ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Christian Whiton: Bắc Kinh phải trả giá đắt cho các hành vi sai trái của mình
Thursday, June 4, 2020 12:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong một bài bình luận đăng trên Fox News gần đây, ông Christian Whiton, cựu cố vấn cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump nhận định: “Hành động cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là được chờ đợi từ lâu, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt cho những hành vi sai trái của mình”.

Hiện là học giả cao cấp về chiến lược và ngoại giao công chúng tại Trung tâm Quyền lợi Quốc gia (CNI), cựu cố vấn Nhà trắng Whiton cho rằng bài phát biểu của Tổng thống Trump hôm 29/5 cho thấy quan điểm của ông về Trung Quốc rõ ràng hơn so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước đây. Bằng cách đề cập đến “hành động bất lương” của Chính phủ Trung Quốc và sự che giấu của họ về vi-rút Vũ Hán, ông Trump thông báo về hành động cứng rắn mới nhất của mình chống lại chính quyền cộng sản.

Ông Whiton lưu ý Tổng thống Trump đưa ra thông báo này sau khi Bắc Kinh không ngừng tấn công vào quyền tự do Hồng Kông, và khi Trung Quốc tiếp tục từ chối nói rõ sự thật về đại dịch virus corona mà họ ban đầu đã gây ra.

“Viện dẫn quyền con người mà chúng ta thường có một cách hiển nhiên ở Mỹ, Tổng thống Trump đã đề cập đến việc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối thừa nhận những lợi ích của quyền tự do và nhân quyền tồn tại ở Hồng Kông, mà Trung Quốc cam kết sẽ duy trì khi Anh trao trả [hòn đảo] thuộc địa này cho [Bắc Kinh] vào năm 1997. Bây giờ chúng ta thấy rằng cam kết của Trung Quốc lại là một hứa hẹn khác trong vô số các hứa hẹn không được tôn trọng”, ông Whiton nhấn mạnh.

Không giống như những người tiền nhiệm tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã thực hiện những hành động cứng rắn sau những phát biểu mạnh mẽ hôm 29/5. Tổng thống Trump đã chấm dứt tư cách thành viên của Mỹ trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vốn được cho là tham nhũng và thân Trung Quốc.

“Đây là một đòn giáng khác, đáng được hoan nghênh, đối với những bộ máy quan liêu chủ trương toàn cầu hóa, vốn chủ yếu phục vụ mục đích của những kẻ tồi tệ trên thế giới”, ông Whiton nhận xét.

Bình luận về việc Tổng thống Trump chấm dứt cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc sau đại học, những kẻ có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, ông Whiton cho rằng “biện pháp này về cơ bản là quan trọng”. Việc Trung Quốc trộm cắp công nghệ của thế giới tự do, đã giúp “chính phủ bất lương và tham nhũng, khỏi bị tụt lại quá xa phía sau”.

Theo ông Whiton, nhưng ước mơ thực sự của Trung Quốc là đánh bại Mỹ và các đồng minh của Mỹ, và điều đó có nghĩa là các nghiên cứu sinh Trung Quốc cho học vị tiến sĩ và hậu tiến sĩ, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, muốn học hỏi từ các giáo sư ở Mỹ, để sau đó mang lối tư duy của họ về Trung Quốc áp dụng.

Thậm chí còn cứng rắn hơn thế, ông Whiton đề xuất Mỹ, về cơ bản, “nên tạm dừng cấp tất cả các loại visa sinh viên cho công dân Trung Quốc, vốn ‘chiếm chỗ’ sinh viên Mỹ, và đặc biệt gây hại cho người Mỹ gốc Á, vì nhiều tổ chức có hạn ngạch ngầm, hạn chế số lượng sinh viên châu Á”.

Cho rằng các trường đại học ở Mỹ có thể lên tiếng phản đối biện pháp cứng rắn này vì mất nguồn thu từ sinh viên Trung Quốc, ông Whiton thẳng thắn nhận định “những tổ chức đó xứng đáng với điều đó vì họ không có lòng yêu nước trong khi ‘chặt đẹp’ [sinh viên] Mỹ với những bằng cấp có tính hữu dụng ngày càng giảm sút”.

Ông Whiton lưu ý Tổng thống Trump cũng tiến gần hơn đến việc hủy bỏ niêm yết của các chứng khoán Trung Quốc ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, nơi chúng gây ra rủi ro hệ thống, do các công ty Trung Quốc có thiên hướng tham nhũng và mờ ám.

“Đó là một minh chứng cho việc Phố Wall không biết gì về sự đe dọa từ Trung Quốc, khi cho phép các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ ngay từ đầu”, ông Whiton giải thích.

