ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia tiết lộ dụng ý thật của tập trận quân sự trước ‘Lưỡng hội’ Trung Quốc
Tuesday, May 19, 2020 7:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chuyên gia Trần Phá Không cho rằng, dụng ý thật của cuộc tập trận quân sự của Tập Cận Bình là để ngăn chặn việc “Lưỡng hội” có thể trở thành “Đại hội chống Tập”, theo NTD ngày 18/5.

Các cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ trong thời điểm dịch bệnh bùng phát đã dấy lên rất nhiều đồn đoán. Có chuyên gia phân tích rằng cuộc tập trận quân sự của Tập lần này chỉ là đòn tung hỏa mù với thế giới bên ngoài, mục đích thật sự chính là để chấn nhiếp và đối phó kẻ thù chính trị trong đảng. Trước mắt, kỳ họp “Lưỡng hội” đang gần kề, đoàn đại biểu từ khắp các nơi trên cả nước đều tập trung về Bắc Kinh. Tập Cận Bình muốn mượn dùng các cuộc tập trận quân sự để tạo ra hiệu ứng chấn nhiếp tâm lý đối với các “thế lực chống Tập” nhằm ngăn chặn “Lưỡng hội” trở thành “hội nghị phản Tập”.

Cuộc tập trận của ĐCSTQ có bốn dụng ý

Từ ngày 14/5, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức cuộc tập trận quân sự trên bộ, trên không và trên biển quy mô lớn trên biển Bột Hải. Cục quản lý hàng hải Trung Quốc tuyên bố các cuộc tập trận quân sự và bắn đạn thật sẽ diễn ra suốt từ ngày 14/5 đến 31/7. Ông Trần Phá Không (Chen Pokong), một chuyên gia phân tích về các vấn đề thời sự chính trị của Trung Quốc, cho biết từ góc độ địa điểm và thời gian diễn tập, Tập Cận Bình đã huy động cuộc tập trận quân sự có bốn mục đích: đe dọa Đài Loan; khiêu khích Mỹ; phòng bị Nga, Triều Tiên và răn đe các đối thủ chính trị trong đảng.

Ngày 20/5, bà Thái Anh Văn, người có thái độ và lập trường cứng rắn đối với ĐCSTQ, một lần nữa sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan. Ông Trần Phá Không tin rằng các cuộc tập trận quân sự quy mô của ĐCSTQ trong giai đoạn này đang cố gắng tạo ra một bầu không khí đe dọa Đài Loan, vớt vát lại phần nào thể diện.

Đồng thời, ĐCSTQ che giấu dịch bệnh gây ra một thảm họa lớn. Dịch bệnh lan ra toàn thế giới, không chỉ gây ra một đòn chí mạng cho nền kinh tế Trung Quốc, mà còn dấy lên làn sóng chống lại ĐCSTQ trên cộng đồng quốc tế. Ông Trần Phá Không nhìn nhận rằng tại thời điểm này, ĐCSTQ không tập trung nhân lực, vật lực, tài lực và tinh lực vào việc phòng chống dịch bệnh, phục hồi sản xuất và vực dậy nền kinh tế, mà hao phí nhân lực tài lực thực hiện các cuộc tập trận quân sự, trong đó có ý khiêu khích Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Ngoài ra, dịch bệnh lần này khiến Nga và Triều Tiên cũng bị ảnh hưởng, từ đó cảm thấy bất mãn với Bắc Kinh. Cuộc tập trận chọn biển Bột Hải có vị trí gần với Nga và Triều Tiên, phía sau hậu trường cũng có ý phòng bị Nga và Triều Tiên.

Ngoài ba điểm trên, ông Trần Phá Không tin rằng mục đích quan trọng nhất của cuộc tập trận quân sự lần này là để chấn nhiếp kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng. Mặc dù Tập Cận Bình cùng lúc đang phải đối mặt với các “thế lực chống Tập” trong nước và quốc tế, nhưng đối với cá nhân Tập mà nói, việc giải quyết thế lực chống đối trong đảng còn cấp bách hơn.

Tập Cận Bình trình diễn sức mạnh quân sự áp chế kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng

Gần đây, từ Bộ Công an đến Bộ Tư pháp của ĐCSTQ, từ Quân đồn trú Bắc Kinh đến Tập đoàn Công nghiệp Quân sự liên tục có những thông tin như tiết lộ bí mật, tạo phản, đảo chính. Tập Cận Bình nhiều lần rời Bắc Kinh ra bên ngoài, được cho là có ý tránh né những màn đấu đá kịch liệt ở Bắc Kinh.

