“Một ngày hè nóng nực. Mở rộng ra xa chìm trong một đám mây màu xanh nhạt; mái vòm khổng lồ của bầu trời với những đám mây mịn trải dài trên các cánh đồng và các bụi cây. Tôi đang bay cách mặt đất khoảng 300 mét, với một hồ nước xa – một điểm sáng, kéo dài trong khói mù – là điểm tham chiếu của tôi…
…Trong chuyến bay của tôi, tôi được đỡ bởi một cái bục nhỏ hình chữ nhật bằng phẳng, lớn hơn một chút so với mặt của một chiếc ghế, với một cái cột và hai tay nắm mà tay tôi cầm lấy và điều hướng thiết bị. Đây có phải là khoa học viễn tưởng? Tôi sẽ không nói như vậy …” [1]
Đây là một đoạn trích trong Chương 5 ở cuốn sách “Thế giới của tôi” (My World) của Viktor Stepanovich Grebennikov. Grebennikov (1927-2001) là một nhà tự nhiên học, nhà côn trùng học, một họa sĩ. Ông được nhiều người biết đến như là người phát hiện ra Hiệu ứng Cấu trúc Hang (Cavernous Structures Effect – CSE) hay còn gọi là Hiệu ứng Cấu trúc Tổ ong của các vật thể có cấu trúc tổ ong.
Năm 1988, Grebennikov đã phát hiện 1 điều kỳ lạ khác, được cho hiệu ứng phản trọng lực (anti-gravitational effects) của các cánh và vỏ bằng kitin (chitin) của một số côn trùng. Từ đó ông đã chế tạo cho mình một thiết bị bay đặc biệt cho phép ông có thể bay với tốc độ hàng ngàn km mỗi giờ.
Hiệu ứng CSE
Một lần tại nơi làm việc, khi Grebennikov di chuyển bàn tay qua một chiếc bát chứa đầy các mảnh vỡ của các tổ ong đặt trên bàn, một điều kỳ diệu đã xảy ra:
“Tôi đột nhiên cảm thấy hơi ấm tỏa ra từ chúng. Tôi dùng tay chạm vào các miếng tổ côn trùng bị vỡ – chúng lạnh, nhưng phía trên chúng tôi cảm thấy một cảm giác nóng rõ ràng… Bên cạnh đó, phía những ngón tay của tôi, tôi cảm thấy một số cú co giật chưa được biết đến… Và khi tôi đẩy chiếc thùng với những chiếc tổ ong đến cuối bàn và nghiêng người, tôi cảm thấy cảm giác giống như trên hồ nước – đầu tôi ngày càng nhẹ hơn và to hơn, cơ thể rơi xuống, đôi mắt nhìn thấy những tia sáng chớp nhanh, và miệng nếm một cục pin điện. Tôi cảm thấy hơi buồn nôn…”, ông viết trong sách. [1]
Grebennikov cho biết, không chỉ ông mà mọi người đều cảm nhận được một “trường” đặc biệt phát ra từ những chiếc tổ ong như ong mật, ong thợ, ong cắt lá, ong bắp cày… Chúng ấm áp hoặc lạnh lẽo hoặc râm ran, hoặc đôi khi như một môi trường đặc biệt dày hơn và dính hơn. Một số người cảm giác thấy tay họ nặng hơn, một số lại cảm thấy tay họ bị đẩy lên; một số người cảm thấy ngón tay và cơ bắp tay bị tê liệt, họ cảm thấy choáng váng, miệng tiết nước bọt. [1]
Trường này giống như “trọng lực” có thể xuyên thủng bất cứ chướng ngại vật nào dù đó là một tấm bìa, một cái cái bát sứ hay một lớp kim loại dày. Tuy vậy, trường này lại không thể được đo bằng các dụng cụ như nhiệt kế, máy dò siêu âm, từ kế, điện kế, máy đo phóng xạ, máy phân tích hóa học. Nhưng con người lại cảm nhận được nó. [1]
Grebennikov gọi khám phá của mình là “Hiệu ứng Cấu trúc Hang” (Cavernous Structures Effect – CSE) hay “Hiệu ứng Cấu trúc Tổ ong”.
