ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mũ ni che tai, thí chủ, ngộ tính và vô thường… có ý nghĩa thực sự ra sao?
Friday, June 12, 2020 22:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chuyên mục “Chữ và Nghĩa” chủ trương trả lại ý nghĩa đích thực, nghĩa gốc của những từ ngữ mà chúng ta đang dùng trong đời sống hiện đại. Nếu chúng ta hiểu không đúng nghĩa của từ, chúng ta sẽ không thể hiểu được lời nói của ông cha, cũng không đọc được sách vở chính thống, chính là tự cắt đi sự liên hệ với quá khứ. Do vậy, chúng tôi xin giúp độc giả phạt cỏ dọn cành ngõ hầu phát quang lối cũ về với người xưa. Và cũng nhân đó giúp cho độc giả có được dăm ba phút giải trí nhẹ nhàng.

Có chuyện kể rằng…

Tâm Cầu là một chàng trai mới ngoài đôi mươi. Cậu vừa ra khỏi cơ quan trong ngày làm việc cuối cùng sau sự cố 1 tuần trước. Lúc này cậu đang thất thểu lê bước trên con đường ngoại ô buổi trưa vắng.

Nhớ lại hôm ấy, bất mãn vì cách điều hành quan liêu của trưởng phòng mới, cậu vung tay chỉ mặt anh ta mà mắng mỏ: “Anh chỉ là một kẻ con ông cháu cha bất tài!”. Gần 3 năm làm việc miệt mài, cống hiến không nghỉ cho cơ quan và nhận lại bao lời khen ngợi, cậu những tưởng sẽ được đề bạt xứng đáng. Nào ngờ, kẻ thiếu năng lực nhất cùng phòng lại được đưa vào vị trí trưởng phòng còn trống chỉ vì hắn là con của ngài giám đốc. Ai cũng bảo chỉ có Tâm Cầu xứng đáng với vị trí ấy. Vậy mà…

Chiều qua, cậu cũng mới chia tay người bạn gái, kết thúc mối tình 5 năm từ khi cả hai còn học chung trường đại học. Cô bạn cau mày mím môi không nói gì nhiều, chỉ nói rằng cả hai không hợp và dứt khoát chia tay. Nhưng cậu biết, lý do thực sự là vì cô ấy cảm thấy tương lai bấp bênh khi gắn bó với cậu, một anh chàng kém may mắn. Thêm nữa, cậu cũng không biết cách chiều chuộng. Mà con gái có thì. Cậu cũng tỏ ra ngang tàng không thèm níu kéo, nhưng trong lòng cậu có cái gì vỡ ra, và thình lình trái tim như chìm xuống trong bùn.

Giữa trưa mà mây ùn ùn, trời xám xịt. Tâm Cầu miên man trong suy tư nặng nhọc, chân bước thấp bước cao. Cậu chẳng biết bước chân dẫn mình về đâu. Bỗng cậu sực tỉnh thấy mình đang đứng ở lối vào một ngôi cổ tự. Ngôi chùa thật sạch sẽ, nhưng chẳng thấy bóng người qua lại, chẳng thấy khói hương mù mịt. Chỉ có sân chùa tịch mịch vắng lặng, nghe được cả tiếng lá đa rơi sẽ sàng trên nền sân gạch. Tuy vậy, hình như không khí nơi đây có gì đó an hòa dễ chịu, tâm sự giăng giăng của chàng trai bỗng trùng xuống, vơi nhẹ.

“Mình đã bao lâu không vào chùa rồi nhỉ? Ừ, lúc này vào chùa cũng hay”. Tâm Cầu quyết định đi thẳng vào gian giữa mà cậu nghĩ là chính điện. Ngồi ở đó lạy Phật, biết đâu cậu sẽ cầu được ước thấy, tình yêu và công việc sẽ quay trở lại.


Ảnh minh họa: Flickr.

Trước điện thờ Tam Bảo là một nhà sư già cả đầu đội mũ vải kéo xuống quá tai đang chăm chú đọc cuốn sách gì đó đã ngả vàng và quăn cả mép. Chắc là Kinh Phật.

