ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
NR: Obamagate không phải là một thuyết âm mưu
Tuesday, May 19, 2020 5:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Không có lý do gì để phớt lờ chồng bằng chứng càng ngày càng cao rằng quan chức chính quyền Obama đã biến chất trong việc xử lý vụ điều tra Trump-Nga.

Embed from Getty Images

Đảng Dân chủ và các đồng minh của mình, những người  thích giả vờ rằng hành động khiếm nhã duy nhất của ông Obama là từng mặc một bộ vest màu sáng, sẽ chuẩn bị dành vài tháng tới đây thao túng tâm lý đám đông bằng cách tập trung vào sự lố bịch của các cáo buộc bốc đồng nhất đối với ông Obama. Nhưng thực tế là chúng ta đã có bằng chứng thuyết phục hơn bao giờ hết cho thấy chính quyền Obama đã lạm dụng quyền lực và thiên vị khi mở cuộc điều tra Trump-Nga thông đồng can thiệp bầu cử 2016.

Không phải đưa đẩy thuyết âm mưu khi nói rằng hành động điều tra ông Trump và đội ngũ của ông đã được xây dựng trên nền tảng một tài liệu nghiên cứu của phe chống đối ông Trump. Trong tài liệu này đầy rẫy chuyện tưởng tượng và, nhiều khả năng là các thông tin sai lệch liên quan đến Nga. Chúng ta biết Bộ Tư pháp dưới quyền Obama đã rút lại các bằng chứng đầy mâu thuẫn khi họ bắt đầu do thám các nhân vật vệ tinh của ông Trump. Chúng ta có bằng chứng cho thấy rất nhiều rất nhiều đơn xin trát để theo dõi lên tòa FISA, thực ra là gần như tất cả đều dựa trên các bằng chứng “nhân tạo” hoặc đầy rẫy sai sót. Chúng ta biết rằng thành viên của chính quyền Obama, những người hoàn toàn không đóng vai trò gì trong các hoạt động phản gián đã liên tục yêu cầu vạch tên của các đồng minh của Trump trong hồ sơ tình báo mật. Và chúng ta biết rằng, mặc dù không có đủ bằng chứng, FBI đã lừa Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump, Tướng Michael Flynn nhận tội để có thể tiếp tục cuộc điều tra chính quyền Donald Trump.

Hơn thế nữa, bối cảnh rộng hơn của vụ việc càng khiến các bằng chứng này nghiêm trọng hơn. Vào 2016, cơ quan tình báo của Obama đã bình thường hóa việc theo dõi người Mỹ. Giám đốc tình báo quốc gia dưới chính quyền Obama, ông James Clapper, đã có màn nói dối đầy tai tiếng về việc nghe lén công dân Mỹ trước Quốc hội. Giám đốc CIA của Obama, ông John Brennan đã tùy tiện theo dõi Thượng viện và ít nhất 5 nhân viên cấp dưới của ông này đã đột nhập vào các tệp tin trong máy tính của Quốc hội. Tổng Chưởng lý của Obama, ông Eric Holder, kích hoạt Đạo luật Gián điệp để theo dõi một nhà báo của Fox News, rồi cẩn thận đưa vụ kiện ông ta qua 3 thẩm phán đến khi tìm được một thẩm phán đồng ý coi nhà báo kia là kẻ thông đồng. Chính quyền Obama cũng theo dõi các phóng viên của AP, điều mà tờ báo này gọi là “sự xâm phạm to lớn và chưa có tiền lệ”. Mặc dù người ta đã quên từ lâu, các quan chức dưới quyền Obama đã bị phát hiện khi nghe lén cuộc nói chuyện giữa các nghị sĩ Quốc hội phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran. Obama là tác giả của thỏa thuận nổi tiếng nhưng cũng đầy tai tiếng này.

Vậy điều gì khiến người ta không tin rằng những người này lại không tạo ra một lý do để theo dõi đảng đối lập đây? Nếu có người như vậy, thì có lẽ họ chưa biết rằng ngoài các vấn đề trên, Barack Obama cực kỳ quan tâm đến tiến trình điều tra Nga – Trump thông đồng phá bầu cử.