Để chứng minh sự tồn tại của trường CSE, Grebennikov thiết lập một chiếc bình thủy tinh bịt kín, bên trong treo một thanh than củi bằng một sợi dây mảnh làm từ tơ nhện, ở đáy bình đổ một chút nước để loại bỏ các hạt tĩnh điện có thể xuất hiện trong không khí khô. Khi đưa một tổ ong bắp cày, một tổ ong mật hoặc một bông ngũ cốc đến gần bình thủy tinh, thanh than củi sẽ tự động xoay trên sợi dây treo. Cho dù chiếc bình thủy tinh được bảo vệ bằng một ống thép dày thì tác động của trường CSE cũng không thay đổi. [1]
Theo Grebennikov, trường CSE có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn đất hoại sinh, nấm men và các cây trồng khác cũng như thúc đẩy sự nảy mầm của hạt lúa mì, hay thay đổi hành vi của các côn trùng: khiến ấu trùng ong cắt lá có thể phát quang, khiến ong trưởng thành hoạt động mạnh hơn, khiến đồng hồ hoặc máy tính hoạt động không chính xác hoặc bị hỏng…[1]
Đặc biệt hơn, Grebennikov cho biết bàn tay con người, với các đốt xương hình ống, các khớp, dây chằng, mạch máu và móng tay của chúng ta cũng chính là các bộ phát trường CSE mạnh mẽ, có khả năng xoay mạnh các thanh chì trong chiếc bình thủy tinh từ khoảng cách vài mét. Đây cũng là điều khiến Grebennikov cho rằng mọi người đều có siêu năng lực. Số người có thể dịch chuyển từ xa những vật nhẹ trên bàn, giữ cho chúng treo lơ lửng trong không khí hay dính các vật thể vào bàn tay như nam châm là lớn hơn nhiều so với chúng ta tưởng. [1]
Phát hiện về CSE của Grebennikov được trình bày trong Bảo tàng Nông học và Bảo vệ Môi trường gần thành phố Novosibirsk do ông thiết lập năm 1976.
Video tái tạo hiệu ứng CSE khiến thanh than chì quay trên sợi dây treo:
Chiếc bục biết bay – vật thể phản trọng lực
Vào năm 1988, khi Grebennikov đang kiểm tra các bộ phận cơ thể của một số côn trùng dưới kính hiển vi, ông vô tình đặt một miếng cánh bằng kitin của bọ cánh cứng lên một miếng cánh khác. Bất ngờ miếng cánh thoát khỏi chiếc nhíp và trong vài giây, nó tự treo lơ lửng phía trên miếng cánh kia, xoay vài độ theo chiều kim đồng hồ, trượt sang phải, quay ngược chiều kim đồng hồ, đu đưa, và sau đó rơi xuống bệ kính hiển vi. [1]
Grebennikov buộc một vài miếng cánh với một sợi dây thành một chuỗi, và ông chỉ có thể thành công khi đặt chuỗi này thẳng đứng trên mặt bàn, và thứ ông nhận được là một khối cánh kitin nhiều lớp chồng lên nhau theo chiều thẳng đứng, các lớp cách nhau một khoảng không nhỏ. Nghĩa là, các miếng cánh kitin đều treo lơ lửng trong không khí. Khi ông thả một vật tương đối lớn như chiếc đinh ghim giấy lên trên khối cánh kitin này, nó không thể rơi vào đó, thứ gì đã đẩy nó lên và sang một bên. [1]
Trước đó nữa, năm 1981, khi Grebennikov đang thực hành thí nghiệm thì bỗng phát hiện một chiếc kén của bọ cánh cứng loại Bathyplectes có thể tự nhảy lên được. Ông viết trong cuốn sách:
“… Khi có ánh sáng mặt trời, cái kén tự nhảy lên. …Nó có thể tự nhảy những bước dài 30 mm và cao đến 50 mm… Nghĩa là cái kén có thể tự nhấc mình lên độ cao gấp 30 lần chiều rộng của nó.”
Dựa trên những phát hiện kỳ lạ này, Grebennikov đã chế tạo ra chiếc bục – vật thể bay kỳ lạ của mình.
