Tái chế là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các đồ vật, sản phẩm mới có ích, nhằm giảm việc tiêu thụ những vật liệu thô mới, giảm sử dụng năng lượng, giảm ô nhiễm không khí (do đốt rác) và ô nhiễm nước (do chôn lấp).
Vậy nên tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.
Bạn có biết rác thải sinh hoạt hữu cơ chiếm tới 50-70%? Rõ ràng đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa, giấy, kim loại… tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm.
Việc thu nhặt được 135 tấn đồ có thể tái chế giúp tiết kiệm tương đương 3,5 triệu lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 Kw giờ điện, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và 1.300 m3 đất để chôn lấp rác.
Nhưng nếu chúng ta muốn tái chế mà lại sản xuất ra cả các đồ vật không thể tái chế thì quy trình xử lý rác thải lại phải kéo dài ra một bước nữa – đó là phân loại rác tái chế và không thể tái chế.
Dưới đây là danh sách 10+ mặt hàng thường không thể tái chế, cùng với các đề xuất về cách bạn có thể loại bỏ hoặc tái sử dụng chúng.
1. Chất thải độc hại: Gồm hóa chất gia dụng, dầu động cơ, chất chống đông và chất làm mát chất lỏng khác. Dầu động cơ có thể tái chế, nhưng nó thường được xử lý riêng biệt với các vật dụng gia đình.
2. Kính gia dụng: Kính cửa sổ, gương, bóng đèn và bộ đồ ăn không phải đồ tái chế. Bóng đèn huỳnh quang (CFL) có thể tái chế, nhưng chứa một lượng thủy ngân nhỏ và không được coi là bóng đèn gia dụng thông thường.
3. Đồ gốm sứ: Bạn có thể tái sử dụng các món đồ này để trang trí ngoài vườn.
4. Chất thải y tế: Gồm ống tiêm, ống, dao mổ và các loại thuốc sinh học khác.
5. Khăn ăn và khăn giấy: Không khuyến khích tái chế vì chúng hấp thụ quá nhiều chất bẩn. Chúng được cân nhắc để dùng vào việc ủ phân.
6. Túi nhựa và bọc nhựa: Bạn nên làm sạch rồi tái sử dụng túi. Hoặc bạn có thể trả lại chúng (cùng với nhiều sản phẩm màng nhựa khác) cho cửa hàng tạp hóa thông qua RecyclBank (Ngân hàng tái chế là một công ty hoạt động vì lợi nhuận tại Mỹ. Ron Gonen đã mở “ngân hàng” độc đáo này năm 2004 khi anh học ở Đại học Kinh doanh Columbia. Đến nay, RecycleBank đã có hơn 1 triệu thành viên từ 20 bang của Mỹ đăng ký hạn chế thải rác ra môi trường, tăng tái chế và cùng lúc đó họ lại còn có tiền bỏ túi.)
6. Pin: Chúng thường được xử lý riêng biệt.
7. Hộp pizza: Chứa quá nhiều dầu mỡ.
8. Hộp bọc nhựa, hộp thực phẩm bằng nhựa hoặc nhựa không có nhãn tái chế: Chắc chắn bạn phải vứt chúng vào thùng không thể tái chế.
9. Giấy vụn: Mặc dù hầu hết giấy thường có thể được tái chế, nhưng thật khó để các trung tâm tái chế xác định loại giấy nếu nó được băm nhỏ.
10. Xốp: Công nghệ tái chế cần phát triển hơn nữa mới tái chế được nguyên liệu này.
11. Móc treo quần áo: Hầu hết các trung tâm không có khả năng tái chế chất liệu này.
12. Lốp xe: Nhiều tiểu bang ở Mỹ yêu cầu lốp xe phải được xử lý riêng (và có thu phí).
13. Giấy ướt: Nhìn chung, các nhà tái chế sẽ bỏ qua các loại giấy đã tiếp xúc với nước. Cấu trúc sợi có thể bị hư hỏng, và có nguy cơ gây ô nhiễm.
14. Cốc sữa chua: Nhiều trung tâm không tái chế nhựa từ cốc sữa chua, vỏ hộp bơ và chai dầu.
Minh Minh
Xem thêm:
The post 10+ thứ không thể tái chế nhiều người chưa biết appeared first on Trí Thức VN.
2020-06-29 15:52:02
Nguồn: https://trithucvn.net/doi-song/10-thu-khong-the-tai-che-nhieu-nguoi-chua-biet.html