(Hồ sơ vũ khí) – Cùng với “Leopard” (Đức), “Challenger” (Anh) và “Merkava” (Israel), xe tăng “Abrams” của Mỹ có thể được coi là một trong những chiến xa hiện đại và uy lực nhất thế giới.
6. BM “Hold” (Ukraine)
Năm đưa vào trang bị: 2009
Trọng lượng tác chiến: 51 tấn
E-kip: 3 người
Cỡ pháo: 125mm
Loại pháo: nòng trơn + bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển
Cơ số đạn: 40 viên
Tốc độ bắn: 8 phát/ phút
Cỡ súng máy: 1 х 7,62, 1 х 12,7 mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1200 mã lực
Tốc độ tối đa: 70km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 500km.
BM “Hold” là biến thể cải tiến của xe tăng T-80U, được sản xuất tại Nhà máy Kharkov mang tên Malyshev.
Phiên bản này được thiết kế và sản xuất chỉ trong vòng 3 tháng và sau nửa năm thì đưa vào trang bị cho Quân đội Ukraine. Đến nay, Quân đội Ukraine vẫn chưa nhận đủ 50 chiếc BM “Hold” đặt hàng.
Sau đó, Ukraine đã ký hợp đồng cung cấp cho Thái Lan 49 chiếc BM “Hold”, trong đó 10 chiếc đã được chuyển giao thành công.
Như vậy, ngoài Ukraine, hiện nay các lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan là lực lượng duy nhất đang biên chế BM “Hold”.
7. “Merkava” Mk.4M (Israel)
Năm đưa vào trang bị: 2009
Trọng lượng tác chiến: 65 tấn
E-kip: 4 người
Cỡ pháo: 120mm
Loại pháo: nòng trơn + bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển
Cơ số đạn: 48 viên
Tốc độ bắn: 8 -10 phát/ phút
Cỡ súng máy: 2 х 7,62, 1 х 12,7 mm, có thể lắp súng cối 60mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1500 mã lực
Tốc độ tối đa: 70km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 500km.
Về khả năng tác chiến và kinh nghiệm trận mạc, xe tăng Merkava của Isral nhiều lần được thừa nhận là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới trong 2-3 thập kỷ gần đây.
Về sức mạnh hỏa lực, bảo vệ e-kip và vũ khí, Merkava thế hệ thứ 4 đều chứng minh bằng các chỉ số tốt nhất, nhưng nó chỉ được sử dụng trên chiến trường Israel. Thực tế, Merkava chưa bao giờ được xuất khẩu.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Bộ Quốc phòng Israel cấm bán dòng xe này cho nước ngoài bởi Merkava được chế tạo dùng riêng cho chiến trường Israel và nó sẽ không phát huy hiệu quả tối đa khi tác chiến ở điều kiện chiến trường khác chiến trường Trung Đông.
Hơn nữa, Merkava có trọng lượng quá lớn nên khó cơ động trên những địa hình rừng núi và đầm lầy, nó không thể vượt qua những vật cản dưới nước.
8. Challenger 2 (Anh)
Năm đưa vào trang bị: 2008 (bắt đầu hiện đại hóa các xe trong biên chế)
Trọng lượng tác chiến: 62,5 tấn
E-kip: 4 người
Cỡ pháo: 120mm
Loại pháo: nòng xoắn
Cơ số đạn: 52 viên
Tốc độ bắn: 6 – 8 phát/ phút
Cỡ súng máy: 2 х 7,62mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1200 mã lực
Tốc độ tối đa: 56km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 400km.
“Challenger 2” đã trải qua thực tiễn chiến đấu. Cụ thể, “Challenger 2” tham gia vào các chiến dịch được gọi là gìn giữ hòa bình tại Kosovo và chiến đấu trong thành phần liên minh chống Iraq trong thời gian NATO đổ bộ lực lượng vào Iraq năm 2003.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xe tăng “Challenger 2” đã chứng minh khả năng không hề tồi của mình trong trận mạc, tuy nhiên ít ai trong số các chuyên gia này biết rằng, đối thủ của nó là những chiếc T-55 lạc hậu của Iraq – xe tăng được chế tạo vào những năm 1950.
9. “Leopard” 2A6M (Đức)
Năm đưa vào trang bị: 2004
Trọng lượng tác chiến: 59,9 tấn
E-kip: 4 người
Cỡ pháo: 120mm
Loại pháo: nòng trơn
Cơ số đạn: 44 viên
Tốc độ bắn: 6 – 8 phát/ phút
Cỡ súng máy: 2 х 7,62mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1500 mã lực
Tốc độ tối đa: 72km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 550km.
Những chiếc xe tăng đầu tiên mô hình “Leopard” được đưa vào trang bị cho Quân đội Đức tháng 8/1963. “Leopard” 2A6M là biến thể xe thiết giáp huyền thoại thế hệ thứ hai.
Sở dĩ gọi nó là huyền thoại bởi hiện nay nó vẫn còn đang trong biên chế khoảng 20 quốc gia và các thành phần của nó như pháo nòng trơn 120mm trong các phiên bản cải tiến có thể bắt gặp trong nhiều xe tăng hiện đại của nước ngoài.
Các đặc tính không thay đổi của “Leopard” là không có cơ cấu nạp đạn tự động do đó giảm nhiều khả năng tác chiến của xe tăng.
10. “Abrams” M1A2 SEP (Mỹ)
Năm đưa vào trang bị: 2000
Trọng lượng tác chiến: 63 tấn
E-kip: 4 người
Cỡ pháo: 120mm
Loại pháo: nòng trơn
Cơ số đạn: 42 viên
Tốc độ bắn: 6 – 8 phát/ phút
Cỡ súng máy: 2 х 7,62, 1 х 12,7mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1500 mã lực
Tốc độ tối đa: 67km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 425km.
Cùng với “Leopard” (Đức), “Challenger” (Anh) và “Merkava” (Israel), xe tăng “Abrams” của Mỹ có thể được coi là một trong những chiến xa nổi tiếng nhất thế giới.
Biến thể đầu tiên của mô hình này thường xuyên được hiện đại hóa bằng việc trang bị tất cả các hệ thống mới (các hệ thống trên khoang, vũ khí, điều khiển hỏa lực và bảo vệ chủ động – thụ động).
Lý do cho mỗi lần hiện đại hóa là sự tham gia của những chiếc xe tăng này vào các hoạt động tác chiến quy mô khác nhau nhưng luôn luôn ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
“Abrams” M1A2 SEP được trang bị giáp mới ở phía trước tháp, các hệ thống điều khiển hỏa lực số hóa và điều hòa…
Hiện nay, Mỹ đang tiến hành đợt cải tiến “Abrams” – M1A3 với yêu cầu nhẹ và nhanh hơn các thế hệ trước. Trọng lượng của phiên bản mới 55 tấn, pháo sử dụng là loại pháo tác chiến tầm xa và có độ chính xác cao.
Nguyễn Hoàng