ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thấy gì từ việc bán 49% cổ phần lọc dầu Dung Quất?
Friday, May 8, 2015 19:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với việc sắp sửa bán lại 49% cổ phần Dung Quất, liệu nhà máy này sẽ “lột xác” với diện mạo mới, câu chuyện về giấc mơ người Việt dùng xăng dầu Việt liệu còn có thể thành hiện thực.

Sẽ “thay da đổi thịt”?

Tin tức ngày 6/5, cuộc họp giữa Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN ) đã được tiến hành tại Moscow. Lãnh đạo hai tập đoàn đã bàn về khả năng phía Nga sẽ mua lại 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất, đồng thời, Gazprom cũng sẽ tham gia đầu tư nâng cấp nhà máy này.

Xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2011, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lọc dầu Dung Quất mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ cả nước. Không chỉ vậy, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) còn liên tiếp “kêu” lỗ, thậm chí là “dọa” đóng cửa với lý do thuế nhập khẩu cao, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu trong khu vực.

Mới đây, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính tiếp tục xin giảm thuế nhập khẩu 10% đối với các mặt hàng dầu Diesel và Jet A-1. 

Trước đó, BSR cũng “dọa” nhà máy đang có nguy cơ đóng cửa vì thuế nhập khẩu cao. Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã cho phép điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng từ 35% xuống 20%, các mặt hàng dầu cũng giảm tương ứng 10-15%. Tuy nhiên, mức giảm này có vẻ vẫn chưa khiến BSR hài lòng.

Với những kết quả “bết bát” sau thời gian vận hành dài (2011 – 2015), thông tin về “gã khổng lồ” dầu khí của Nga sẽ mua lại tới 49% cổ phần, đồng thời đầu tư nâng cấp nhà này này; nhiều người hi vọng rằng, đây sẽ là một “làn gió” mới, giúp Dung Quất “lột xác”.

  Thấy gì từ việc bán 49% cổ phần lọc dầu Dung Quất? - Ảnh 1

Tập đoàn dầu khí Gazprom sẽ giúp lọc dầu Dung Quất “thay da đổi thịt”?

Công ty cổ phần Gazprom (Tập đoàn Gazprom) được thành lập năm 1989, có trụ sở đặt tại Moscow, Nga. Đây là một trong những công ty lớn nhất thế giới chuyên về khai thác khí tự nhiên. Gazprom xuất khẩu gas tới 25 nước ở châu Âu, ngoại trừ hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Trữ lượng có thể và đã được chứng minh của Gazprom trong năm 2011 là 22,844 nghìn tỷ m3 khí tự nhiên, chiếm 18,3% trữ lượng khí tự nhiên đã được chứng minh của thế giới; 1,216 tỷ tấn dầu thô và 757,8 tỷ tấn gas condensate.

Năm 2011, tập đoàn này sản xuất 513,17 tỷ m3 khí tự nhiên, chiếm khoảng 17% lượng khí sản xuất ra trên toàn cầu và 83% lượng sản xuất của Nga. Ngoài ra, trong năm 2011 tập đoàn này còn sản xuất được 32,3 triệu tấn dầu mỏ và 12,1 triệu tấn condensate.

Năm 2013, sản lượng dầu khí đạt 8,1 triệu thùng/ngày, Gazprom được tạp chí danh tiếng Forbes vinh danh ở vị trí thứ 2 trong top 20 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Với những thông tin về “gia thế” siêu “khủng” trên, việc nhiều người lạc quan về một tương lai sáng lạng hơn dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất nói riêng và ngành lọc hóa dầu Việt Nam nói chung là hoàn toàn có cơ sở.

Giấc mơ xăng dầu

Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Dự án được chính thức khởi công ngày 28 tháng 11 năm 2005.

  Thấy gì từ việc bán 49% cổ phần lọc dầu Dung Quất? - Ảnh 2

Với kết quả không như kì vọng của Dung Quất, giấc mơ dùng xăng dầu Việt đang dần xa vời

Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ đô la Mỹ (hơn 60.000 tỉ đồng) với tên gọi là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất. Chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PetroVietnam.

Nhà máy gồm 14 phân xưởng chế biến công nghệ , 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ và 8 hạng mục ngoại vi. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày.

Thời điểm xây dựng “siêu” dự án trên, không ít người đã mơ về một viễn cảnh tươi đẹp, giấc mơ người Việt dùng xăng dầu Việt. Dung Quất khi đó được kì vọng sẽ góp phần giảm thiểu số lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời ổn định giá của mặt hàng này trong nước.

Thế nhưng, kể từ ngày khánh thành (tháng 1/2011) cho tới nay đã hơn 5 năm, với những kết quả hoạt động không như kì vọng, giấc mơ của người Việt dường như đang dần xa vời.

Cụ thể, hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng triệu tấn xăng dầu (năm 2014 là 8,6 triệu tấn với trị giá 7,67 tỷ USD). Chỉ tính riêng quý I/2015, Tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 2,56 triệu tấn, tăng 24,72% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, khí đốt hóa lỏng tăng mạnh tới 90,2%.

Giấc mơ ấy càng bị “lung lay” hơn khi “gã khổng lồ” Gazprom đang sắp mua lại tới 49% cổ phần của Dung Quất. Với con số chiếm tới gần 1/2 toàn bộ tài sản của nhà máy, Gazprom chắc chắn sẽ chi phối rất lớn tới hoạt động cũng như tương lai của lọc hóa dầu Việt Nam.

Có vẻ như, tính tới thời điểm này, người Việt vẫn chưa thể tự biến giấc mơ của mình thành hiện thực mà phải nhờ đến bàn tay bên ngoài. Xăng dầu Việt vẫn sẽ “nhuốm màu” doanh nghiệp ngoại trong thời gian dài nữa.

P.Tuyen

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.