Ngạn ngữ có câu: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Số phận mỗi người tuy đã được an bài cụ thể nhưng trong cuộc sống lại có thể thay đổi theo lựa chọn của mỗi chúng ta. 8 định luật dưới đây đã cho thấy điều đó.
1. Định luật Parkinson: Ông chủ hạng 2 sẽ đào tạo ra cấp dưới hạng 3
Một quan viên ngồi không đúng vị trí sẽ có 3 cách ứng xử như: Một là nộp đơn xin từ chức để bàn giao lại công việc cho người có năng lực thực sự. Hai là tìm một cấp dưới có tài năng hỗ trợ xử lý công việc. Ba là thuê hai nhân viên có năng lực thấp hơn làm trợ thủ. Một người bình thường sẽ không chọn cách làm thứ nhất, bởi vì làm vậy người này vừa mất việc lại mất quyền điều hành. Cách thức thứ hai họ cũng không nguyện ý lựa chọn vì họ sợ rằng người có tài năng sớm muộn cũng sẽ lên thay thế quyền lực của mình. Do đó, họ sẽ chọn con đường thứ 3. Tìm hai người có năng lực kém mình làm phụ tá.
Cách giải quyết vấn đề này sẽ tạo nên một bộ máy cồng kềnh và hoạt động không hiệu quả. Đây là định luật Parkinson được viết bởi nhà sử học người Anh Northgood Parkinson.
Để giải quyết triệt để vấn đề bộ máy làm việc cồng kềnh không hiệu quả, cần đưa người có tài năng đức độ thực sự vào đúng vị trí. Giám sát nghiêm túc người quản lý để đảm bảo người này thực hiện đúng chức trách vai trò quyền hạn của mình.
2. Định luật Con nhím: Duy trì một khoảng cách hợp lý trong các mối quan hệ
Định luật này bắt nguồn từ hành vi của con nhím trong thế giới tự nhiên. Vì thời tiết lạnh nên hai con nhím nằm cạnh nhau, nhưng vì trên người mỗi con đều có những chiếc gai sắc nhọn nên nó sẽ đâm vào đối phương khiến chúng khó chịu. Do đó, chúng nhất định phải nằm cách nhau một khoảng cách. Tuy nhiên, vì lạnh không chịu nổi, chúng phải suy nghĩ tìm một khoảng cách thích hợp để có thể sưởi ấm cho nhau. Cái này gọi là quy luật Con nhím rất nổi tiếng. Để không làm tổn thương nhau, giữa người với người cũng phải có khoảng cách thích hợp, không nên quá gần và cũng không nên quá xa.
Đối với một người, việc quá gần gũi thân thiết cũng không phải là việc tốt. Trong công việc, giữ được mối liên hệ không quá xa hoặc quá gần, không can thiệp quá nhiều trừ khi nó liên quan đến hiệu quả công việc.
3. Định luật Chiếc đồng hồ đeo tay – Nhiều không bằng tinh tế
Nếu trên tay bạn chỉ có một chiếc đồng hồ, bạn sẽ biết thời gian chính xác hiện tại là bao nhiêu. Nhưng nếu có quá nhiều đồng hồ cùng một lúc, bạn sẽ không chắc chắn về thời gian bởi vì mỗi chiếc đều chỉ thời gian khác nhau và nó khiến bạn mất lòng tin vào đồng hồ.
Định luật về đồng hồ chỉ cho chúng ta thấy rằng cùng một sự việc không thể đồng thời lựa chon các phương pháp khác nhau để xử lý. Nếu như bạn đang có rất nhiều đồng hồ của các hãng khác nhau, bạn nên chọn cho bản thân một chiếc tốt nhất, số còn lại nên loại bỏ. Chiếc đồng hồ đeo tay cũng cần chỉnh lại thời gian chính xác nhất để nó biến thành tiêu chuẩn của bạn.
Hai phương pháp quản lý khác nhau sẽ khiến bạn rối loạn tay chân. Hai mục tiêu không giống nhau sẽ khiến bạn mất phương hướng. Đối với một người không thể đưa ra hai loại yêu cầu khác nhau. Phải có mục tiêu cụ thể và đường đi rõ ràng, bạn mới có thể đến đích.
4. Định luật Matthew – Người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu
Chương thứ hai của Kinh Tân Ước Matthew có một câu như sau: “Vì ai có, thì sẽ được ban cho, và người sẽ có nhiều dồi dào hơn; nhưng bất cứ ai không có, từ người đó sẽ bị lấy đi ngay cả những gì người đó có”. Chính vì câu này được lưu hành rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày nên “Định luật Matthew” mới trở nên nổi tiếng. Người đầu tiên đề cập đến hiệu ứng Matthew là nhà xã hội học nổi tiếng Robert Morton.
Định luật gợi ý cho chúng ta thấy rằng, trong thời đại ngày nay, dù làm gì thì cũng cần đề cao kỹ năng để nâng cao lợi thế bản thân, từ đó đạt được hiệu ứng quả cầu tuyết. Cho dù làm nghề gì thì cũng cần làm cho đến tốt nhất, không nên để kỹ năng bản thân trở nên bình thường ở mọi phương diện. Hãy cố gắng tích lũy từng chút một.
5. Luật của Murphy: Việc gì có thể sai thì sẽ sai
Trong nghiên cứu của mình, kỹ sư không quân Hoa Kỳ, Edward A. Murphy phát hiện ra rằng nếu có 2 cách để xử lý một vấn đề thì trong đó sẽ có một cách thất bại, nếu có nhiều cách để giải quyết thì một trong số đó sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc. Phát hiện này của ông đã được lưu truyền rộng rãi sau đó và được tóm tắt trong Luật Murphy như sau: Nếu điều tồi tệ có khả năng xảy ra, dù nhỏ đến đâu, nó sẽ luôn xảy ra và có thể gây ra tổn thất lớn hơn nữa.
Trước khi thực hiện việc nào đó cần cân nhắc khả năng rủi ro của nó và xem xét ở các góc độ khác nhau. Không nên ôm giữ quan niệm nhờ vận may bởi nó sẽ khiến bạn trả giá cao hơn. Hãy duy trì trạng thái lạc quan và thận trọng mới đạt được thành công.
6. Hiệu ứng Wengge Marley: Bạn có khả năng, bạn có thể làm tốt hơn
Hiệu ứng Wenge Marley bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại của Hy Lạp cổ đại và thường được dịch là hiệu ứng Pygmalion. Pygmalion là vua của Síp. Ông yêu một bức tượng cô gái do chính mình điêu khắc và hy vọng rằng tình yêu sẽ được đền đáp. Tình yêu chân thành và sự kỳ vọng của ông đã chạm đến Aphrodite, vị thần tình yêu, người đã ban cho bức tượng sự sống. Vậy là hy vọng của Pygmalion đã trở thành hiện thực.
Hiệu ứng này rất nổi tiếng trong giáo dục tâm lý. Khi người học được nghe nói rằng: “Bạn có khả năng, bạn có thể làm tốt hơn”