ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao cùng người không cùng mệnh? ‘Định Mệnh Lục’ tiết lộ bí mật
Thursday, May 21, 2020 2:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người sống trên đời, thành hay bại, vinh hay nhục, phú quý hay cơ hàn… hết thảy đều đã có an bài trong số mệnh.

Sách Minh Tâm Bảo Giám có bài thơ rằng:

“Hành tàng hư thực tự gia tri
Họa phúc nhân do canh vấn thùy?
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Chích tranh lai tảo dữ lai trì”

Diễn nghĩa:

Việc làm minh bạch hay mờ ám, hư thực tự mình biết. 
Họa phước từ đấy mà ra, liệu còn phải hỏi ai?
Thiện ác cuối cùng rồi cũng có báo ứng,
Chỉ là đến sớm hay đến muộn mà thôi.

Có ý kiến rằng, con người ta sinh ra là bình đẳng, xuất phát điểm ai ai cũng như nhau, tương lai đi về đâu là do nỗ lực của mỗi người. Nhưng kỳ thực, phúc lộc thọ mệnh đều đã được định sẵn. Hãy cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu những câu chuyện minh chứng cho điều này. 

Thôi Nguyên Tông: Mệnh số phải lưu vong

Sách Định Mệnh Lục kể rằng, khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, Thôi Nguyên Tông được đảm nhiệm chức tể tướng. Lệnh sử Hề Tam Nhi từng nói với ông: “60 ngày tới đây ông sẽ bị lưu đày tới Nam Hải, trong 6 năm này có ba lần lẽ ra phải chết nhưng cuối cùng đều không chết. Từ đó, chức vị của ông sẽ thay đổi, nhưng cuối cùng vẫn được phục hồi nguyên chức. Tuổi thọ của ông là 100, cuối cùng bị đói mà qua đời”.

Quả nhiên trong vòng 60 ngày sau đó Thôi Nguyên Tông bị kết án và lưu đày tới Nam Hải. Mấy năm sau, ông bị kiết lỵ ròng rã nửa năm trời, cuối cùng vẫn bình an qua thời khắc nguy nan nhất. Sau đó ông may mắn được ân xá và có cơ hội về kinh thành. 

Trên đường hồi kinh, con thuyền của Thôi Nguyên Tông gặp sóng to gió lớn, thuyền bị nhấn chìm khiến tất cả hành khách tử vong, duy chỉ có ông may mắn bám vào tấm ván gỗ lênh đênh theo con sóng, trôi dạt vào bụi lau sậy trên một hòn đảo nhỏ. Trên tấm gỗ có chiếc đinh lớn, chiếc đinh đâm vào da thịt khiến ông đau đớn rên rỉ suốt ngày đêm. 

Không lâu sau có một chiếc thuyền đi ngang qua đó, nghe thấy tiếng kêu nên đã cứu ông lên thuyền. Người chủ thuyền giúp ông nhổ đinh, cầm máu, chăm sóc cho đến khi ông hoàn toàn tỉnh lại. Một ngày nọ, có vị quan mặc áo bào màu xanh biếc bước lên thuyền, nhận ra cựu tể tướng Thôi Nguyên Tông nên đã tới bắt chuyện rồi hỏi han, sau đó vị quan còn chu cấp lương thực giúp ông an toàn trở về kinh thành. 

Sáu năm sau, Tuyển Tào Ti trình tấu lên Võ Tắc Thiên giúp Thôi Nguyên Tông phục hồi quan chức. Thôi Nguyên Tông mặc chiếc áo màu xanh biếc vào diện kiến nữ hoàng, Võ Tắc Thiên nhận ra đây là người mình từng hỏi chuyện, bèn hỏi ông làm tới chức vị gì. Sau khi nghe rõ sự tình, nữ hoàng hạ chiếu cho Lại bộ để ông nhận chức xích úy, sau lại đặc biệt sắc phong chức ngự sử. Đến thời Trung Tông, ông lần lượt làm thượng thư tả thừa và thứ sử Bồ Châu. 