Ông Trần bày tỏ, hiện giờ, “Lưỡng hội” ĐCSTQ sắp diễn ra, hơn 5.000 đại biểu hoặc Ủy viên tập trung tại Bắc Kinh, liệu những người này có câu kết lại với nhau gây khó dễ ông Tập, hoặc bất ngờ tạo phản, khiến ông rơi vào thế “cưỡi hổ khó xuống”? Trong lòng Tập Cận Bình cũng không nắm chắc. Lúc này, ông ta thao túng quân đội để thực hiện các cuộc tập trận quân sự quanh mình, có dụng ý thể hiện sức mạnh quân sự, áp chế kẻ thù chính trị trong đảng, tạo ra hiệu ứng khủng bố tâm lý.

Nếu “Lưỡng hội” biến thành “đại hội phản Tập”, hoặc một cuộc đảo chính xảy ra trong đảng, Tập có thể sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết mạnh mẽ các vấn đề chính trị hoặc tranh chấp quyền lực.

Trước đó, có nhiều nhân sĩ thạo tin cho biết, “Lưỡng hội” năm nay sẽ thực hiện quản lý khép kín trong suốt quá trình, các phóng viên và đại biểu tất cả đều được cách lý và hộ tống bằng xe chuyên dụng. Điều này không chỉ cho thấy giới chức cấp cao của ĐCSTQ cảnh giác cao độ đối với dịch bệnh, đồng thời cũng ngăn chặn các đại biểu của “Lưỡng hội” tụ tập lại với nhau, làm ra “hoạt động mang tính tập thể” gì đó.

Trước thềm “Lưỡng hội”, cục diện ở Trung Nam Hải có nhiều điều bất thường

Trước thềm “Lưỡng hội”, “Hồng nhị đại” lần lượt mượn dùng thư ngỏ để thách thức “chủ tịch Tập”, quan trường ĐCSTQ cũng liên tục có những biến đổi hiếm thấy. Sau khi Tôn Lập Quân – nguyên thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc ngã ngựa vào ngày 19/4, Phó Chính Hoa – nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp bị cách chức và rớt đài mau chóng. Trên mạng còn lan truyền rằng ông Mạnh Kiến Trụ – cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cũng đã bị khám xét nhà, tình hình ở Trung Nam Hải càng trở nên khác lạ.

Gần đây, ông Tập Cận Bình đến hang đá Vân Cương, tỉnh Sơn Tây “lễ Phật”. Vương Xuân Ninh, vừa mới làm chỉ huy Quân đồn trú Bắc Kinh, thành viên Ủy ban Thường vụ Thành phố Bắc Kinh được 4 tháng, đã bị bãi chức Thường Ủy viên. Cảnh vệ khu Bắc Kinh trấn giữ thủ đô có hai sư đoàn và một trung đoàn với khoảng 30.000 người. Lực lượng quân sự của nó lớn hơn cả Cục An ninh Trung ương.

Ông Trần Phá Không cho rằng ông Vương Xuân Ninh đột nhiên bị loại khỏi Ủy ban Thường vụ Bắc Kinh ngay trước khi “Lưỡng hội” khai mạc, rõ ràng là ông Tập Cận Bình đã có sự nghi ngờ đối với Vương. Là chỉ huy của Quân đồn trú Bắc Kinh, nắm trong tay quyền lực quân sự then chốt như vậy, liệu Vương Xuân Ninh có tham gia vào cuộc đảo chính không? Có liên quan đến vụ án của Tôn Lập Quân và Phó Chính Hoa không? Vấn đề này rất đáng được quan tâm.

Điều đáng chú ý là Trung tướng Vương Thành Nam, nguyên Bí thư Ủy ban Kỷ luật Không quân kiêm Giám đốc Ủy ban Giám sát, được xác nhận vào ngày 15/5 rằng ông đã nhậm chức phó Chính ủy Chiến khu Trung ương, kiêm Ủy viên Chính trị Không quân Chiến khu Trung ương. Chiến khu Trung ương có trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh, sự thay đổi này cũng đã thu hút sự chú ý của giới quan sát bên ngoài.

Ngoài ra, thời điểm kết thúc của cuộc tập trận quân sự lần này cũng gần với thời điểm diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, hoặc thậm chí trùng với Hội nghị Bắc Đới Hà. Cuộc họp mặt thường niên này của các trưởng lão chính trị và các nhà lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ đương nhiệm trong những năm gần đây thường trở thành “Đại hội chỉ trích Tập” hoặc “Đại hội đối chọi Tập”, khiến ông Tập Cận Bình đứng ngồi không yên.

Ông Trần Phá Không tin rằng Tập Cận Bình đã mượn dùng cuộc tập trận quân sự để bố trí quân đội gần đó thị uy các đối thủ chính trị. Ông Trần bày tỏ, Tập Cận Bình khởi động cuộc tập trận quân sự quy mô ở biển Bột Hải chỉ là màn tung hỏa mù với bên ngoài. Răn đe và đối phó kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng mới là mục đích chính của cuộc tập trận quân sự này.

Theo Wenhui, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập

The post Chuyên gia tiết lộ dụng ý thật của tập trận quân sự trước ‘Lưỡng hội’ Trung Quốc appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.