ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ tái khởi động vũ trang nhằm đánh bật hỏa lực Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương
Saturday, June 27, 2020 19:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khi Mỹ, Trung tranh cãi về dịch Covid-19, thì một cuộc đối đầu dài hạn giữa hai nước đang tiến đến giai đoạn bước ngoặt. Mỹ tăng cường vũ trang và tung chiến lược mới nhằm đánh bật vị thế thống trị hỏa lực của Trung Quốc ở khu vực.

Trong nhiều thập niên, tận dụng thời cơ khi Mỹ buộc phải đứng yên, Trung Quốc đã mở rộng đáng kể hỏa lực quân sự của mình. Giờ đây, sau khi trút bỏ sự ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí thời chiến tranh Lạnh, chính quyền Trump đang lên kế hoạch triển khai hỏa lực chiến thuật bao gồm tên lửa hành trình tầm xa, phóng từ mặt đất, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo đề xuất Ngân sách của Nhà Trắng cho năm 2021 và biên bản điều trần Nghị viện của các tướng lĩnh cấp cao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng muốn Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu chiến. Lầu Năm Góc cũng đang đẩy nhanh tốc độ triển khai các tên lửa tầm xa chống hạm mới, lần đầu tiên trong hàng chục năm qua.

Động thái của Mỹ nhằm đối trọng lợi thế áp đảo của Trung Quốc về hỏa tiễn, gồm tên lửa tự hành mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp và tên lửa đạn đạo. Lầu Năm Góc cũng muốn đẩy lùi Trung Quốc trong cái mà các chiến lược gia gọi là “cuộc chiến phạm vi”.

Quân đội Trung Quốc đã tích lũy được một lực lượng hỏa tiễn khổng lồ, gần như vượt qua phạm vi của Mỹ và Đồng minh, theo các tướng lĩnh cấp cao và cố vấn chiến lược của Lầu Năm Góc, những người đã cảnh báo rằng Trung Quốc chiếm lợi thế rõ rệt về những loại vũ khí này.

Thêm vào đó, có một sự thay đổi hoàn toàn về chiến thuật, Thủy quân Lục chiến cùng tác chiến với Hải quân tấn công tàu chiến của kẻ thù. Các đơn vị tinh nhuệ nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa chống hạm để trở thành các đội sát hạm mới. Khi xảy ra một cuộc xung đột, các đơn vị này sẽ phân tán vào các chốt điểm ở Tây Bắc Thái Bình Dương và dọc theo “chuỗi đảo số một”, các tư lệnh Mỹ cho biết. “Chuỗi đảo số một” là một vành đai các hòn đảo chạy từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines và đến Borneo, vây quanh khu vực duyên hải Trung Quốc. Các tướng lĩnh quân sự hàng đầu của Mỹ đã giải thích về chiến thuật này trước Nghị viện Mỹ vào tháng Ba, trong một loạt phiên điều trần về ngân sách.

Chỉ huy trưởng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, Tướng David Berger, nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 5/3 rằng, các đơn vị nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa chính xác có thể giúp Hải quân giành quyền kiểm soát biển, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương.

“Tên lửa Tomahawk là một trong những công cụ sẽ cho phép chúng ta làm điều đó”, ông nói.

Thủy quân Lục chiến sẽ bắn thử tên lửa Tomahawk suốt năm 2022 để chuẩn bị cho mục tiêu đưa loại tên lửa này vào vận hành trong các năm tiếp theo, vị tướng lĩnh hàng đầu của Lầu Năm Góc cho biết trong phiên điều trần.

Trước mắt, một số lượng nhỏ hỏa tiễn hành trình sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh. Nhưng động thái này gửi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ rằng Washington đang chuẩn bị chạy đua với kho vũ khí khổng lồ của Trung Quốc, theo các chiến lược gia cao cấp của Mỹ.

Về lâu dài, việc tăng cường triển khai vũ khí của Mỹ, phối hợp với các động thái tương tự từ hệ thống tên lửa tại Nhật Bản và Đài Loan, có thể đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng tới các lực lượng Trung Quốc.

Mối đe dọa tức thời lớn nhất đối với Quân đội Trung Quốc hiện đến từ các tên lửa tầm xa chống hạm mới đang được đưa vào sử dụng trong Hải quân và Không quân Mỹ.

