Ngày 21/6 năm nay, cũng chính là ngày Hạ Chí, trên thế giới sẽ xuất hiện hiện tượng nhật thực không toàn phần, liệu có mối liên hệ nào với đợt bùng phát dịch bệnh lần 2 hay không?
Nhật thực lần này sẽ đi qua các nước Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Vào thời điểm này, virus viêm phổi Vũ Hán sau một vài ngày nghỉ ngơi đã biến hóa nhanh chóng lan rộng thành viêm phổi Bắc Kinh. Ở trung tâm của Trung Quốc đại lục, Bắc Kinh bắt đầu bùng phát đợt dịch lần hai. Vậy liệu đợt dịch này có quan hệ như thế nào với nhật thực lần này? Tại sao nó lại trùng với Hạ Chí? Đây có phải là điềm báo khai thị điều gì với con người thế gian?
Hạ Chí
Hạ Chí là một trong 24 tiết khí của người Trung Hoa, năm nay là ngày 21/6. Đây là ngày có thời gian ban ngày dài nhất trong năm, sau thời điểm đó, thời gian ban ngày sẽ dần rút ngắn, thời gian ban đêm sẽ ngày càng dài hơn.
Trong Tam lễ nghĩa tông có viết: “Theo thuyết âm dương của đạo gia Trung Quốc, Hạ Chí là ngày dương khí đạt đến đỉnh điểm cao nhất, sau ngày đó âm khí bắt đầu sinh ra và mạnh hơn” (Hạ chí vi trung giả, chí hữu tam nghĩa: Nhất dĩ minh dương khí chi chí cực, nhị dĩ minh âm khí chi thủy chí, tam dĩ minh nhật hành chi bắc chí. Cố vị chi chí).
Hạ chí là ngày mà thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban ngày ngắn nhất ở bán cầu nam. Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa đông của bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Hạ chí chính là ngày giữa mùa hè, chữ Chí (至) trong Hạ chí (夏至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng bắc trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía nam.
Nhật thực
Mặt trời và mặt trăng cũng là đại diện của một âm và một dương. Hiểu theo cách đơn giản, nhật thực chỉ xảy đến khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất một phần hoặc là hoàn toàn. Lúc này, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất sẽ nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng nhau.
Khi nào Mặt trăng ở vị trí cận điểm quỹ đạo và che khuất hoàn toàn Mặt trời. Đồng nghĩa với việc các vùng bóng tối và vùng nửa tối sẽ xuất hiện trên bề mặt Trái đất thì hiện tượng đó chính là nhật thực toàn phần.
Ngày 21/6/2020, trên Trái đất sẽ xuất hiện nhật thực, nhưng không phải nhật thực toàn phần, mà chỉ là một phần hay còn gọi là nhật thực hình khuyên. Tức là khoảng cách của Mặt trăng và Trái đất tương đối xa, bóng đen không thể giao với bề mặt của Trái đất. Trong các loại nhật thực thì nhật thực hình khuyên được coi là đáng chú ý hơn cả vì chu kì của nó lặp lại mất thời gian khá lâu. Nhiều nhà nghiên cứu thiên văn nhận định, nhật thực hình khuyên xuất hiện hiếm hoi chỉ khi nào Mặt trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
Nhật thực hình khuyên là hiện tượng đặc biệt xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng do Mặt trăng ở cách xa Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip nên không thể che khuất hoàn toàn mặt trời mà sẽ tạo ra một vòng tròn lửa giống như chiếc nhẫn.
Nhật thực hình khuyên sẽ được nhìn thấy bắt đầu từ Cộng hòa Dân chủ Congo, đi sang phía Đông qua Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, Yemen, Oman, Pakistan, qua Ấn Độ, Tây Tạng, đến Việt Nam, Trung Quốc. Người dân Đài Loan sẽ là những người cuối cùng trên Trái đất nhìn thấy hiện tượng này trong năm nay.
Đến Trung Quốc, nó đi qua miền trung Tây Tạng, trung tâm Tứ Xuyên, bắc Quý Châu, miền trung Hồ Nam, tây nam Giang Tây, miền nam Phúc Kiến và những nơi khác vào khoảng hai giờ chiều. Có thể nhìn thấy nhật thực hình khuyên ở các khu vực khác của Trung Quốc. Nó băng qua eo biển Đài Loan vào khoảng 4 giờ chiều, đi vào Đài Loan và cuối cùng vào Thái Bình Dương và kết thúc ở phía đông Thái Bình Dương ở phía đông đảo Guam.
Làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Bắc Kinh
Trong những ngày gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bùng phát ở Bắc Kinh, số ca nhiễm mới mỗi ngày đều tăng mạnh, khiến nhiều tỉnh, thành phố ở Trung Quốc đóng cửa với trung tâm quyền lực hành chính này. Ôn dịch ban đầu vốn là một loại virus, là thứ có tính âm, cộng với nhật thực là khi Mặt trời bị che, dương khí bất túc, chịu sự tấn công xâm hại của âm khí. Cộng thêm ngày Hạ chí, là tiết khí khi âm khí dần sinh phát. Tất cả những điều này, dường như đang muốn thông báo với mọi người, trong điều kiện dương khí bất túc, được sự trợ công mạnh mẽ của ngày âm khí cường thịnh, đợt ôn dịch bùng phát lần này tại Bắc Kinh mới chỉ là bắt đầu.
Nhật thực là biểu hiện Quân chủ có biến
Mặt trăng là đại diện cho âm, che lấp mặt trời đại biểu cho dương, chính là khi dương khí không đủ thịnh vượng, sẽ bị âm khí xâm nhập. Trong Hậu Hán Thư. Chí thứ 18 có giảng thuyết về nhật thực – Nhật thực thuyết viết: “Nhật Thực có liên quan tới vua, đế vương hay người đứng đầu của một nước. Là do đường hướng lãnh đạo của quân vương có thiếu sót mà thành” (Nhật giả, thái dương chi tinh, nhân quân chi tượng. Quân đạo hữu khuy, vi âm sở thừa, cố thực. Thực giả, dương bất khắc dã).
Trong Tấn Thư. Thiên Văn chí có thuyết: “Nhật thực, là tình trạng âm thâm nhập dương, là hiện tượng quần thần bưng bít, lợi dụng sơ hở của vua, có họa vong quốc, đất nước bị diệt vong” (Nhật thực, âm xâm dương, thần yểm quân chi tượng, hữu vong quốc).
Trong Ất Tỵ Chiêm, Lý Thuần Phong đời Đường cũng nói: “Nhật thực xuất hiện, tất có họa mất nước, đế vương tử nạn” (Nhật thực, tất hữu vong quốc tử quân chi tai).
Những ghi chép về nhật thực trong các cuốn cổ thư xưa, đều căn cứ