ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
31 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, người thân các nạn nhân vẫn đang chờ câu trả lời
Thursday, June 4, 2020 8:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hôm nay (4/6) đánh dấu dịp kỷ niệm 31 năm cuộc đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, chỉ vì họ kêu gọi tự do dân chủ và giải quyết tham nhũng. Sự kiện này còn được gọi là sự kiện Lục Tứ.

Trong bối cảnh dịch bệnh và các biện pháp kiểm dịch được thiết lập, thân nhân các nạn nhân tử vong trong cuộc thảm sát đã bị cấm thực hiện cuộc hành hương hàng năm đến khu mộ chôn cất họ tại nghĩa trang thủ đô để tỏ lòng thương tiếc.

Nhưng điều đó không ngăn cản họ cất lên những yêu cầu khẩn thiết, từ năm này qua năm khác, rằng cần phải phơi bày rõ sự thật đằng sau vụ thảm sát năm 1989.

Thư ngỏ

Trong một bức thư ngỏ công bố hôm thứ Hai (1/6), khoảng 124 thành viên của một nhóm nạn nhân có tên là Những Bà Mẹ Thiên An Môn (Tiananmen Mothers) đã nhắc lại ba yêu cầu của họ – công bố sự thật, bồi thường và việc chịu trách nhiệm – từ chính phủ Trung Quốc.

“Trong vòng 31 năm qua, chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi đi đến một giải pháp đối với một vấn đề chính trị nhức nhối, thông qua các cuộc đối thoại công bằng với chính phủ”, trích bức thư có tựa đề “Nói sự thật, Không lãng quên, Lời nói dối viết bằng Mực không thể che giấu Sự thực viết bằng Máu”.

Nhưng “chính phủ đã giữ im lặng đối với vụ thảm sát ngày 4/6, mà không hề cho thấy sự hối hận dù nhỏ nhất”, bức thư có đoạn, đồng thời cũng cho biết trong nhiều năm kể từ sau sự kiện, 60 thành viên của nhóm đã qua đời trước khi có thể nhìn thấy công lý được thực thi.


Cư dân mạng đăng lại những bức ảnh về cuộc Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 (ảnh chụp màn hình Twitter).

Nhóm Bà mẹ Thiên An Môn tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể chối bỏ trách nhiệm của mình đối với những người biểu tình mất mạng trong phong trào biểu tình sinh viên lớn nhất và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

“Về mặt pháp luật, chính phủ phải có trách nhiệm, còn về mặt đạo đức, chính phủ nợ người dân một lời xin lỗi”, bức thư ngỏ có đoạn.

Chính quyền Trung Quốc đã vô cùng nỗ lực để tẩy xóa ký ức người dân về cuộc đàn áp khét tiếng bằng cách kiểm duyệt chặt chẽ bất kỳ sự đề cập hoặc thảo luận nào về vụ việc này.

Hăm dọa 

Chính quyền này đã đi xa hơn khi tiếp tục đe dọa gia đình các nạn nhân, người chứng kiến ​​sự tàn bạo của chính phủ, theo Zhang Xianling, một trong những người sáng lập nhóm. Bà Zhang là mẹ của Wang Nan – anh đã bị quân đội bắn tử vong gần Quảng trường Thiên An Môn ở tuổi 19.

“Chính phủ đã cố hết sức bóp nghẹt tiếng nói của chúng tôi. Nhưng chúng tôi không sợ. Chúng tôi sẽ làm đến cùng [mặc dù] tất cả các thiết bị liên lạc [VD: điện thoại, máy tính,…] của chúng tôi đều bị theo dõi”, bà Zhang nói trong một video clip ghi hình trước đó, và được công bố trong một sự kiện kỷ niệm trực tuyến do Tổ chức Nhân quyền ở Trung Quốc (Human Rights in China), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, tổ chức.


Trong bức ảnh chụp ngày 29/4/2014, bà Zhang Xianling nhìn vào bức ảnh cậu con trai 19 tuổi Wang Nan, người đã bị sát hại trong cuộc đàn áp biểu tình năm 1989 trong một cuộc phỏng vấn tại nhà riêng ở Bắc Kinh, Trung Quốc (ảnh: AP).

