ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đã tới lúc Ấn Độ ‘chia tay’ Trung Quốc?
Friday, June 26, 2020 5:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khả năng đã tới lúc Ấn Độ và Trung Quốc nói lời chia tay sau cuộc đụng độ biên giới chết người cùng những hoạt động leo thang căng thẳng khác đang diễn ra trên dãy Himalaya.

Hãng Reuters hôm 25/6 công bố các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 22/6 được công ty vũ trụ Maxar Technologies (Mỹ) cung cấp, cho thấy Trung Quốc đang xây dựng nhiều công trình tại thung lũng Galwan thuộc dãy Himalaya. Đây cũng là nơi xảy ra vụ đụng độ giữa quân đội Trung – Ấn hôm 15/6. Các công trình mới được xây dựng gồm các cấu trúc dựa vào vách đá và một cấu trúc được cho là trại mới đang được xây dựng gần đó với tường hoặc rào chắn, cùng lều bạt ngụy trang. Giới chuyên gia nhận định hoạt động xây dựng này cho thấy hai bên ít khả năng xuống thang căng thẳng.

Trong nhiều năm, chính phủ Ấn Độ do Thủ tướng Modi dẫn dắt đã cố gắng tránh chọn phe trong bối cảnh sự đối kháng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng tiến nhanh. Ông Modi duy trì lập trường mềm mỏng với Trung Quốc, nước về bản chất là một kẻ thù mà Ấn Độ phải học cách sống chung.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014, ông Modi đã gặp ông Tập nhiều lần và ông đã có năm chuyến thăm Trung Quốc. Tháng 10/2019, hai nhà lãnh đạo Trung – Ấn đã có một hội nghị thượng đỉnh hữu nghị, sau đó ông Modi đã lên tiếng ca ngợi về “một kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai quốc gia chúng ta”.

Nhưng nay tâm trạng của New Delhi đã rất khác. Bất cứ điều gì xảy ra trên dãy Himalaya, Ấn Độ đều cảm thấy như bị Trung Quốc nhục mạ. Đáng chú ý là ông Modi đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp với các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Ấn Độ. Hiện tại, trong giới tinh hoa hoạch định chính sách của Ấn Độ đã gần như đồng thuận rằng, Trung Quốc là một thế lực thù địch và phản ứng khả thi đối với Ấn Độ lúc này là tiến gần hơn tới Mỹ và các nền dân chủ khác như Nhật Bản, Úc.

Bất chấp những nỗ lực của ông Modi để xây dựng mối quan hệ thân thiết với ông Tập, sự lo lắng của người Ấn Độ về sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng đã gia tăng. Ấn Độ còn lo lắng về việc Trung Quốc xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Pakistan, một kẻ thù mà Ấn Độ có nhiều giao tranh. Sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc gia láng giềng như Sri Lanka, Myanmar, Bangladesh và Nepal cũng khiến quan hệ Bắc Kinh – New Delhi đi xuống. Ấn Độ báo hiệu sự bất mãn của mình bằng cách từ chối gửi phái đoàn của mình tới diễn đàn Vành đai và Con đường của Trung Quốc năm 2017 và 2019.

Là một quốc gia với gần 1,4 tỷ người, không kém Trung Quốc về mặt dân số, Ấn Độ có thể đi theo con đường riêng và duy trì quyền tự chủ chiến lược. Cũng có những viện dẫn về lý do kinh tế để Ấn Độ duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc vốn là đối tác thương mại thứ hai của Ấn Độ.

Mặc dù Ấn Độ giữ lập trường “không liên kết” (non-alignment) nhằm cân bằng các mối quan hệ với các cường quốc nhưng trên thực tế, Ấn Độ gần gũi với Moscow hơn là với Washington.

Nhưng với suy nghĩ về việc cố gắng duy trì mối quan hệ ngang bằng giữa Mỹ – Trung, giờ đây khả năng Ấn Độ sẽ từ bỏ suy nghĩ đó. Đã có gợi ý rằng Ấn Độ có thể xem xét một liên minh chính thức với Mỹ. Một trí thức Ấn Độ thân cận với chính quyền Modi cách đây ít tuần đã chỉ ra, một lý do khiến Trung Quốc có thể tùy tiện giết lính Ấn Độ, chứ không phải lính Nhật Bản hay lính Đài Loan, là vì Nhật Bản và Đài Loan đều đang trú ẩn an toàn dưới chiếc ô an ninh của Mỹ.

Trong những năm gần đây, Mỹ công khai hơn trong việc xem Ấn Độ là một đối trọng với Trung Quốc. Năm 2018, quân đội Hoa Kỳ đã đổi tên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương thành Bộ chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và được phản ánh trong việc mua vũ khí, thăm cảng và tập trận chung. Ấn Độ có khả năng tăng cường hợp tác như vậy với Nhật Bản và Úc. Và họ có thể thách thức Trung Quốc trên các mặt trận khác bằng cách hợp tác với các đồng minh ở Ấn Độ Dương và Biển Đông. Ấn Độ cũng có thể thực hiện nhiều động thái phối hợp hơn để giảm phụ thuộc nền kinh tế của mình vào Trung Quốc.

Cơ hội của công ty viễn thông Trung Quốc Huawei được trao hợp đồng xây dựng mạng 5G ở Ấn Độ giờ đây là rất nhỏ. Nhưng tư thế đối đầu của Bắc Kinh cho thấy họ không quan tâm đến điều đó. Trung Quốc biết rằng nền kinh tế của họ lớn gấp 5 lần Ấn Độ và quân đội của họ có nhiều vũ khí hỏa lực hơn. Trung Quốc thậm chí còn đánh giá rằng đây là thời điểm tốt để đưa Ấn Độ vào đúng vị trí trong khi Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi virus corona và Mỹ cũng bị phân tâm bởi dịch bệnh. Sau hậu quả của cuộc đụng độ biên giới tuần trước, tờ Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo thuộc sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc trong một bài xã luận còn loan rằng Ấn Độ nên học hỏi từ sự cố này và không thể dựa vào Washington để được hỗ trợ và chống đối Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc nên lo lắng. Bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới, được xếp hạng theo sức mua là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc. Cả bốn nước đều quan tâm đến sự cân bằng quyền lực ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Xung đột trên dãy Himalaya sẽ khiến Trung Quốc đẩy Ấn Độ vào cánh tay của Mỹ.

The post Đã tới lúc Ấn Độ ‘chia tay’ Trung Quốc? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.