–  Thầy gì ơi…

Im lặng.

– Chào thầy!

Nhà sư già như sực tỉnh, đầu ngẩng lên:

– Không dám, chào thí chủ.

Tâm Cầu cảm thấy hơi buồn cười. Giờ này vẫn có người gọi là thí chủ. Cái tính thích cãi bướng lại nổi lên.

– Thầy ơi, bây giờ còn ai gọi là thí chủ? Chẳng lẽ các thầy vẫn nhận bố thí à?

– Vâng, bần tăng ở đây cũng tự trồng cấy nuôi thân. Nhưng không từ chối bố thí. Thí chủ cũng biết, xưa Đức Phật Thích Ca dẫn đệ tử đi hóa duyên và nhận lại bố thí đồ ăn của người đời. Nên gọi người bố thí là thí chủ.

– Vậy à. Con thấy bây giờ ở nhiều chùa, các thầy giàu lắm, không nhận bố thí đâu. Cũng không xưng là bần tăng, vì họ có nghèo đâu. Họ làm rất nhiều dịch vụ: dâng sao giải hạn, trừ tà đuổi vong, cầu tài cầu lộc giúp thân chủ… Những chỗ ấy, người ra người vào tấp nập, có mấy chùa như chùa ta đâu thầy.

– Thế ạ. Tôi ở đây chỉ chăm chỉ học Kinh Phật. Thí chủ nào muốn trao đổi về Phật lý, hay muốn tâm an tịnh hơn thì tôi sẵn sàng giúp cho một vài ý kiến. Có bố thí hay không cũng không sao ạ.

Thái độ từ tâm của nhà sư làm Tâm Cầu cảm thấy ấm áp, lòng cũng yên ả một chút, tạm quên đi nỗi dằn vặt trong tâm. Lòng kính trọng đối với nhà sư cũng tăng lên mấy phần. Nhưng cậu vẫn hỏi:

– Thưa thầy, lúc con vào thấy thầy đội mũ kín cả tai. Nói vô phép thầy, con lại nghĩ đến câu: “Mũ ni che tai”?

– Không biết thí chủ nghĩ thế nào về câu nói ấy?

– Theo con hiểu, ý câu ấy là để chỉ  “thái độ bàng quan, tiêu cực, trốn tránh sự đời, thủ tiêu đấu tranh”. Những người đời cầu an, dĩ hòa vi quý, thậm chí hèn nhát không dám đấu tranh hay bị gọi là “mũ ni che tai”.

– Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thành ngữ ấy là từ điển tích của giới tu hành. “Nhờ có chiếc mũ rộng vành che đôi tai lại mà một nhà sư không bị âm thanh bên ngoài của một đôi chim sẻ can nhiễu cuộc thanh tu. Và vì vậy mà đắc Đạo”.

Đối với đệ tử của Đức Phật Thích Ca như chúng tôi, tinh yếu của tu luyện là “Giới, Định, Huệ”. Chúng tôi phải Giới trước, tức là hạn chế tất cả những yếu tố cản trở tu hành nào khiến tâm chúng tôi sinh ra dục vọng, giận dữ, sự mê mờ hay còn gọi là tham sân si. Và hạn chế cả cái tình riêng với ngoại vật nữa. Vì vậy, chúng tôi phải tu trong chùa, hay trong rừng sâu núi thẳm, cách xa thế nhân, thân thích. Chúng tôi còn phải hạn chế rất nhiều điều khác trong sinh hoạt thì tâm chúng tôi mới tĩnh lại được. Đó là hình ảnh chiếc mũ ni che tai của chúng tôi đấy.


Ảnh minh họa: Wikipedia.

Nhà sư già dừng lại chừng như để Tâm Cầu kịp lĩnh hội, rồi tiếp:

– Khi tâm tĩnh được thì lúc đả tọa mới Định được. Định được thì dần dần sẽ sinh ra trí huệ, ấy là Huệ. Và cuối cùng tiến đến giải thoát, lên cõi Niết Bàn, là

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.