Cấu tạo của vật thể bay
Vật thể bay của Grebennikov là một thiết kế đáng kinh ngạc, nó không có động cơ, không có hệ thống cánh để tạo ra lực nâng khí động học, cũng không có vỏ máy bay để cách ly người trên máy bay với môi trường bên ngoài. Nó là một chiếc bục hình chữ nhật được làm bằng gỗ, có thể gập lại như một chiếc vali hoặc như một hộp đựng đồ nghề của họa sĩ. Do đó nó có thể được ngụy trang mà không gây ra sự nghi ngờ. Một chiếc cột 4 đoạn được cắm ở mặt trên của chiếc bục, có thể điều chỉnh được độ cao, trên đỉnh của chiếc cột có gắn một tay cầm ngang tạo thành hình chữ T. [2]
Ở trung tâm tay cầm của thiết bị có lắp một chiếc đồng hồ đo độ cao, ngoài ra nó chứa nhiều nút bấm, công tắc và đèn LED chỉ thị. Theo các nhà nghiên cứu, các chi tiết này được sử dụng để ra các lệnh điều khiển cất cánh, hạ cánh, điều chỉnh độ cao, điều chỉnh tốc độ bay, lượn vòng, đèn chiếu sáng và báo hiệu ban đêm của thiết bị bay. [2]
Đoạn thứ 4 của chiếc cột bao gồm nhiều chi tiết là phần kết nối với phần bục gỗ và bao gồm các cơ cấu chấp hành lệnh điều khiển từ phần tay cầm của thiết bị. [2]
Chiếc bục của Grebennikov bao gồm 2 nửa giống nhau. Theo bài phân tích của một chuyên gia được đăng trên Tạp chí Công nghệ Năng lượng Mới của Nga vào năm 2005, chiếc bục được Grebennikov sử dụng chính là 2 nửa của một hộp thùng chứa kính hiển vi điện tử của Liên Xô những năm 1980. Mặt trên của bục được bắt chặt vào phần bệ đỡ bằng kim loại.
Mặt dưới của chiếc bục hiện vẫn còn là điều bí mật gây tranh cãi. Theo hình vẽ của Grebennikov trong sách, mặt dưới của bục chứa 4 cái “quạt xếp của Trung Quốc”. Mỗi “cái quạt” bao gồm 9 dải quạt khác nhau, bằng kim loại và được khoét lỗ vì một mục đích nào đó. [2]
Theo bài phân tích được đăng trên Tạp chí Công nghệ Năng lượng mới của Nga năm 2005, Grebennikov đã sử dụng các vật liệu có hình dạng tổ ong và có hiệu ứng CSE mạnh, ví dụ như những chiếc cánh của bọ cánh cứng để nâng vật thể bay lên và khiến nó di chuyển nhờ việc phối hợp và điều khiển các vật liệu này. Các tấm vật liệu CSE này được gắn phía trên các dải quạt bằng kim loại nhằm bảo vệ chúng khỏi tác động của ngoại lực khi hạ cánh. [2]
Chuyến bay thử đầu tiên
Chuyến bay đầu tiên với chiếc bục được Grebennikov ông được thực hiện vào ngày 17/3/1990. Kể lại về chuyến bay đầu tiên của mình, Grebennikov viết:
“Tôi đã thực hiện chuyến bay đầu tiên, rất không thành công và cực kỳ nguy hiểm vào đêm 17 tháng 3 năm 1990. Tôi không đủ kiên nhẫn để chờ đến mùa ấm áp và lười đi đến một khu vực vắng vẻ. Tôi đã biết rằng đêm là thời gian nguy hiểm nhất cho loại công việc này.
Tôi đã gặp xui xẻo ngay từ đầu: các khối bảng [vật liệu CSE] của phần bên phải của bục gỗ kỳ bị kẹt theo chu kỳ. Tôi đã nên khắc phục vấn đề ngay lập tức [trước khi bay thử], nhưng thờ ơ với việc này. Tôi cất cánh ngay giữa khuôn viên Học viện Nông nghiệp, lầm tưởng rằng vào lúc 1 giờ sáng, mọi người đã ngủ, và không ai thấy tôi.
Việc cất cánh đã diễn ra tốt đẹp, nhưng trong vài giây, khi các cửa sổ sáng của các tòa nhà chìm xuống dưới tôi, tôi cảm thấy chóng mặt. Lẽ ra tôi phải hạ cánh ngay lúc đó nhưng vẫn ở trên không, điều đó là sai bởi vì một lực mạnh đã cướp đi sự kiểm soát của tôi đối với chuyển động và trọng lượng, và nó kéo tôi đi về hướng thành phố.
