ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trung Quốc muốn thống trị nguồn nước để rồi ‘gậy ông đập lưng ông’
Friday, June 26, 2020 5:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Giấc mơ sở hữu và khai phá tài nguyên nước nhằm dẫn đầu thế giới về công nghiệp điện năng của Trung Quốc có thể bị rơi vào tình thế ‘‘gậy ông đập lưng ông’’.

Thống trị Tây Tạng là thống trị tài nguyên nước

Cao nguyên Tây Tạng là khởi đầu của nguồn tài nguyên nước ngọt trải khắp châu Á, là nơi bắt nguồn của 10 hệ thống sông lớn chảy vào 10 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Pakistan.

Sáu con sông lớn như Dương Tử, Hoàng Hà, Sông Ấn, Mê Kông, Brahmaputra, Sông Hằng cũng khởi nguồn từ Tây Tạng.

Trung Quốc nhìn thấy được tiềm năng lớn mạnh của việc khai phá nguồn nước từ những con sông bắt nguồn từ Tây Tạng. Điều này giúp hiện thực hoá giấc mơ khai mở kỷ nguyên mới về điện năng của Trung Quốc. Do vậy, Tây Tạng được nhìn nhận là quân át chủ bài trong bàn cờ chính trị của Trung Quốc: Thống trị được Tây Tạng sẽ thống trị nguồn nước và gây sức ép về kinh tế, chính trị lên các nước ở vùng hạ lưu thuộc châu Á.

Quân đội Trung Quốc đã tấn công xâm lược Tây Tạng vào năm 1950 và gọi đây là cuộc “Giải phóng Hòa bình Tây Tạng”. Sau khi hợp nhất Tây Tạng, cấu trúc hội đồng cai trị Kashag và xã hội Tây Tạng được duy trì. Đến khi xảy ra biến động vào năm 1959, hội đồng cai trị Kashag Tây Tạng bị chính quyền trung ương giải tán, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng phải đi lưu vong tại Ấn Độ.

Khi Trung Quốc kiểm soát được Tây Tạng, Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát khu vực ven sông trên tất cả các con sông lớn chảy ra khỏi cao nguyên Tây Tạng. Khi đó Tây Tạng vẫn là một lãnh thổ còn nguyên vẹn với ít hơn 0,6% tài nguyên thủy điện được sử dụng cho mục đích phát triển. Các công ty thủy điện và năng lượng của Trung Quốc đã vận động chính phủ cho phép xây dựng nhiều dự án thủy điện trên những con sông bắt nguồn từ Tây Tạng.

Hệ thống đập thuỷ điện khổng lồ của Trung Quốc

Trong bảy thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng hơn 98.000 con đập tạo ra 352,26 GW năng lượng, nhiều hơn cả công suất của Brazil, Hoa Kỳ và Canada cộng lại.

Trong Kế hoạch năng lượng của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) và Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), Bắc Kinh đã phê duyệt các dự án nhằm đẩy mạnh sản xuất thủy điện trên cao nguyên Tây Tạng. Do đó, ngày càng có nhiều các con sông xuyên biên giới bị phá huỷ để đạt được các mục tiêu thủy điện.

Trung Quốc đã xây dựng ba đập thủy điện (Dagu, Jiexu và Jiacha) trên khu vực giữa của sông Brahmaputra. Các đập Dagu (660 MW) và Jiexu (560 MW) đang được xây dựng ở thượng nguồn của sông Tàng Mộc và đập Jiacha (320 MW) ở hạ lưu con sông này – tất cả đều chỉ cách nhau vài km.

Việc xây dựng các thủy điện đó mới chỉ là khởi đầu. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 11 trạm thủy điện trên dòng chính Brahmaputra và một số trên các nhánh của nó. Huaneng, Huadian, Guodian và Datang – bốn nhóm phát điện lớn – đã cắm rễ ở Tây Tạng. Trong số đó, Huaneng là công trình thủy điện lớn nhất ở Khu tự trị Tây Tạng (TAR).

Hệ thống thuỷ điện này đã huỷ hoại môi trường của cao nguyên Tây Tạng và đẩy khoảng 1,3 tỷ người sống ở các lưu vực sông ở hạ lưu châu Á khốn đốn.

Vỡ mộng thuỷ điện, gậy ông đập lưng ông

Kể từ đầu tháng 6 đến nay, miền nam Trung Quốc đã liên tiếp phải hứng chịu những trận mưa lớn, gây ra tai hoạ cho 8,52 triệu người dân của 24 tỉnh. Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc mới đây đã tổ chức một cuộc họp báo thông báo rằng năm nay họ sẽ tập trung vào “ba rủi ro lớn” là mực nước lũ vượt mức, sự cố hồ chứa và lũ quét.

Lũ lụt ở lưu vực sông Trường Giang (hay còn gọi là sông Dương Tử) cộng với những trận mưa không ngớt ở khu vực trung và hạ lưu con sông này vào tháng 6, khiến đập Tam Hiệp chịu sức ép lớn. Hiện nay, đập Tam Hiệp đang có nguy cơ trở thành bom nổ chậm đe doạ tới 500 triệu dân Trung Quốc.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Quan chức Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc cũng thừa nhận tại một cuộc họp báo vào ngày 11/6 rằng một số đập chứa nước của Trung Quốc đang gặp nguy hiểm ở các mức độ khác nhau.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc, một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề đập Tam Hiệp, nói rằng nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp vẫn luôn tồn tại. Những người sống ở khu vực từ thành phố Nghi Xương đến thành phố Thượng Hải đều nên di chuyển nơi ở, nhưng họ biết đi đâu? Ngay cả khi họ đã có visa nước ngoài, có hộ chiếu nước ngoài thì họ cũng không thể xuất ngoại được nữa vì đại dịch virus Vũ Hán.

Ông Vương nói: “Trung Quốc có khoảng 100.000 đập chứa nước, nhưng ít nhất hơn 40% trong số đó là không an toàn”. Ông cho rằng việc xả lũ có thể gây hiệu ứng vỡ đập, trong đó một nguy cơ lớn là đập Tam Hiệp.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc nói rằng người dân Trung Quốc đang ở trong tình cảnh nguy hiểm, trong khi chính quyền không quan tâm đến sự an toàn của người dân, còn những dư luận viên “50 xu” và “20 xu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sống từ khu vực Nghi Xương trở xuống, liệu họ có tháo chạy không?

Ông Vương Duy Lạc bình luận, trong 70 năm kể từ khi ĐCSTQ giành được chính quyền, họ muốn kiểm soát điều gì thì đều kiểm soát rất tàn bạo, nhưng duy chỉ có nước là không thể khống chế được, việc trị thuỷ của họ là một vấn đề tệ hại do lòng tham dẫn đến. Ông cho rằng đây đều là kết quả do chính sách của họ gây ra.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

The post Trung Quốc muốn thống trị nguồn nước để rồi ‘gậy ông đập lưng ông’ appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.