Trung Quốc đã đầu tư vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng lại thường xuyên vi phạm những quy định của các tổ chức này. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây họa loạn cho nhân loại, sự kiện nóng năm nay là khủng hoảng về dịch tễ và ngoại giao, những quan ngại sẵn có về nguy cơ một Trung Quốc thù nghịch và hiếu chiến sẽ thống trị thế giới, lấn lướt các nền dân chủ và tự do đã trở nên ngày càng rõ nét hơn.
Trung Quốc và sự lũng loạn trong các tổ chức quốc tế
ĐCSTQ xây dựng trên nền tảng triết học đấu tranh, đã thành công trong việc lợi dụng sự ngây thơ của xã hội phương Tây mà vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trung Quốc là một nền kinh tế có sự chỉ đạo chứ không phải là một kinh tế thị trường đơn thuần, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới kể từ năm 2001, Trung Quốc không còn là quốc gia đang phát triển nhưng luôn lợi dụng những ưu đãi liên quan đến quy chế này.
Đầu thập niên 70 thế kỷ trước Bắc Kinh đã dùng các mưu kế để được Hoa Kỳ bật đèn xanh, giành một chiếc ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chiếc ghế này giúp Trung Quốc có rất nhiều đặc quyền, vị thế này khiến Trung Quốc có thể ngăn chặn đề xuất đưa các lãnh đạo của Trung Quốc ra tòa án hình sự quốc tế về các vụ việc nghiêm trọng, ví dụ như đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay.
Việc Trung Quốc lũng đoạn Tổ chức Y tế Thế giới là lời cảnh báo rõ ràng vì với ảnh hưởng này Bắc Kinh đã trì hoãn được việc công bố đại dịch. Sự hiện diện và quyền lực trong các định chế thế giới của một thể chế có mục đích thống trị thế giới về kinh tế và quân sự rõ ràng là một điều nguy hiểm.
ĐCSTQ là mối nguy hại cho tự do dân chủ và hòa bình của nhân loại
Sự coi thường mạng sống con người, chối từ trách nhiệm trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người khiến mọi người đều lo lắng đến điều tệ hại hơn. Một thể chế nghĩ rằng đe dọa quân sự sẽ giúp họ thống trị hoàn toàn các bên hay thế thượng phong trong kinh tế giúp họ đặt nền móng vững chắc cho tham vọng của họ.
Quân đội Trung Quốc ngày nay đã trở thành một lực lượng đi chinh phục thế giới. Căn cứ hải quân ở Djibouti, tại vùng Sừng châu Phi và một pháo đài thống trị Ấn Độ Dương có thể tiếp nhận nhiều chiến hạm lớn, thậm chí hàng không mẫu hạm, đã khẳng định tham vọng muốn thống trị của họ.
Với bản chất như vậy, ĐCSTQ đã khéo che giấu việc chinh phục châu Phi, sự xâm lược trên phương diện kinh tế xuyên suốt châu Âu bằng dự án có cái tên thơ mộng “một vành đai, một con đường”.
Hai tàu sân bay và những chiếc khác đang được đóng, một tổ ngầm được xuất xưởng mỗi quý và một khu trục hạm mới hàng tháng, hợp thành một hạm đội hiện đại với hơn 700 chiến hạm có thể hoạt động tại tất cả các vùng biển. Bắc Kinh có thể tự hào mà khoe khoang chỉ trong vòng 1, 2 thập niên tới sẽ là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới.
Mới đây truyền thông Trung Quốc rầm rộ tuyên truyền thử nghiệm thành công hỏa tiễn nguyên tử tầm xa JL3, 12.000 km có thể từ vùng duyên hải Trung Quốc phóng tới tận Hoa Kỳ. Những hỏa tiễn này sẽ được trang bị cho các thế hệ tàu ngầm mới kể từ năm 2025.
Bắc Kinh tuyên bố các vụ thử hoả tiễn là sự đáp lại chiến lược răn đe Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump. Đương nhiên chẳng ai tin rằng Trung Quốc sản xuất hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chỉ vì mấy lời đe dọa của tổng thống Mỹ. Các vụ bắn thử được tuyên truyền rầm rộ và các nhà nghiên cứu được trao các giải thưởng khoa học thuộc loại danh giá nhất của Trung Quốc chỉ là một hình thức khoe khoang sức mạnh quân sự trước thế giới.
Ngân sách của quân đội Trung Quốc là 250 tỷ đô la trong năm 2018 và được tăng lên hàng năm khoảng 7,5%. Nhưng trên thực tế ngân sách quân sự Trung Quốc với giá nhân công rẻ mạt nên có thể sản xuất ra một lượng lớn trang thiết bị so với các quốc gia khác. Rõ ràng nỗ lực vũ trang này là hiếm thấy hoặc chưa từng thấy trong thời bình.
Trong khi đó cách biệt giàu nghèo rất lớn và 22% dân số đang độ tuổi lao động Trung Quốc bị thất nghiệp trước khi xảy ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Sự chuẩn bị ồ ạt như thế cho quân đội khiến chúng ta không thể không nhớ lại thời kỳ tái vũ trang của Đức Quốc xã kể từ năm 1933 trước Đệ Nhị Thế Chiến.
Hãy loại Trung Quốc khỏi các định chế quốc tế
Nhân loại toàn thế giới cần phải phân biệt giữa ngoại giao và phục tùng, không thể làm ngơ trước tham vọng Trung Quốc và coi đó chỉ là sự đối đầu Mỹ-Trung, không nên cho rằng đó là một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai cường quốc, không liên quan đến mình. Bởi vì xin đừng nhầm lẫn nếu như ĐCSTQ có thể mổ cướp nội tạng chính người dân của mình thì ai sẽ là đối tượng tiếp theo?
Cuộc chiến đã bắt đầu trong im lặng với những mối đe dọa đối với EU và các nước thành viên lẽ ra đã phải khiến thế giới phải rất cảnh giác. Chẳng hạn Bắc Kinh phủ nhận trách nhiệm của Trung Quốc trong bản cáo trạng về việc xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán, mới đây còn định ngăn cản một hợp đồng hiện đại hóa các chiến hạm Đài Loan ký với một công ty Pháp. Bắc Kinh cảnh báo Pháp rằng cần tôn trọng nguyên tắc chỉ có một nước Trung Quốc, yêu cầu Pháp huỷ bỏ dự định bán vũ khí cho Đài Loan để tránh thiệt hại cho quan hệ Pháp-Trung.
Sẽ là hợp lý nếu Trung Quốc tham gia tài trợ việc tái thiết nền kinh tế thế giới. Có lẽ điều tối thiểu mà các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có thể làm, đó là cùng với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đòi hỏi Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho các nước khác.
Việc loại Trung Quốc ra khỏi tổ chức thương mại thế giới và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể sẽ làm cho Trung Quốc trở nên ôn hòa hơn, giúp thế giới trong thời gian dài tránh được nguy cơ một cuộc tấn công quân sự từ Trung Quốc, như lời kêu gọi của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực châu Âu, ông Philip T.Reeker vào hồi cuối tháng tư vừa qua: “Chúng ta phải đoàn kết lại trước Trung Quốc”. Đây chính là cơ hội cho mỗi nước.
The post Hãy loại Trung Quốc khỏi các định chế quốc tế appeared first on Đại Kỷ Nguyên.
2020-06-27 15:39:04
Nguồn: https://www.dkn.tv/the-gioi/hay-loai-trung-quoc-khoi-cac-dinh-che-quoc-te.html