…Chỉ ở lần thử thứ tư, tôi mới thành công trong việc ngăn chặn chuyển động theo chiều ngang, tại thời điểm đó, cái bục của tôi đang treo lơ lửng trên Zatulinka, khu công nghiệp của thành phố. Những ống khói tiếp tục âm thầm bốc khói ngay bên dưới tôi.
[Ngày hôm sau] TV và báo chí đồng loạt đưa tin. Tiêu đề hàng đầu là: “UFO trên Zatulinka” và “Lại là Người ngoài hành tinh?”. Có nghĩa là chuyến bay của tôi đã bị phát hiện. Nhưng họ đã nhìn thấy gì! Một số người nhìn thấy “hiện tượng” những quả cầu hoặc đĩa phát sáng – nhiều người thực sự nhìn thấy không phải một mà là hai quả cầu! Những người khác tuyên bố họ đã nhìn thấy một “chiếc đĩa thực sự” với các cửa sổ và tia sáng.” [1]
Trải nghiệm kỳ lạ về không-thời gian trên vật thể bay
Trong chương 5 cuốn sách “Thế giới của tôi”, Grebennikov cho biết vật thể bay của ông có tốc độ khá cao, khoảng từ 1.200 đến 2.500km/h. Tuy nhiên khác với các máy bay bình thường, vật thể bay của ông không tạo ra ma sát không khí, không tạo ra tiếng động.
Người ở dưới hoặc người ở xung quanh có thể chỉ nhìn thấy một quả cầu ánh sáng hoặc một chiếc đĩa, hoặc một đám mây có hình thù góc cạnh sắc nhọn di chuyển không theo quỹ đạo của đám mây bình thường. Có người còn nhìn thấy một hình vuông phẳng, trong suốt, có kích thước khoảng một hecta. Dường như cái bục biết bay đã mở rộng trường quang học của nó.
Lý giải về hiện tượng này, Grebennikov cho biết:
“Tốc độ của chuyến bay của tôi khá cao, nhưng không có gió trong tai tôi – trường lực của chiếc bục đã “tạo thành” (carved out) từ không gian một cột vô hình hướng lên trên, cắt cái bục khỏi lực hấp dẫn của trái đất. Nhưng nó giữ lại tôi và không khí bên trong cột một cách nguyên vẹn. Tôi nghĩ rằng trong suốt chuyến bay của tôi, không gian như được mở ra, và đằng sau tôi nó lại đóng lại.
Đây có thể là lý do khiến cho thiết bị và người điều khiển thiết bị tàng hình hoặc có hình ảnh bị bóp méo, như chuyến bay của tôi qua vùng ngoại ô Zatulinka của thành phố Novosibirsk.”
Grebennikov cho biết, khi ông bay một số hiện tượng “ma quái” sẽ xảy ra trong bán kính vài chục mét: chuyển động không giải thích được của các vật dụng trong gia đình, tắt hoặc bật các thiết bị điện gia dụng và thậm chí là hỏa hoạn. [1]
Trong các chuyến bay, Grebennikov phát hiện thấy máy ảnh trục trặc: màn trập không đóng và các cuộn phim đã chụp bị cháy sáng. Ngoài ra đồng hồ, thậm chí cả lịch trên đồng hồ của ông gặp rắc rối: chúng trôi chậm hơn một cách đồng bộ với nhau. Đôi lúc ông sẽ thấy chúng chậm hơn hai tuần so với thời gian hiện tại. Nhưng sau khi ông kết thúc chuyến tham quan, chúng lại bắt đầu quay lại chính xác. [1]
Grebennikov cho biết, trong nhiều chuyến bay thăm các khu bảo tồn côn trùng, ông đã lấy các mẫu côn trùng, cho vào ống nghiệm và mang về nhưng hầu hết trong các chuyến đi, khi ông về đến nhà thì các côn trùng đều biến mất không dấu vết khỏi ống nghiệm hoặc các vật chứa.
