ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sau việc xảy ra ở thượng nguồn Tam Hiệp, chuyên gia cảnh báo ‘thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi’?
Saturday, June 20, 2020 5:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong khi truyền thông Trung Quốc câm lặng một cách khó hiểu, người dân nín thở hướng về Tam Hiệp, nhiều chuyên gia cảnh báo hậu quả có thể rất tang thương.

Đầu giờ chiều ngày 17/6, thượng nguồn của đập Tam Hiệp đã xảy ra sụt lở đất đá và trạm phát điện ở huyện Đan Ba, Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên đã bị cuốn trôi. Điều này khiến sự kiện đập Tam Hiệp từng bị dự báo là sẽ vỡ vào năm ngoái, một lần nữa được khơi lên. Tiến sĩ Hoàng Tiểu Khôn thuộc Viện Khoa học Xây dựng Trung Quốc, cũng đưa ra lời cảnh báo trong nhóm bạn trên WeChat rằng “tiếp theo, cả thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi”.

Theo truyền thông Trung Quốc, kể từ tháng 6 năm nay, mưa lớn thường xuyên xuất hiện ở miền Nam, trong khi miền Bắc lại xảy ra tình trạng hấp hơi do nhiệt độ cao. Trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao Mall, doanh số bán đồ và kem chống nắng tăng mạnh.

Từ đầu tháng 6, nhiều tỉnh ở miền nam Trung Quốc đã xảy ra mưa lớn. Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, 24 tỉnh và thành phố ở Hoa Nam và Hoa Trung với 8,52 triệu dân đã bị ảnh hưởng. Bắt đầu từ ngày 16/6, một phần của miền Tây Nam Trung Quốc, Hoa Nam, Hoa Trung đã bắt đầu xảy ra mưa lớn liên tục trong 24 giờ. Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa, Tứ Xuyên có lượng mưa tích lũy tối đa lên tới 50 milimet, một số khu vực có mưa đá với đường kính lên tới 10 milimet. Thôn Mai Long Câu ở huyện Đan Ba, châu tự trị Cam Tư phát sinh sụt lở đất đá.

Tại Tứ Xuyên, lượng nước mưa có lúc lên tới 10.000 mét khối đã dẫn đến trận lụt vào ngày 17/6, khiến nhà máy điện Mai Long bị cuốn trôi. Theo dự tính, mưa lớn ở một số khu vực của Tứ Xuyên ​​sẽ còn kéo dài đến ngày 23/6.

Video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy cơn lũ quét khổng lồ chảy ào ào từ thượng nguồn xuống, khiến một số ngôi làng biến mất trong chốc lát. Từ đỉnh núi đất đá sụt lở xuống, chôn vùi nhiều ngôi làng. Hiện, vẫn chưa biết có bao nhiêu dân làng bị nạn trong lúc đang ngủ.

Dương Hoa, một người dân ở thôn Mai Long Câu, nói rằng trận lở đất xảy ra lúc 3-4h sáng. Anh đã được dân làng đánh thức trong khi đang ngủ và nhanh chóng rời đi, sau đó đất đá trôi xuống bao phủ cả ngôi làng.

Có cư dân mạng chia sẻ video nói rằng thượng nguồn Tam Hiệp xảy ra lũ lụt, một hồ chứa nước đã bị vỡ, đập Tam Hiệp nguy rồi! Sau khi hồ chứa Đan Ba ở Tứ Xuyên sụp đổ, toàn bộ ngôi làng đã bị phá hủy.

Trung Quốc có thể có trận lụt lớn nhất kể từ năm 1949

Mới đây, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã cảnh báo rằng tính từ đầu năm tới nay, lượng mưa tích lũy ở Trung Quốc đã cao hơn 6% so với các năm trước. Sông Tiền Đường của Chiết Giang, hồ Bà Dương và Tương Giang trong lưu vực sông Dương Tử cùng 148 nhánh sông khác có mực nước vượt quá mức báo động, một số dòng sông xuất hiện lũ lụt kỷ lục trong lịch sử, “tình hình kiểm soát lũ là rất nghiêm trọng”.

