Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Kiến trúc sư và nhà tương lai học, Jacque Fresco, được xem là một hiện tượng bởi ông có rất nhiều ý tưởng và thiết kế sáng tạo cho một xã hội bền vững trên hành tinh này. Đó là dự án Venus. Trong khi vài ý tưởng của ông được cho là quá hoang đường và bất khả thi, chúng ta vẫn đang từ từ tiến về thời điểm phát triển công nghệ mà chúng có thể trở thành sự thật.
Dự án Venus đề ra một tầm nhìn mới cho tương lai nếu chúng ta có thể áp dụng những gì chúng ta biết để khiến cho nền văn minh này trở nên bền vững hơn. Nó gọi là sự tái thiết kế trực tiếp nền văn hoá. Những vấn nạn cũ như chiến tranh, đói nghèo, nợ nần và những khổ đau vô cớ không chỉ là có thể tránh khỏi mà còn là không thể chấp nhận được. Tất cả những giải pháp nửa mùa khác sẽ khiến cho thế giới cứ mãi quay vòng trong tệ nạn mà không thể thoát ra. Ngày nay, nhiều người tin rằng chỉ cần những tiêu chuẩn đạo đức và luật lệ quốc tể được thay đổi là đủ để khiến xã hội bền vững.
Ý tưởng của Fresco quảng bà một xã hội mới vận hành trên sự hợp tác, và dùng khoa học và những tiến bộ công nghệ một cách sạch sẽ và hiệu quả. Ông gọi hệ thống này là “Nền kinh tế tài nguyên”, và nó bao gồm sự tái thiết toàn cầu về cơ sở hạ tầng. Hành tinh này sẽ phải hợp nhất lại với nhau thành một, “dẹp bỏ ranh giới quốc gia, chia rẻ lục địa, mở cửa giao dịch toàn cầu thống nhất”.
Do bởi hệ thống hiện hành vận hành dựa vào thị trường tiêu dùng, thờ ơ với môi trường, chúng ta không sống trong một xã hội bền vững, và sẽ nhanh thôi khi chúng ta làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Fresco cho rằng câu trả lời nằm ở chỗ tự động hoá càng nhiều càng tốt trong một thời gian ngắn. Bằng cách đó, chúng ta có thể sử dụng công nghệ để tạo ra và phân phối tài nguyên cho cả thế giới một cách sạch sẽ và hiệu quả. Công nghệ sẽ giúp được tất cả mọi người.
Hai điểm cần chú ý hiện nay là tài nguyên trên thế giới có đủ cho tất cả mọi người hay không và sự tự động hoá sẽ ảnh hưởng thế nào lên thị trường lao động. Điều đầu tiên cần xem xét là Venus sẽ loại bỏ hệ thống tiền bạc, vậy nên thị trường lao động không thể bị ảnh hưởng, và nếu chúng ta có thể đạt đến mức sản xuất đủ lớn (mà Fresco cho rằng hoàn toàn có thể), sự khan hiếm sẽ không còn nữa. Giả thuyết rằng thị trường lao động sẽ được tự động hoá, và tài nguyên thiên nhiên là rất phong phú, con người chỉ làm việc vài ba giờ mỗi ngày và họ sẽ có được tất cả mọi thứ mà họ cần.
Fresco cũng cho rằng máy tính sẽ được dùng cho tiện ích của nhân loại bởi một network thông minh toàn cầu, có thể định lượng những thứ như là dây chuyền sản xuất hàng hoá, và đảm bảo sẽ không có khan hiếm hay gần khan hiếm tài nguyên. “Những quyết định được đưa ra trong xã hội sáng tạo đó đều dựa trên nhu cầu của con người và sự tái tạo của trái đất, chứ không dựa trên tư lợi của cá nhân hay tập đoàn nào”. Xã hội tập đoàn ngày nay của chúng ta dùng hệ thống tiền bạc để nhấn mạnh nhu cầu cho những thứ không thể tái sử dụng được – qua đó quảng bá sự phung phí.
Fresco có rất nhiều ý tưởng cho hệ thông mới, tất cả chúng được nêu ra trong phim tài liệu bên dưới bài viết. Từ năng lượng sạch, năng lượng tái chế, cho đến hệ thống giao thông vận tải, gần như tất cả mọi thứ đều được nghĩ đến.
Hệ thống của Fresco sẽ loại bỏ sự cần thiết của chính phủ. “Chưa bao giờ có một hệ thông kinh tế nào trên thế giới – xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa vô sản, chủ nghĩa phát xít, hay hệ thống doanh nghiệp tự do – đã từng giải quyết được những vấn nạn như xa xỉ hoá, chủ nghĩa yêu nước cực đoan, phân biệt chủng tộc và trên hết là nạn khan hiếm”. Những hệ thống vận hành bởi chính phủ đều nhấn mạnh sự chênh lệnh kinh tế.
Khi tiền được dùng để ra luật lệ và phân phối tài nguyên dựa vào lợi nhuận, con người và các quốc gia sẽ tranh đấu vì nó. Họ sẽ vượt trội lên bằng mọi giá. Họ duy trì sự cạnh tranh và sự quản chế của quân đội. Chiến tranh là đại diện cho sự thất bại nhục nhã của các quốc gia trong việc giải quyết sự chênh lệch. Từ một góc nhìn vô cùng thực tế, nó là sự phí phạm mạng sống con người và tài nguyên một cách vô ích nhất.
Fresco tin rằng con người có tính bổn thiện, và những khái niệm tiêu cực là những thứ học được từ môi trường. Ông tin rằng khi con người ta được cung cấp đầy đủ những thứ mà họ cần, từ những nhu cầu thiết yếu để tồn tại, cho đến những thứ tạo ra sự hưởng thụ, lòng tham và sự nhũng loạn sẽ tự bốc hơi. Thế giới này chẳng cần bất cứ loại hình an ninh hay quân đội nào khi mà mọi người đều sống dư giả. Cảnh sát sẽ trở nên vô dụng khi mà lòng tham và sự đói khát, cùng các thể loại tội ác phát sinh từ đó, không tồn tại.
Trong thế giới mà Fresco đề xuất, công nghệ có thể được dùng để nhân loại tiến hoá một cách tích cực. Hơn là việc dùng khoa học để tạo ra công nghệ vũ khí, chúng ta có thể tập trung cho những nhu cậu thật hơn, như là y tế chẳng hạn. Fresco tin rằng với sự chăm sóc sức khoẻ miễn phí cho mọi người, cùng các tiến bộ trong công nghệ, những điệu kiện và sự mất trật tự, mà gây ra những phản ứng bạo lực trong con người sẽ được chẩn đoán và chữa khỏi từ những năm đầu đời, mà không cần phải bỏ tù ai.
Đây không phải là một ý kiến trái chiều với những ai muốn xây dựng một cuộc sống xa hoa cho chính họ, hay quảng bá ý tưởng rằng các tập đoàn lớn nắm quyền kiểm soát và những người còn lại phục vụ cho họ. Trái lại, một nền kinh tế tài nguyên toàn cầu sẽ giúp tất cả mọi người đạt đến một mức sống cao nhất, nơi mà họ có thể phát triển trong một xã hội phục vụ cho họ. Một xã hội bảo vệ và bảo toàn môi trường – mà hiểu rõ chúng ta là một phần của tạo hoá, không phải tách rời khỏi tạo hoá.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo