ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
10 thói quen xấu của những người “không muốn tăng lương”
Friday, June 12, 2020 21:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sự thăng tiến trong công việc giống như leo lên kim tự tháp vậy, chỉ có nhân tài ưu tú nhất mới có thể leo lên được đến đỉnh.

Có không ít các nhân viên công sở cho rằng chỉ cần cho thấy thành quả công việc, tài năng hơn người thì nhất định có thể thăng tiến thuận lợi. Nhưng sự thật là rất nhiều người có năng lực tốt nhưng chỉ có một số ít được trọng dụng mà thôi. Sự khác biệt nằm ở chỗ bạn có quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong việc “đối nhân xử thế” hay không, mà những điều ấy lại phụ thuộc vào phẩm chất của một người cao hay thấp.

Có câu rằng: “Những tiểu tiết quyết định thành bại”. Vậy trong công việc, có những việc hoặc cách thể hiện nào khiến một người trở nên thất bại?

Tạp chí Inc. của Mỹ đã chỉ ra 10 thói quen xấu ở nơi công sở dưới đây, nếu cứ làm những điều này thì ước mơ thăng chức, tăng lương của bạn e rằng chỉ là ước mơ mà thôi. 1. Kiêu ngạo tự mãn

“Tự tin” và “tự mãn” nhìn thoáng qua thì có vẻ giống nhau, nhưng thực ra lại rất khác biệt: tự tin khiến người khác tin tưởng, tự mãn thì phá vỡ mối quan hệ tin cậy lẫn nhau. Đặc biệt là trong tập thể, nếu người lãnh đạo hoặc thành viên vào đó luôn kiêu ngạo tự mãn, giành lấy công lao về mình, những người khác sẽ cảm thấy người này quá hẹp hòi ích kỷ, chỉ làm theo ý mình.


(Ảnh: Storyblock)

2. Đi làm trễ

Lãnh đạo công ty nên là gương mẫu trong việc thực hiện văn hóa công ty. Đương nhiên là sẽ không có công ty nào dùng việc “thích đi trễ” làm văn hóa công ty mình. Đôi lúc đi trễ, nếu cho rằng “không có ai để ý” thì bạn đã sai lầm to rồi đấy, đồng nghiệp và lãnh đạo đều vô cùng nhạy cảm với điều này. Nếu thường xuyên lặp lại điều này, thì hẳn bạn là người không muốn tăng lương. 3. Đi họp trễ

Tương tự với việc đi làm trễ, đi họp trễ đôi khi còn để lại ‘hậu quả’ nặng hơn thế. Có thể vì lý do chính đáng nào đó mà bạn đến trễ cuộc họp, nhưng người khác lại không quan tâm tới điều này, họ sẽ chỉ cho rằng bạn không tôn trọng đồng nghiệp.

Dù là bất cứ khi nào cũng đều phải nghiêm túc tuân thủ thời gian quy định, có vậy mới có thể chứng minh bạn tôn trọng thời gian của người khác và là một người đáng tin cậy. 4. Luôn càu nhàu

Lãnh đạo công ty và nhân viên đều cần phải mang đến cho tập thể “năng lượng tích cực”, tạo bầu không khí tốt. Cứ luôn cằn nhằn sẽ làm giảm nhuệ khí của tập thể, không có công ty nào muốn để người như thế này trở thành một phần của họ. Cứ cho là không thể cổ vũ mọi người thì ít nhất cũng đừng truyền đi tâm lý tiêu cực.

5. Không chú ý đến ngoại hình

Làm công việc gì ở đâu cũng nên chú ý để ngoại hình của mình sao cho phù hợp với nơi đó. Người có thể trở thành lãnh đạo công ty hầu như không nói tinh linh hay ăn mặc lôi thôi.

6. Giả bệnh

Nghỉ bệnh tuy khiến người khác đồng cảm, nhưng nếu giả bệnh để nghỉ thì một khi bị lộ ra sẽ trở thành “kỳ tích” không thể xóa nhòa được. Nhất là danh dự của bạn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng đối với các đồng nghiệp cùng bộ phận phải tăng khối lượng công việc để đắp vào vị trí trống của bạn.

Khi chọn người được tăng lương, thăng chức thì mọi người sẽ không tin tưởng những ai giả bệnh.


(Ảnh: Storyblock)

7. Không tập trung khi họp

Một cuộc khảo sát cho thấy, chỉ có 30% số nhân viên thật sự “kính nghiệp” trong công ty. Nếu không tập trung trong lúc họp, cứ luôn xem điện thoại, chơi máy tính hoặc làm việc riêng thì rõ ràng là không kính nghiệp. Vì vậy, nếu muốn được tiến xa hơn trên bước đường sự nghiệp thì khi họp bạn nhất định phải cho thấy thái độ tích cực của mình.

8. Ngắt lời người khác

Chú ý lắng nghe người khác là tôn trọng ý kiến của họ. Nếu bạn cứ ngắt lời đồng nghiệp hay cấp trên, không chỉ không thể hiện sự tôn trọng mà còn khiến người ta cảm thấy bạn là một người bất lịch sự, tất nhiên bạn sẽ không thể thăng chức được.

9. Mắng chửi người khác

Có người cảm thấy rằng “la mắng” là một hành vi rất ngầu, khi gặp phải khó khăn ở nơi công sở, họ thường sẽ dùng những lời lẽ tồi tệ để bộc lộ sự bất mãn của mình.

Thật ra, tất nhiều người cực kỳ ghét hành vi này. Dù là nhân viên hay lãnh đạo đều nên chú ý ngôn từ hành vi của mình bất cứ lúc nào.


(Ảnh: Getty Images)

10. Giả vờ hiểu

Đối với lãnh đạo, “học rộng biết nhiều” là phẩm chất ưu tú. Thế nhưng giả vờ hiểu, cho rằng cái gì mình cũng biết là biểu hiện không tự tin, đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng lúc nào bạn cũng vội vàng muốn chứng minh bản thân.

Đừng cứ luôn muốn thể hiện mình, hãy cho người khác cơ hội phát huy sở trường của họ.

Thanh Vân

Xem thêm:

The post 10 thói quen xấu của những người “không muốn tăng lương” appeared first on Trí Thức VN.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.