Một lần ống nghiệm trong túi quần của ông bị nghiền nát thành các mảnh nhỏ. Một lần khác, một ống nghiệm xuất hiện một lỗ thủng hình bầu dục với các cạnh màu nâu giống như chất kitin. Nhiều lúc ông cảm thấy thấy bỏng rát hoặc có một cú sốc điện trong túi quần mình – có lẽ tại thời điểm những côn trùng mất tích. [1]
Một lần ông phát hiện thấy một côn trùng xuất hiện trong ống nghiệm. Nhưng đó không phải là con tò vò đã trưởng thành [như khi ông bắt nó] mà nó vẫn là một con nhộng – giai đoạn trước khi nở thành tò vò. Con côn trùng này cũng chết sau đó 1 tuần. [1]
Grebennikov cho biết lý do tại sao ông cố tránh xa mọi người trong suốt các hành trình bay bằng vật thể bay của mình: “nếu thời gian có liên quan đến trọng lực, có lẽ tôi đã có thể vô tình phá mối quan hệ nhân quả và ai đó có thể bị tổn thương khi tôi gặp họ.” [1]
Ông nhận định: “không có lời giải thích cho tất cả những điều này, nhưng dường như những hiện tượng này là hậu quả của sự gián đoạn thời gian, một điều phức tạp và nguy hiểm. Không được bỏ một mảnh, hạt nhỏ nhất, dù nhỏ nhất trong suốt chuyến bay hoặc trong khu vực hạ cánh.” [1] Một câu chuyện trinh thám
Năm 1992, trên tờ báo Molodost Siberi, bản thảo đầu tiên của cuốn sách “Thế giới của tôi – My world” lần đầu được được công bố cùng với những bức ảnh Grebennikov bay trên chiếc bục. Một bài báo với các bức ảnh cũng được công bố trên tạp chí Tehnika Molodezh (Kỹ thuật Trẻ) năm 1993. [2]
Bài báo ở tạp chí Tehnika Molodezh cho biết cuốn sách “Thế giới của tôi” sẽ bao gồm 500 trang và 400 bức ảnh màu, nó cũng cho biết nguyên lý của thiết bị bay, kích thước và vỏ ngoài của thiết bị bay cũng sẽ được công bố. Grebennikov sẽ mô tả hoàn toàn phát minh của mình. [2]
Nhưng dường như có một thế lực nào đó không cho phép Grebennikov thực hiện, ông được cho biết rằng những thông tin đó bị cấm công bố. Grebennikov đã phải viết lại toàn bộ cuốn sách của mình. Kết quả là cuốn sách “Thế giới của tôi” được phát hành chính thức chỉ có 300 trang và có rất nhiều hình ảnh về những con côn trùng vốn không thực sự phù hợp ở cuối chương 5. [2]
Mặc dù Grebennikov không thể mô tả chi tiết về phát minh của mình trong cuốn sách, ông đã cố gắng nói với độc giả những điều cơ bản về phát minh của mình với hy vọng rằng dựa trên những thông tin đó, người ta có thể tái tạo lại phát minh của ông.
Cũng trong bài báo đăng trên tạp chí Kỹ thuật Trẻ, tác giả bài viết cho biết Grebennikov đã trình diễn việc bay trên chiếc bục của mình trong một bảo tàng thuộc viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Hóa học Nông nghiệp Siberia TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN CỦA RẤT NHIỀU NGƯỜI.
Rất có thể 3 bức ảnh, trong đó 1 cái mô tả cảnh Grebennikov đứng trên chiếc bục và và bức thứ 2 được cho là ông đang bay lên nhờ có bóng của chiếc bục được chụp bởi nhà nhiếp ảnh người Nga M. Doval tại thành phố Novosibirsk đã được chụp trong sự kiện đó. Rất có thể người ta không muốn có các bức ảnh này trong cuốn sách của ông, nhưng do nó đã được công bố trên tạp chí và việc ông bay lên được cùng chiếc bục đã được nhiều người nhìn thấy nên người ta phải đồng ý cho ông đăng chúng trong cuốn sách của mình. [2]
Vật thể bay được trưng bày tại Bảo tàng Nông học và Bảo vệ Môi trường gần thành phố Novosibirsk do Grebennikov sáng lập chỉ là bản sao vật thể ban đầu do chính ông thực hiện. Bản thân vật thể ban đầu cũng biến mất khi ông mất năm 2001, còn bản sao tại bảo tàng thì cũng chỉ còn chiếc cột và tay điều khiển, phần bục gỗ chứa đựng các vật liệu có thể nâng vật thể lên cũng đã biến mất. [2] Kiểm chứng của giới khoa học về phát minh của Grebennikov
Những phát hiện của Grebennikov vẫn gây tranh cãi lớn cho đến hôm nay. Rất nhiều người cho rằng phát minh của Grebennikov chỉ là trí tưởng tượng, đồng thời có rất nhiều người ham mê sáng tạo và có tư tưởng cởi mở đang nỗ lực chứng minh ông đúng và tái tạo lại phát minh của ông.
