(Hồ sơ vũ khí) – Theo báo Nga, không có gì phải bàn cãi khi xe tăng T-14 “Armata” xếp ở vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng…
Ngày 30/8, báo “Hành tinh” (Nga) đã đăng tải danh sách 10 xe tăng hiện đại và uy lực nhất thế giới hiện nay dựa trên các tiêu chí về năm đưa vào biên chế và nhà sản xuất “chính chủ”.
Theo báo Nga, không có gì phải bàn cãi khi xe tăng T-14 “Armata” xếp ở vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng bởi, một mặt, trên thế giới hiện nay chưa có một loại xe tăng nào đã được giới thiệu và thử nghiệm tác chiến có thể hiện đại hơn T-14; mặt khác, xét về các chỉ số, T-14 vượt trội đa số các xe tăng hiện đại khác trên thế giới.
1. T-14 “Armata” (Nga)
Năm đưa vào trang bị: 2016 (kế hoạch)
Trọng lượng tác chiến: Đến 55 tấn
E-kip: 3 người
Cỡ pháo: 125mm (có thể lắp pháo 152mm)
Loại pháo: Nòng trơn + bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển
Cơ số đạn: 40 viên
Tốc độ bắn: 10-12 phát/ phút
Cỡ súng máy: 12,7mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1500 mã lực
Tốc độ tối đa: đến 75km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 600km.
Điểm khác biệt cơ bản của Armata so với tất cả các xe tăng hiện đại khác là sơ đồ con nhộng: Tất cả 3 trắc thủ được bố trí trong khoang hình con nhộng bọc thép chuyên dụng trong thân xe.
Bênh cạnh đó, tháp cũng là điểm độc đáo của xe tăng bởi trong tháp không bố trí trắc thủ điều khiển mà tất cả các thao tác điều khiển hỏa lực được thực hiện với sự hỗ trợ của hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu.
Ngoài ra, T-14 có khả năng trang bị pháo nòng trơn 152mm – bệ phóng tên lửa, điều này giúp nó có khả năng vượt trội về hỏa lực so với các xe tăng khác. Hơn nữa, về công suất và tầm hoạt động của T-14 thì không phải bàn cãi.
2. K2 Black Panther (Hàn Quốc)
Năm đưa vào trang bị: 2015 (kế hoạch)
Trọng lượng tác chiến: đến 55 tấn
E-kip: 3 người
Cỡ pháo: 120mm
Loại pháo: nòng trơn
Cơ số đạn: 40 viên
Tốc độ bắn: 10 phát/ phút
Cỡ súng máy: 1 х 7,62, 1 х 12,7 mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1500 mã lực
Tốc độ tối đa: đến 70km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 450km.
Các chuyên gia gọi xe tăng K2 “Black Panther” là chiếc xe tăng chính chủ đầu tiên của Hàn Quốc.
Phiên bản trước của nó là K1 – xe tăng Abrams của Mỹ cho thấy khả năng thích ứng với các điều kiện trên bán đảo Triều Tiên. Các đặc tính kỹ – chiến thuật và khả năng bắn của xe tăng K-2 là điểm nhấn khác biệt của xe tăng mới do Hàn Quốc phát triển.
“Black Panther” như đa số xe tăng hiện nay của các quốc gia thành viên NATO và đồng minh, được trang bị pháo nòng trơn Rheinmetall Rh-120, nhưng nó được bổ sung khả năng tự động nạp đạn, bảo đảm tốc độ bắn cao.
Tuy nhiên, giá thành của nó được đánh giá cao mức kỷ lục 8,5 triệu USD/ chiếc. Chính vì vậy, Quân đội Hàn Quốc đã từ chối thay đổi hoàn toàn K1 bằng K2 và chỉ đặt hàng tất cả 297 xe tăng mới.
