ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chiết tự chữ ‘Thi’ hé lộ nội hàm và sứ mệnh thần thánh của thơ ca
Saturday, June 13, 2020 0:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cổ nhân qua cách viết chữ “Thi” phải chăng muốn nói rằng: thơ ca là một ngôi chùa thanh tịnh, chốn linh thiêng thần thánh của ngôn từ? 

Thi ca là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa phương đông. Những bài thơ với ngôn từ đẹp đẽ, nội hàm thâm thuý đã góp phần truyền tải các giá trị Chân, Thiện, Mỹ qua hàng ngàn năm. Ngày nay, thi ca trở thành một công cụ để biểu đạt tình cảm, mong muốn, tư tưởng, quan điểm về mọi mặt của đời sống con người, bộ mặt của thi ca vì thế cũng trở nên muôn hình vạn trạng, thanh có tục có. Chúng ta hãy thử nhìn lại chữ “Thi” (thơ ca) trong văn tự truyền thống để hiểu hơn về nội hàm chân chính của thơ ca.

Chữ “Thi” (詩) bên trái là bộ “Ngôn” (言) chỉ ngôn ngữ, bên phải là chữ “Tự” (寺) nghĩa là ngôi chùa, chùa miếu. Cổ nhân qua cách viết chữ “Thi” phải chăng muốn nói rằng: thơ ca là một ngôi chùa thanh tịnh, chốn linh thiêng thần thánh của ngôn từ? Và rằng sứ mệnh của thi ca là thông qua ngôn ngữ mà đưa con người đến cảnh giới nội tâm thanh cao tịnh khiết, đến gần hơn với tu luyện?

Chữ “Thi” trong tiếng Hán còn hàm ý “Thi Kinh”, là một trong Ngũ Kinh của Nho gia, là kinh sách mà Nho sinh nào cũng cần học tập. Trong Luận Ngữ – Dương Hoá có viết: 

Xem kinh Thi có thể phấn khởi, có thể xem xét sự việc, hòa hợp được với mọi người, tỏ được sầu oán. Gần thì biết đạo thờ cha, xa biết đạo thờ vua, lại biết được nhiều tên chim, muông, cỏ, cây. 

Cổ thánh tiên hiền xem trọng “Thi” như vậy, đủ biết nội hàm sâu sắc của thi ca truyền thống. Nói “Văn dĩ tải đạo”, với thi ca lại càng đúng vậy.

Thực ra, không chỉ thơ ca mà toàn thể “tứ nghệ” (cầm, kỳ, thi, hoạ) đều là phương tiện để người xưa tu tâm dưỡng tính, nâng cao cảnh giới tinh thần, là sợi chỉ nối liền với thiên thượng. Phục Hy lấy tiết khí, chu thiên, âm dương, ngũ hành để sáng chế ra cổ cầm, âm nhạc của cổ cầm yên tĩnh cao thâm, diễn tấu thanh tâm, có thể thông thấu đến trời đất. Bàn cờ vây tượng trưng cho vũ trụ và nhân sinh. Gia Cát Lượng từng nói: “Trời xanh như tán lọng tròn, Đất kia chằn chặn như bàn cờ vuông. Người đời đen trắng đôi phường, Kẻ đi người lại tranh đường nhục vinh”. Khi người xưa tán thưởng về một bức họa, họ thường nói: “Trong thơ có họa, trong họa có thơ”. Bức họa “Mực mai” của Vương Miện thời nhà Nguyên có đề một vần thơ: “Bất yếu nhân khoa nhan sắc hảo, chỉ lưu thanh khí mãn càn khôn” (Không cần mọi người khen ngợi rằng màu sắc đẹp, chỉ cần bức họa tràn đầy thanh khí trời đất). 


Văn hoá truyền thống phương Đông là một nền văn hoá Thần truyền, mọi loại hình nghệ thuật nguyên sơ đều là phương tiện để kết nối con người và Thiên Thượng. Ảnh minh hoạ: Shen Yun.