Thứ trưởng Bộ thủy lợi Trung Quốc, Diệp Kiến Xuân cho rằng năm nay cần tập trung vào “ba rủi ro lớn” là: lũ lụt tràn lan, tai nạn hồ chứa và lũ quét từ trên núi. Hiện tại, các công trình chống lũ của Trung Quốc có thể đối mặt được với trận lụt lớn nhất từ năm 1949, nhưng lũ liên tiếp xảy ra có thể vượt quá khả năng phòng thủ hiện nay.

Lời tuyên bố này được hiểu là trận lụt lớn nhất kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền có thể xảy ra trong năm nay. Giới phân tích cũng lo ngại về việc đập Tam Hiệp vốn nhiều lần đã được đưa tin có biến dạng nhưng bị ĐCSTQ bác bỏ, liệu nó có thể chịu được tác động của trận lụt này hay không.

Thành phố Nghi Xương có thể sẽ biến mất

Tháng 7 năm 2019, sự biến dạng nghiêm trọng của đập Tam Hiệp đã khiến quốc tế phải chú ý. Quản lý đập Tam Hiệp cũng đã công bố bài viết thừa nhận rằng đập đã có biến dạng, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng đây là một sự dịch chuyển đàn hồi trong phạm vi cho phép.

Từ khi công trình Tam Hiệp khởi công tới nay, vẫn luôn có những tranh cãi về các vấn đề chất lượng, an toàn và tác động tới môi trường. Đặc biệt, cựu thư ký của Mao Trạch Đông, Lý Nhuệ và chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đã nhiều lần kiến ​​nghị ngăn chính quyền không nên thúc đẩy công trình Tam Hiệp. Ông Hoàng Vạn Lý cũng đã từng đưa ra 12 dự đoán về đập Tam Hiệp, bao gồm: (1) Sự sụp đổ của kè chính ở hạ lưu sông Dương Tử; (2) Vận chuyển tàu thuyền tắc nghẽn; (3) Vấn đề di dân; (4) Vấn đề phù sa; (5) Giảm chất lượng nước; (6) Năng suất sản xuất điện không cao; (7) Khí hậu bất thường; (8) Thường xảy ra địa chấn; (9) Bệnh sán máng lây lan; (10) Suy thoái hệ sinh thái; (11) Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; (12) Đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ buộc phải bị nổ tung. Ngoại trừ việc con đập cuối cùng bị buộc phải nổ tung, tất cả 11 dự đoán trên đều đã ứng nghiệm

Những trận mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận đối với vấn đề đập Tam Hiệp. Nhận định “Sau đó thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi” đang lan truyền trên mạng xã hội. Theo thông tin công khai, ông Hoàng Tiểu Khôn có nhiều danh hiệu như “Kỹ sư về kết cấu hạng nhất quốc gia”, “Giáo viên hướng dẫn tiến sĩ nghiên cứu xây dựng Trung Quốc”, “Kỹ sư trưởng của công ty Jianyan Technology”. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ chính xác liệu thông tin từ nhóm bạn bè trên WeChat có phải là đúng của ông Hoàng Tiểu Khôn hay không.

Chuyên gia giải thích đập không thể đàn hồi

Sau vụ việc hình ảnh biến dạng của Tam Hiệp khiến ĐCSTQ phải tuyên bố con đập dịch chuyển trong giới hạn đàn hồi cho phép, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc cho biết đập Tam Hiệp không phải là dịch chuyển đàn hồi vì nó không phải là nhất thể, và ông nói rằng không cần nhìn vào các bức ảnh cũng biết đập Tam Hiệp bị biến dạng.

Ông Vương chỉ ra rằng đập Tam Hiệp bao gồm hàng chục đập bê tông độc lập tạo thành, mỗi đập được đặt trên nền đá, giữa đập và nền đá là không có gắn kết. Do áp lực và nhiệt độ của nước, đập sẽ phát sinh biến dạng và dịch chuyển khác nhau. “Nghĩa là con đập đang di chuyển, và thiết kế này làm cho đập Tam Hiệp rất mong manh”.