Trong những giờ cuối cùng còn tại nhiệm, cố vấn an ninh của Obama, bà Susan Rice viết một email để tự bảo vệ bản thân. Email nói rằng bà đã tham gia một cuộc gặp với Tổng thống Obama, Tổng chưởng lý Sally Yates, giám đốc FBI James Comey, Phó Tổng thống Joe Biden. Trong cuộc gặp này, ông Obama nhấn mạnh mọi nội khía cạnh trong cuộc điều tra đội ngũ của Donald Trump phải được tiến hành “đúng theo quy định”.

Vậy không phải các quan chức cấp cao trong chính quyền Obama luôn luôn tiến hành các cuộc điều tra nghiêm trọng như vậy theo “đúng quy định” chăng? Thật là lạ lùng khi họ lại cần Tổng thống phải ra lệnh cụ thể để làm như vậy. Cũng thật lạ khi một cố vấn an ninh quốc gia sắp rời nhiệm lại phải đề cập đến cuộc gặp kỳ cục này khi mà ông Trump vừa mới tuyên thệ nhậm chức được 15 phút.

Lưu ý rằng không có bất kỳ nội dung trong những điều trên nói rằng ông Obama đã phạm tội; gần như chắc chắn ông ta đủ khôn ngoan để tránh phạm phải các tội rành rành. Nhưng trong một môi trường truyền thông lành mạnh, các dấu hiệu chồng chất sai phạm như thế này chắc chắn sẽ không qua khỏi con mắt tò mò của giới báo chí.

Nhưng, bạn có thể hỏi, “đến giờ thì nó còn có ý nghĩa gì nữa chứ?” Nó vẫn còn ý nghĩa bởi vì có một người ôm giữ hầu hết các đặc tính của một chính quyền rõ ràng là biến chất này đang cố gắng giành lại quyền lực tại Washington. Joe Biden, “huynh đệ” thân thiết của Obama, gần như chắc chắn sẽ trở thành đề cử viên của Đảng Dân chủ cho vị trí Tổng thống Hoa Kỳ. Ông ta mang theo di sản của Obama, và cũng có mặt trong cuộc gặp với bà Rice. Nhưng chính ông ta lại thẳng thừng tuyên bố không biết bất kỳ một chút gì về việc FBI điều tra tướng Michael Flynn trước khi buộc phải nói lại khi phóng viên George Stephanopoulos của kênh ABC nhắc rằng ông có tên trong email của bà Rice. Việc nghi ngờ mức độ dính líu của ông này và cả Obama trong vụ điều tra Donald Trump là hoàn toàn hợp lý.

Những người hoài nghi nói rằng chính quyền Obama không có động cơ nào để phải lạm dụng quyền lực chống lại Donald Trump, một người mà họ đã chắc chắn là sẽ thất bại trước Hillary Clinton vào năm 2016. Nhưng nghĩ thử xem, Richard Nixon đã thắng 49 trong số 50 bang trong cuộc bầu cử 1972. Tay chân của ông ta cũng không cần phải đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ và châm ngòi cho vụ Watergate khiến chính Nixon phải từ chức. Nhưng như các tin nhắn đã bị khui ra của nhân viên FBI liên quan đến cuộc điều tra này viết, họ muốn có “một chính sách bảo hiểm” phòng trường hợp điều không thể ngờ tới xảy ra.

Tháng 11/2016, điều họ không thể ngờ tới đã xảy ra, và chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tác động của nó sau 4 năm. Chúng ta chưa biết vụ bê bối này sẽ đi đến đâu, nhưng ta không cần phải là một kẻ ham thích thuyết âm mưu để nghi ngờ tính chính đáng của nó.

Tác giả: David Harsanyi, ký giả lâu năm của tờ National Review (NR), tác giả của cuốn: Nền tự do đầu tiên: Một chuyến đi xuyên lịch sử bền bỉ với súng ống của Hoa Kỳ.

Bài viết đăng trên tờ National Review.

Trọng Đức biên dịch

Xem thêm:

The post NR: Obamagate không phải là một thuyết âm mưu appeared first on Trí Thức VN.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.