Về Hiệu ứng Cấu trúc Hang (CSE), hiện có nhiều người kiểm chứng rằng phát hiện của ông là đúng.
Về hiện tượng các tấm cánh bằng kitin của bọ cánh cứng có thể đẩy nhau, thậm chí là treo lơ lửng trên nhau, được Grebennikov cho là hiệu ứng phản trọng lực, nhiều người đã thử nghiệm và cho kết quả tương tự như các video clip dưới đây:
Những tấm cánh của bọ cánh cứng có thể khiến cho kim la bàn xoay tít, điều này chứng tỏ chúng tạo ra những trường đặc biệt. Kiểm chứng của 2 người:
Kén của bọ cánh cứng có thể tự động nhảy lên và di chuyển:
Thậm chí, một nhóm các nhà khoa học ở Đại học Moscow đã dựa trên ý tưởng của Grebennikov để sáng tạo ra một chiếc bục biết bay khác dựa trên nguyên lý của cuộn dây Tesla. [3]
Đánh giá về con người và những công trình của Viktor Stepanovich Grebennikov, Yuri N. Cherednichenko, Nhà nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm Sinh lý học, Viện Sinh lý học và Sinh thái học, Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Nga cho biết:
“Nhiều độc giả có thể cảm thấy cuốn sách [Thế giới của tôi ] không gì khác hơn là một bản tóm tắt phổ biến về kinh nghiệm 60 năm của nhà côn trùng học về các quan sát khoa học, được bổ sung một số yếu tố của khoa học viễn tưởng. Nhưng một kết luận như vậy sẽ là sai lầm sâu sắc. Là bạn của Viktor Stepanovich, và là người có kiến thức sâu sắc về công việc của ông ấy – nhà của chúng tôi chỉ cách nhau 10km – tôi có thể khẳng định tôi chưa bao giờ gặp một nhà khoa học thực nghiệm cẩn thận, có lương tâm và tài năng [như ông].
Grebennikov cũng được biết đến rộng rãi trong giới khoa học ngầm – tức nhánh khoa học tiên tiến của Nga liên tục bị đàn áp bởi các tổ chức khoa học dòng chính… Rất dễ mất việc tại một phòng thí nghiệm nếu người ta chỉ cần xuất bản một bài báo về, ví dụ, ý nghĩa tiến hóa của các cơ chế chống lại lực hấp dẫn ở côn trùng.
Nhưng tôi tin rằng những khám phá như vậy [của Grebennikov] sẽ không bị chôn vùi trong các bản thảo chỉ vì chủ nghĩa thực dụng vẫn thống trị khoa học… Một đức tin cuồng tín và tôn thờ thần tượng [đã] đưa khoa học hàn lâm đương đại của chúng ta trở thành tôn giáo ngoại lai. Nhưng một sự phát triển hài hòa sẽ không thể thực hiện được nếu không phá vỡ những định kiến và kinh nghiệm cũ trong quá trình làm chủ kiến thức.”
>> Treo lượng tử – công nghệ bay đột phá cho tương lai
Thiện Tâm tổng hợp
Tài liệu tham khảo:
[1] Chương 5, Thế giới của tôi – My World, Viktor Stepanovich Grebennikov, Tiếng Anh và Tiếng Nga
[2] An anti gravity platform of vs grebennikov | Dariel Gomez Alcazar Gomez
The post Chiếc bục bay – vật thể bay phản trọng lực của nhà khoa học Nga appeared first on Trí Thức VN.
2020-05-20 23:52:02
Nguồn: https://trithucvn.net/khoa-hoc/chiec-buc-bay-vat-the-bay-phan-trong-luc-cua-nha-khoa-hoc-nga.html