xuân Bắc Kinh” tại Mỹ, ông Hồ Bình, khi trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự do đã nói rằng, ông có rất nhiều bức ảnh phản ánh xã hội thời đó, nhưng đều là thông qua con mắt Chính phủ Trung Quốc. Còn ông Lý Chấn Thịnh lại đứng ở vị trí của một ký giả để chụp, vì vậy những bức ảnh đó có giá trị rất độc đáo. Nhiều bức ảnh được phía chính phủ lúc ấy công nhận là “chuyện tốt”. Ví dụ như cảnh phê bình đấu tố, đội mũ cao vẩy mực, nắm quặt tay dân chúng ra phía sau…những chuyện này rất phổ biến trong Đại Cách mạng Văn hóa.

Người có tâm như ông ấy không nhiều. Ông ấy đã để lại rất nhiều bức ảnh chuyên nghiệp, cung cấp những bằng chứng không thể thay thế được cho các thế hệ tương lai sự hiểu biết chân thực về thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa.” – ông Hồ Bình nói – “Trung Quốc thời đó, thời đại của Mao, mặt đen tối nhất đã không còn lưu ảnh. Vì vậy, mặc dù những bức ảnh của ông Lý đã tiết lộ rất nhiều mặt tối của Đại Cách mạng Văn hóa, nhưng đừng quên rằng, mặt đen tối nhất đã không còn được lưu ảnh!”

Thiên Bình

Xem thêm:

The post Tác giả của bộ ảnh Cách mạng Văn hóa: Đừng để bi kịch lặp lại appeared first on Trí Thức VN.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.