Người mẹ tóc nay đã ngả bạc nói thêm rằng, trong những thời điểm nhạy cảm, như thời gian họp Lưỡng Hội, lễ tảo mộ hay trong tuần diễn ra sự kiện 4/6, chính quyền Trung Quốc sẽ cử cảnh sát theo dõi và hạn chế tự do cá nhân của bà, những hành vi được bà mô tả là một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn.

Bà Zhang đã cáo buộc chính phủ tùy tiện nổ súng vào dân thường bao gồm con trai bà, và sau đó từ chối chữa trị cho họ trước khi chôn cất họ gần Quảng trường Thiên An Môn nơi diễn ra cuộc đàn áp.

Lễ tưởng niệm nạn nhân

Bất chấp nỗ lực ngăn cản của chính quyền, một số gia đình nạn nhân vẫn lên kế hoạch đến Bắc Kinh để tỏ lòng thương tiếc với người thân của họ.

Tại Đài Bắc (Đài Loan), nơi việc kiềm chế dịch Covid-19 tỏ ra khá hiệu quả, các hoạt động tưởng niệm bao gồm thảo luận nhóm, ra mắt sách, một buổi hòa nhạc và một cuộc tập hợp buổi tối đã được lên kế hoạch, theo một số nhà tổ chức.

Tại Hồng Kông, viện dẫn mối lo ngại dịch COVID-19, chính quyền Hồng Kông đã cấm cả cuộc diễu hành và lễ thắp nến tưởng niệm thường niên bày tỏ lòng thương tiếc đến các nạn nhân trong cuộc thảm sát. Tuy vậy, nhiều người dân Hồng Kông cho biết họ sẽ thắp nến tại bất cứ nơi nào có thể, soi sáng khắp thành phố thay vì thắp nến trong một sự kiện tập trung như mọi khi. 


180.000 người tham gia một cuộc thắp nến được tổ chức bởi Liên minh Hồng Kông ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc, tại Hồng Kông ngày 4/6/2019 (ảnh: etan liam/Flickr).

Không chỉ vậy, thắp nến tưởng niệm trực tuyến cũng là một giải pháp thay thế được đề xuất trong bối cảnh đặc thù. Lee Cheuk-yan, Chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc, trong một buổi họp báo tuần trước có nói rằng một lễ tưởng niệm trực tuyến sẽ được tổ chức từ 8-8:30 giờ địa phương (7-7:30 giờ Việt Nam), người tham gia sẽ thắp nến và chứng kiến một khoảnh khắc tưởng niệm tĩnh lặng thông qua mạng dù họ ở đâu. Liên minh này cũng kêu gọi sự ủng hộ cho một chiến dịch mạng xã hội toàn cầu liên quan đến sự kiện này thông qua hashtag #6431truth, theo Bloomberg.

Hồng Kông – Nạn nhân Thiên An Môn kế tiếp?

Cùng lúc với việc thúc giục Trung Quốc công bố sự thật Thiên An Môn, Tseng Chien-yuan, chủ tịch trường Dân chủ mới ở Đài Bắc cũng kêu gọi thế giới chung tay hỗ trợ cho Hồng Kông, vì ông cho rằng việc Trung Quốc thực thi luật an ninh quốc gia mới có sự tương đồng với cuộc đàn áp năm 1989.

“[Trung Quốc] hiện đang sử dụng luật pháp như một công cụ để trấn áp [ những người bất đồng chính kiến ​​trong thành phố], đây là cái mà chúng tôi gọi là giết người mà không cần đổ máu – một diễn biến tồi tệ hơn”, ông Tseng nói với VOA.


Cuộc diễu hành Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Hồng Kông ngày 8/12/2019, trong bối cảnh đang nổ ra cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại thành phố cảng (ảnh chụp màn hình/Twitter).

“Các cuộc đàn áp [năm 1989] chỉ nhắm vào các sinh viên biểu tình. Nhưng ngày nay, bất kỳ người Hồng Kông nào chỉ trích quan điểm của chính quyền trung ương sẽ bị bắt giữ và trừng phạt theo luật an ninh quốc gia mới”, ông nói, đồng thời nói thêm rằng một triều đại khủng bố của Trung Quốc ở Hồng Kông sẽ là một thảm họa lớn hơn so với cuộc đàn áp năm 1989.

Video: Giết người và thoát tội

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__

Ad will display in 09 seconds

The post 31 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, người thân các nạn nhân vẫn đang chờ câu trả lời appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.