3. Type 10 (Nhật Bản)
Năm đưa vào trang bị: 2012
Trọng lượng tác chiến: 44 tấn
E-kip: 3 người
Cỡ pháo: 120mm
Loại pháo: nòng trơn
Cơ số đạn: 28 viên
Tốc độ bắn: 6-8 phát/ phút
Cỡ súng máy: 1 х 7,62, 1 х 12,7 mm
Bảo vệ động học: không
Công suất động cơ: đến 1200 mã lực
Tốc độ tối đa: 70km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 450km.
Cũng như “Armata” và “Black Panther”, Type 10 đạt 27,3 mã lực / tấn trọng lượng xe thiết giáp.
Tuy nhiên, lực đẩy của xe tăng Nhật Bản có được chỉ số như vậy không phải nhờ vào công suất động cơ mà do trọng lượng của xe tăng nhỏ hơn. Type 10 có trọng lượng 44 tấn, trong khi đó “Armata” và “Black Panther” đều có trọng lượng 55 tấn.
Ngoài ra, Type 10 cũng không phải là đối thủ của T-14 về vũ khí chủ lực, nó được trang bị pháo nòng trơn 120mm do Đức sản xuất hàng loạt vào năm 1979.
4. “Arjun” Mk.I (Ấn Độ)
Năm đưa vào trang bị: 2011
Trọng lượng tác chiến: 58,5 tấn
E-kip: 4 người
Cỡ pháo: 120mm
Loại pháo: nòng xoắn + bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển
Cơ số đạn: 39 viên
Tốc độ bắn: 6-8 phát/ phút
Cỡ súng máy: 1 х 7,62, 1 х 12,7 mm
Bảo vệ động học: không
Công suất động cơ: đến 1400 mã lực
Tốc độ tối đa: 70km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 450km.
Tương tự như xe tăng K2 của Hàn Quốc, “Arjun” có thể được coi là xe tăng sản xuất nội địa đầu tiên của Ấn Độ.
Sự thật, để chế tạo xe tăng mới các kỹ sư và nhà công nghệ Ấn Độ đã mất không ít hơn 37 năm.
Trong suốt khoảng thời gian này rất nhiều quyết định đưa ra cho xe tăng của Ấn Độ đã lỗi thời hoặc bên bờ vực lạc hậu nên cần phải thường xuyên thay đổi kết cấu và danh mục những thiết bị kèm theo để đi đến quyết định thống nhất.
Kết quả, hiện nay Ấn Độ đã đưa vào trang bị tất cả 124 xe tăng biến thể này.
5. Type 99A2 (Trung Quốc)
Năm đưa vào trang bị: 2011
Trọng lượng tác chiến: 58 tấn
E-kip: 3 người
Cỡ pháo: 125mm
Loại pháo: nòng trơn
Cơ số đạn: 41 viên
Tốc độ bắn: 7 phát/ phút
Cỡ súng máy: 1 х 7,62, 1 х 12,7 mm
Bảo vệ động học: có
Công suất động cơ: đến 1500 mã lực
Tốc độ tối đa: 70km/h
Dự trữ hành trình trên quốc lộ: đến 450km.
Type 99A2 (biến thể hiện đại nhất của xe tăng Type 99 – đưa vào biên chế năm 2001) là một trong 2 loại xe tăng được đánh giá là do Trung Quốc độc lập sản xuất.
Cơ sở của xe tăng này là xe tăng hạng trung nổi tiếng của Liên Xô T-72, được cải tiến tháp hàn mới, tăng khả năng bảo vệ của giáp và bảo vệ chủ động.
Ngoài ra, Type 99A2 còn được lắp đặt cơ cấu nạp đạn tự động nhờ vậy mà có thể giảm được số lượng trắc thủ xuống còn 3 người và tốc độ bắn nâng lên 7 phát/ phút.
Còn một điểm độc đáo của xe tăng này đó là nó được trang bị tổ hợp tác chiến chủ động laze có khả năng làm mù các thiết bị kỹ thuật và binh lính đối phương.
Nguyễn Hoàng (còn tiếp)