Nói riêng về Thi, thời nhà Đường, thơ ca đạt đến đỉnh cao cả về nội hàm ý tứ và nghệ thuật ngôn từ. “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch viết:

“Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”.

Bài thơ đưa chúng ta bước vào một thế giới lung linh huyền ảo, ánh trăng bàng bạc bao trùm vạn vật, bầu trời đêm tĩnh lặng mênh mông. Trong phút chốc, mọi ưu phiền cõi trần gian bỗng biệt vô tông ảnh. “Cố hương” trong bài thơ trên là quê nhà Tứ Xuyên của Lý Bạch, hay còn có hàm nghĩa sâu xa nào khác?

Mấy trăm năm sau, một nhà thơ nổi tiếng khác là Tô Đông Pha cũng viết:

“Vầng trăng sáng có tự khi nào

Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nào?”.

So với thơ của Lý Bạch thì thơ của Tô Thức ý tứ đã hiển lộ lắm rồi. Cả hai chính là có cùng một nỗi nhớ về miền thiên quốc quê nhà, nơi họ đã ra đi, đã dần đánh mất chính mình qua bao năm tháng chôn vùi trong cõi hồng trần cuồn cuộn.

Đọc những bài thơ như trên, tâm hồn ta như được gột rửa, trong khoảnh khắc lánh xa những dục vọng phàm tục, thoát khỏi ảo ảnh mê hoặc của hồng trần, tiến nhập vào cảnh giới thanh tĩnh vô vi.

Tứ đại danh tác của mấy nghìn năm văn hóa Trung Hoa gồm có Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử Hồng Lâu Mộng đều là tiểu thuyết chương hồi có nội hàm tu luyện, điểm xuyết những bài thơ nhắc nhở con người về ý nghĩa nhân sinh. Ví như bài thơ trong Tây Du Ký:

“Ngày tháng trăm năm tựa bóng câu

Đời người, bọt nước khác gì đâu

Sớm còn thắm đỏ đôi gò má

Chiều đã bạc phơ nửa mái đầu.

Giấc điệp tàn rồi, đời ảo cả

Cuốc kêu da diết hãy quay đầu.

Xưa nay làm phúc đều tăng thọ

Ở thiện Trời thương lọ phải cầu”.

Cùng ý tứ ấy, Hồng Lâu Mộng viết:

“Người đời ai cũng thích thần tiên
Mà việc công danh chẳng muốn quên.
Tướng súy xưa nay đâu rồi vậy?
Nhà hoang cỏ dại lấn bên thềm.

Được làm thần tiên ai chẳng ham
Mà sao bạc tiền vẫn cứ tham.
Tháng ngày cứ mải mê tích góp
Nhắm mắt xuôi tay, hận muôn ngàn…”

Đó là những vần thơ chân chính theo đúng định nghĩa về “Thi” (詩) mà cổ nhân đã truyền tải qua Hán tự. Thi thư chú trọng đặc tính “hình thần kiêm bị” (vẻ ngoài và tư chất đồng nhất), cố nhiên thi nhân muốn làm nên những áng thơ hay thì trước hết cần là người có nội tâm ưu nhã, có khí chất siêu phàm. Vậy nên, làm thơ, viết chữ, gảy đàn, vẽ tranh… hết thảy đều gắn liền với tu luyện, hết thảy đều là tu luyện.

Từ đó mới thấy, nhiều bài “thơ” thời hiện đại biểu đạt những hỷ nộ ái ố, ân oán tình thù, bi quan tuyệt vọng, oán trời trách người chỉ vì một mối tình con… quả thực đã lôi phẩm đức của thi ca đến bờ vực thẳm. Những tác phẩm ấy chỉ còn cái vỏ của Thi, thậm chí là một cái vỏ méo mó, vì thơ phá vần phá luật rất nhiều, còn nội hàm chân chính với sứ mệnh thần thánh của thi ca thì đã đánh mất rồi. Tiếc lắm thay!

Trong thời mạt thường có Thánh nhân xuất thế, giữa thế

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.