Đến khi trăm tuổi lâm chung, con cháu ông đều đã qua đời, chỉ còn ông bệnh nặng nằm trên giường. Ông gọi người hầu mang cháo tới, nhưng ai cũng nghĩ ông tuổi cao sức yếu nên bỏ mặc ông một mình. Thôi Nguyên Tông mệt mỏi không còn chút sức lực, không ăn không uống suốt mấy ngày rồi qua đời.  

Có người cho rằng gặp được thời cơ sẽ có thể làm quan. Trên thực tế, thời cơ đến hay không là phụ thuộc vào việc trong mệnh có hay không, nếu không thì cho dù hoàng đế muốn nâng đỡ phong quan cũng không thể làm được. 

Vương Hiển và Vương Vô Ngại: Không có mệnh làm quan 

Theo Thái Bình Quảng Ký, Vương Hiển có mối giao hảo với Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân từ khi còn thơ ấu. Khi chưa hiển vinh, Lý Thế Dân thường đùa với Vương Hiển rằng: “Ông đến già cũng không biết làm kén”, ý nói ông không thể xuất sĩ làm quan. Sau khi hoàng đế căng cơ lên ngôi, một ngày nọ Vương Hiển tới bái kiến và thưa rằng: “Tâu hoàng thượng, bây giờ thần có thể làm kén không?”. Vua Đường mỉm cười nói với ông: “Không biết có thể được hay không”, rồi cho triệu kiến ba người con trai của Vương Hiển và ban chức quan ngũ phẩm. 

Đường quan lộ của Vương Hiển vốn không suôn sẻ nên ông muốn thỉnh cầu hoàng đế phong chức cho mình. Vua Đường Thái Tông nói: “Là vì ông không có quý tướng, chứ ta nào có tiếc gì ông đâu”. Vương Hiển nghe vậy bèn tâu: “Thưa hoàng thượng, cho dù buổi sáng làm quan buổi chiều phải chết thì thần cũng thỏa mãn rồi”. Phòng Huyền Linh là người hầu cận bên cạnh Đường Thái Tông đã nói: “Tâu bệ hạ, dù sao ngài và ông ấy cũng có mối giao tình từ xa xưa, tại sao không thử cho ông ấy làm quan xem sao?’. Vua Đường đồng ý và ban cho Vương Hiển chức tam phẩm, lại ban tặng “tử bảo kim đai” cho ông. Thật không ngờ, vào đúng ngày được phong chức Vương Hiển bất đắc kỳ tử mà qua đời.


Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân (ảnh: Wikipedia).

Có thể thấy, thời cơ và hoàn cảnh đều thuận lợi, nhưng vì trong mệnh không có nên cũng không thể cưỡng cầu, hễ cưỡng cầu thì liền mất đi sinh mệnh. 

Một người khác cũng có tình thâm giao với Đường Thái Tông là Vương Vô Ngại. Vương Vô Ngại thường hay đánh bạc, thích nuôi diều hâu và chim ưng. Đường Thái Tông thời còn chưa đăng cơ từng cá cược với Vương Vô Ngại. Sau này khi Thái Tông lên ngôi hoàng đế, Vương Vô Ngại lo sợ hoàng đế nhớ tới lần cá cược kia, nên lui về sống ẩn mình.

Đường Thái Tông lệnh cho sai dịch mang một con diều hâu ra chợ bán, từ đó tìm được Vương Vô Ngại. Đường Thái Tông triệu ông tới hoàng cung rồi trọng thưởng bằng cách: Để Vương Vô Ngại tới cổng Xuân Minh đợi xe ở các châu đi tới, những đồ vật trên xe đều thuộc về ông.

Vương Vô Ngại ngồi ở cổng Xuân Minh ba ngày, nhưng vì cầu sông Bá hư hỏng nặng nên chỉ nhận được ba xe cây gai mà không được bất cứ thứ gì khác. Đường Thái Tông biết Vương Vô Ngại bạc mệnh, nên không ban thưởng thêm bất cứ thứ gì nữa.

Vương Vô

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.