Cuộc đời không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, cũng có lúc lên cao, lúc lại xuống thấp. Vì vậy, khi chúng ta gặp phải khó khăn cũng không nên quá tuyệt vọng.
Nói đến Quỷ Cốc Tử, tất cả chúng ta đều cảm thấy rất quen thuộc. Ông là một binh gia, cũng là người sáng lập Tung Hoành Gia (một học phái trong Cửu Lưu thập gia, thiên về nghệ thuật ngoại giao xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc). Việc sáng lập Tung Hoành Gia của ông có ảnh hưởng rất lớn đến đến hậu thế. Hai đệ tử Trương Nghị và Tô Tần của ông khi đó đều là những người có thể hô mưa hoán vũ. Quỷ Cốc Tử cho rằng người muốn thành việc lớn, thời cơ và năng lực thì thiếu một là không thể. Nếu thời cơ chưa đến thì nên chờ đợi và đừng vội vàng hành động.
Đến tận ngày nay, trí huệ của Quỷ Cốc Tử vẫn được đánh giá rất cao trong việc xử lý các vấn đề. Lữ Mông Chính, một nhà văn lớn trong triều đại nhà Tống cũng biết rõ điều này. Ông cũng lấy thể nghiệm nhân sinh của mình mà tổng kết ra 5 câu nói, để người đời sau biết rằng khi thời cơ chưa đến thì nên bảo trì tâm thái thế nào. 1. Phú quý thuỳ nhân bất dục, phúc lộc khởi năng cưỡng cầu
Giải thích: Ai cũng nuôi hy vọng có được vinh hoa phú quý, nhưng đây là điều không thể cưỡng cầu. Người xưa có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Rất nhiều việc trên đời vốn dĩ đã được định trước, một mực cưỡng cầu chỉ khiến bản thân càng thêm phiền não. Làm người, làm việc cố gắng chiểu theo thiên mệnh, cố gắng cũng không thể được. Dù kết quả có ra sao thì cũng không thể cưỡng cầu. 2. Giao long vị ngộ, tiềm thủy ô ngư miết chi gian; quân tử thất thời, củng thủ ô tiêu nhân chi hạ
Giải thích: Thuồng luồng khi thời cơ chưa đến, cũng chỉ có thể bơi trong nước giống cá mà thôi. Quân tử nếu không sinh ra đúng thời, cũng chỉ có thể chắp tay nhìn thiên hạ giao cho kẻ tiểu nhân.
Vận mệnh là gì? Mệnh chính là năng lực, vận chính là thời cơ, muốn thành việc lớn thì không thể thiếu một trong hai điều này. Trước khi gặp được thời cơ thích hợp, cần nhẫn nại chờ đợi, nhất định không thể xem nhẹ bản thân mà từ bỏ ý chí tiến thủ. Khương Tử Nha trước 80 tuổi thì một việc cũng không thành, nhưng khi thời cơ đến, đó cũng chính là lúc để ông thể hiện tài năng của mình. 3. Mã hữu thiên lý chi trình, vô kỵ bất năng tự vãng; nhân hữu xung thiên chi chí, phi vận bất năng đằng đạt
Giải thích: Ngựa vạn dặm có ý chí vạn dặm, nhưng nếu không gặp được nhân tài thì cũng không thể tự do mà phóng nhanh. Người có ý chí cao ngút trời nhưng nếu không gặp được thời cơ thích hợp cũng không thể thăng tiến.
Thân ở trong nghịch cảnh, nhất định không thể quên bản thân không phải vì không có năng lực, chỉ là chưa gặp được người phát hiện ra tài năng của chúng ta mà thôi. Ngoài ra, cũng cần dựa vào hoàn cảnh để giúp ta phát huy tài năng của mình.
4. Thiên bất đắc thời, nhật nguyệt vô quang; địa bất đắc thời, thảo mộc bất sinh; nhân bất đắc thời, hạn vận bất thông
Giải thích: Vạn vật thế gian không thể lúc nào cũng ổn định bất biến, khi trời có mây kéo đến thì không thể có ánh mặt trời. Đất đến mùa đông, hoa cỏ cũng không thể sinh sôi. Khi thời vận chưa đến, thì mọi việc cũng không thuận. Mặc dù như vậy, nhưng mây đen cũng sẽ tản đi, khi thời cơ đến, mặt trời sẽ chiếu sáng dần dần. Đông qua xuân đến, hoa cỏ lại sinh sôi nảy nở. Cũng vậy, con người chỉ cần nhẫn nại đợi chờ thì cũng sẽ có ngày vận mệnh đến. 5. Thời tao bất ngộ, chỉ nghi an bần; tâm nhược bất khi, tất hữu dương mi chi nhật
Giải thích: Khi thời vận chưa đến, tốt nhất là nên kiên trì với nguyên tắc của mình, không tự ti cũng không kiêu ngạo, chỉ cần nội tâm kiên định, thời cơ chắc chắn sẽ đến.
Hàn Tín trong truyền thống Trung Hoa chịu nhục chui háng, bởi vì ông biết sau này mình sẽ là người làm việc lớn, cũng tin rằng bản thân sẽ sớm thành công. Quả nhiên, sau này Hàn Tín trở thành tướng quân của Lưu Bang, trăm trận trăm thắng, lập được công lao to lớn cho giang sơn nhà Hán.
Ngọc Trân
Xem thêm:
The post Trí huệ cổ nhân: Khi gặp khó khăn không nên quá tuyệt vọng appeared first on Trí Thức VN.
2020-05-18 19:39:02
Nguồn: https://trithucvn.net/doi-song/tri-hue-co-nhan-khi-gap-kho-khan-khong-nen-qua-tuyet-vong.html