Cuối cùng, Tổng thống Trump đe dọa các lệnh trừng phạt, nhắm vào các quan chức Trung Quốc, những kẻ tham gia vào việc hủy hoại tự do ở Hồng Kông, vi phạm những lời hứa rành rành của Trung Quốc.

“Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ điều chỉnh vị thế của Hồng Kông như một thực thể thương mại riêng biệt với Trung Quốc đại lục, vốn được hưởng thuế quan thấp với Mỹ. Khi không thu hồi hoàn toàn tình trạng này, Tổng thống Trump đã duy trì đòn bẩy chống lại Trung Quốc, để sử dụng trong tương lai”, ông Whiton lưu ý.

Nhìn chung, ông Whiton cho rằng Tổng thống Trump đã có một động thái mạnh mẽ, để khiến Trung Quốc phải trả giá cho hành vi sai trái của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra một tầm nhìn tổng thể rõ ràng về cách đánh bại Trung Quốc.

Tỏ ý chưa thực sự được hoàn toàn hài lòng, ông Whiton nhận xét: “Chúng ta vẫn chỉ có được các chiến thuật, khác hẳn với một chiến lược mà toàn bộ chính phủ và người dân Mỹ của chúng ta có thể ủng hộ”.

Cho rằng Tổng thống Trump và các trợ lý nên học hỏi kinh nghiệm từ các chính quyền của cựu Tổng thống Ronald Reagan và Harry Truman trước đây, khi cả 2 vị tổng thống này đều “hiểu rõ cách xây dựng một kế hoạch chặt chẽ để tiến hành chiến tranh lạnh và cách truyền đạt nó tới công chúng”, ông Whiton viện dẫn:

• Cựu Tổng thống Truman công bố “Báo cáo của Hội đồng An ninh Quốc gia Số 68” (NSC 68), một tài liệu tham khảo về chính sách do Hội đồng An ninh Quốc gia của ông Truman biên soạn. Đây là một kế hoạch chi tiết, chống lại chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô, thông qua quân sự và các biện pháp khác; và

• Cựu Tổng thống Reagan ban hành Chỉ thị 75 về An ninh Quốc gia, có tiêu đề “Quan hệ Hoa Kỳ với Liên Xô”, 2 năm sau lên nắm quyền. Trên một trang duy nhất, Chỉ thị vạch ra một chiến lược 3 mục tiêu, giúp làm suy yếu mối đe dọa từ Liên Xô, và từ đó gây ra sự sụp đổ của Liên Xô, bao gồm: (1) ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô với sự răn đe quân sự; (2) thúc đẩy thay đổi chính trị bên trong Liên Xô; và (3) tham gia vào các cuộc đàm phán mà không có một tiêu chuẩn kép, ủng hộ phe đối lập.

“Mặc dù các tài liệu được coi là mật vào thời điểm đó, các tuyên bố công khai của mỗi chính quyền Mỹ là bắt nguồn từ các chính sách rõ ràng này”, ông Whiton giải thích.

Theo ông Whiton, hiện ý tưởng gây áp lực chính trị đối với ĐCSTQ vẫn còn bị một số người chỉ trích. Thực vậy, một báo cáo mà chính quyền Trump gửi tới Hạ viện Mỹ cuối tháng 5/2020 nêu rõ: “Chính sách của Hoa Kỳ không dựa trên một nỗ lực thay đổi mô hình cai trị trong nước [của Trung Quốc]”.

Tuy nhiên, không đồng ý với quan điểm này, ông Whiton cho rằng “trên thực tế, đó chính xác là những gì chúng ta nên làm, bởi vì khi ĐCSTQ buộc phải phòng thủ tại quê nhà, họ sẽ có ít năng lực và khả năng hơn, để gây hấn với Mỹ và thế giới tự do”.

Theo ông Whiton, có lẽ một ngày nào đó chính quyền Tổng thống Trump có thể quay trở lại một chiến lược, từ các chiến thuật khác nhau, mà nó đã sử dụng. Chiến đấu với Trung Quốc thông qua các biện pháp bất bạo động, là một trong số ít các vấn đề, có sự hỗ trợ của lưỡng đảng ở Washington và trên cả nước.

“Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã nói rõ rằng Mỹ sẽ chiến đấu với Trung Quốc bằng cách sử dụng thời gian và chiến thuật mà chúng ta lựa chọn. Những kẻ quá khích, vốn điều hành chính phủ Trung Quốc, đã được cảnh báo về điều đó”, ông Whiton kết luận.

Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên soạn

The post Christian Whiton: Bắc Kinh phải trả giá đắt cho các hành vi sai trái của mình appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.