“Hoa Kỳ đang trở lại vô cùng mạnh mẽ”, ông Ross Babbage, cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Úc, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ (CSBA) cho biết. “Tới năm 2024 hoặc 2025, có một rủi ro nghiêm trọng đối với quân đội Trung Quốc đó là trang bị quân sự mà họ đã triển khai sẽ hết thời”.

Ngoài ra, trong khi đại dịch virus corona hoành hành, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan và tập trận ở Biển Đông.

Cụ thể, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, vào ngày 11/4, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã dẫn một đội tàu gồm 5 tàu chiến khác vào Tây Thái Bình Dương qua eo biển Miyako đến phía đông bắc Đài Loan. Ngày 12/4, các tàu chiến Trung Quốc đã tập trận ở vùng biển phía đông và phía nam Đài Loan.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ buộc phải neo tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại đảo Guam nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19 trong những thủy thủ trên con tàu chiến khổng lồ. Tuy nhiên, Hải quân vẫn duy trì sự hiện diện ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.

Vào tháng Tư, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Bary đã đi qua eo biển Đài Loan 2 lần. Cùng tháng này, tàu tấn công đổ bộ USS America tập trận ở biển Hoa Đông và biển Đông, Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình dương của Mỹ cho biết.

Năm 2019, Reuters báo cáo rằng, trong khi Mỹ gần 20 năm bị phân tâm bởi các cuộc xung đột ở Trung Đông và Afghanistan, quân đội Trung Quốc đã chế tạo được một lực lượng tên lửa được thiết kế nhằm tấn công tàu sân bay, tàu thủy và mạng lưới các căn cứ tạo thành xương sống sức mạnh Mỹ ở châu Á. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, hiện có khả năng thống trị các vùng ven biển quốc gia này và giữ khoảng cách an toàn với Mỹ.

Trung Quốc có được lợi thế vì không tham gia một hiệp ước thời Chiến tranh lạnh, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF), đã cấm Mỹ và Nga sở hữu đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 5.500 km.

Do không bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF, nên Trung Quốc đã trang bị khoảng 2.000 vũ khí này, theo ước tính của Hoa Kỳ và phương Tây. Sự tích lũy hỏa lực này đã khiến cán cân sức mạnh trong khu vực nghiêng về phía Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump năm ngoái đã quyết định rút khỏi Hiệp ước INF. Gần như ngay lập tức sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào ngày 2/8/2019, chính quyền Trump báo hiệu sẽ đáp trả lực lượng tên lửa của Trung Quốc. Ngay hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố ông muốn thấy các tên lửa phóng từ mặt đất được triển khai ở châu Á trong vài tháng.

Cuối tháng đó, Bộ Quốc phòng đã thử nghiệm phóng một tên lửa Tomahawk. Tháng 12/2019, Lầu Năm Góc cũng phóng thử một tên lửa đạn đạo mặt đất. Nếu còn trong Hiệp ước INF, chính quyền Trump đã không thể thực hiện hai vụ thử nghiệm này.

Tư lệnh Thủy quân cấp cao, trung tướng Eric Smith hôm 11/3 nói với Ủy ban Vũ trang Thượng viện rằng Lầu Năm Góc đã chỉ đạo thủy quân lục chiến nhanh chóng bắn thử các tên lửa hành trình mặt đất.

Các văn kiện đề xuất ngân sách cho thấy Thủy quân lục chiến yêu cầu 125 triệu USD để mua 48 tên lửa Tomahawk kể từ năm tới. Tomahawk có tầm bắn 1.600 km, theo nhà sản xuất Raytheon.

Ông Smith cũng cho hay, Thủy quân đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm mới tầm ngắn hơn Naval Strike, từ một máy phóng mặt đất và sẽ thử tiếp vào tháng 6. Nếu thử nghiệm thành công, Thủy quân sẽ đặt hàng thêm 36 chiếc loại này vào năm 2020.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu thêm các vũ khí tấn công tầm xa mới, với yêu cầu ngân sách 3,2 tỷ USD cho công nghệ tên lửa siêu thanh.

Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập

The post Mỹ tái khởi động vũ trang nhằm đánh bật hỏa lực Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.