Lúc đó, ông cảnh báo rằng các bức ảnh cho thấy con đập di chuyển không đều, do đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho con đập trong tương lai. Một khi Tam Hiệp bị sập, hàng trăm ngàn người dân của thành phố Nghi Xương sẽ biến mất.

Cô Hoàng Tiêu Lộ, con gái của chuyên gia kỹ thuật thủy lợi Hoàng Vạn Lý – người đã viết thư phản đối việc xây dựng đập Tam Hiệp, là người đứng đầu của Quỹ nghiên cứu Hoàng Vạn Lý, cũng nói về tài liệu phản đối xây dựng đập Tam Hiệp và 6 lá thư cha cô gửi lên lãnh đạo Trung Quốc.

Theo ông Hoàng Vạn Lý, đây không phải là vấn đề liên quan tới khả năng tài chính quốc gia, vấn đề cấp thiết ‘không sớm thì muộn’, hay môi trường sinh thái, hiệu quả chống lũ lụt, quốc phòng… mà chủ yếu là “các điều kiện khách quan liên quan tới giá trị kinh tế và các vấn đề xảy ra đối với lòng sông trong hoàn cảnh địa lý tự nhiên, không cho phép một tổ chức chính phủ tôn trọng khoa học và dân chủ lại xây một công trình gây hại cho đất nước và người dân”. Nếu nó được xây dựng, cuối cùng nó sẽ bị nổ tung. Vào thời điểm đó, Viện Thủy lợi học Hoa Đông Trung Quốc, nay là Đại học Hàng Hải cũng đã xuất bản nhiều tài liệu có cùng quan điểm này.

Cô Hoàng Tiêu Lộ nói thêm về bài viết lúc còn sống của ông mang tên “Tôi biết quá trình lắp đặt đập Tam Hiệp”. Trong bài viết có đề cập rằng gần đây trên thế giới có hai cuộc hội thảo về các con đập trên thế giới, và một hội thảo đã liệt kê 10 con đập nguy hiểm nhất thế giới, trong đó Tam Hiệp đứng đầu tiên. Chúng ta cần cho cư dân sống ở khu vực hồ chứa và hạ lưu đập biết rằng mối nguy hiểm của đập Tam Hiệp đã tồn tại từ ngày xây dựng, và có thể trở thành hiện thực bất cứ lúc nào. Có thể có tới 600 triệu người sẽ bị ảnh hưởng, đây là một trong những khu vực phát triển nhất ở Trung Quốc.

Tỷ phú người Trung Quốc hiện sống ở Hoa Kỳ Quách Văn Quý gần đây cũng đã đưa ra cảnh báo về đập Tam Hiệp: “Đập Tam Hiệp, năm ngoái đã nói có người nhắc tới, năm nay người ta cũng nói về nó, theo thông tin nội bộ của chúng tôi, xác thực có người đã lấy cái chết can gián Trung ương, chỉ ra rằng việc đập Tam Hiệp xảy ra sự cố chỉ là sớm muộn. Một khi tai nạn xảy ra, một phần tư Trung Quốc sẽ bị san thành bình địa”.

Tỷ phú Quách cho biết một nguồn tin từ Viện hàn lâm Khoa học Xã hội đã sử dụng phép so sánh để mô tả mức độ nguy hiểm của đập Tam Hiệp như sau: “Dùng một chiếc chăn bông để chặn dòng lũ xiết”; “Sau khi chăn đã thấm ướt hết, một khi nước ào ra, căn bản không thể khống chế. Đây là hoàn toàn trái với tự nhiên. Sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào”.

Theo Soundofhope
Phụng Minh biên tập

The post Sau việc xảy ra ở thượng nguồn Tam Hiệp, chuyên gia cảnh báo ‘thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi’? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.