ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
2017: Nấc thang mới cho quan hệ Nga – Mỹ
Friday, December 30, 2016 4:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Xuyên suốt 71 năm qua (1945-2016), quan hệ Liên Xô – Mỹ, nay là Nga và Mỹ, là mối quan hệ đối nghịch, cạnh tranh, có cả đối đầu và đối thoại đan xen phức tạp.

Phóng viên Người đưa tin có cuộc phỏng vấn với GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, chuyên viên cao cấp của viện Nghiên cứu Châu Âu, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, GS đã có những chia sẻ, nhận định về mối quan hệ Nga – Mỹ trong năm vừa qua và dự báo quan hệ Nga – Mỹ – phương Tây trong năm tới.

GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, chuyên viên viện Nghiên cứu Châu Âu.

2016 là một năm đầy biến động với mối quan hệ Nga – Mỹ nói riêng hay mối quan hệ Nga – phương Tây nói chung. Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông có thể đưa ra bức tranh toàn cảnh mối quan hệ này?

Xuyên suốt 71 năm qua (1945-2016), quan hệ Liên Xô – Mỹ, nay là Nga và Mỹ, là mối quan hệ luôn đối nghịch, cạnh tranh, có cả đối đầu và đối thoại đan xen phức tạp. Mối quan hệ này luôn bất ổn, thường xuyên căng thẳng, thậm chí đã có lúc bên bờ vực của chiến tranh. Quan hệ đó không có niềm tin chiến lược lẫn nhau. Nếu có hợp tác hay nhượng bộ nhau chỉ là tạm thời và là các giải pháp tình thế”. Quan hệ Nga – phương Tây năm 2016 cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo nêu ở trên. Tuy nhiên gam màu trong quan hệ Nga – Mỹ – EU – NATO đã có thể những bước chuyển biến theo hướng từ màu tối sang gam màu ít tối hơn, đâu đó đang lộ dần những mảng sang mang dấu hiệu lạc quan.

Thế giới phương Tây do Mỹ luôn dẫn đầu trong hơn bảy thập kỷ qua, luôn chứng tỏ sức mạnh vượt trội của mình, luôn tạo ra vị thế đơn cực, độc tôn lãnh đạo thế giới theo hướng có lợi nhất cho chính bản thân nước Mỹ và đồng minh. Ngược lại, Liên Xô trước đây và Nga ngày nay luôn cố gắng tạo nên thế cân bằng, đa cực trong cán cân quyền lực thế giới, không chấp nhận một thế giới đơn cực và chịu theo sự điều khiển của Mỹ.

Quan hệ Nga – Mỹ – EU – NATO năm 2016 cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo nêu ở trên. Tuy nhiên gam màu trong quan hệ Nga – Mỹ – EU – NATO đã có thể những bước chuyển biến theo hướng từ màu tối sang gam màu ít tối hơn, đâu đó đang lộ dần những mảng sang mang dấu hiệu lạc quan.

Vậy những nét chính trong mối quan hệ đó là gì, thưa ông?

Năm 2015 chuyển cho năm 2016 một di sản nặng nề về quan hệ chính trị quốc tế giữa Nga – phương Tây. Đó là căng thẳng xoay quanh các vấn đề quốc tế liên quan đến cả hai phía.

Một là, vấn đề Ukraine với cuộc khủng hoảng miền đông. Sóng gió nổi lên 2014 và đến nay cuối năm 2016, vấn đề Ukraine đã bị “chìm xuồng”, dịu đi và ít được nhắc nhiều trên truyền thông quốc tế.

Tuy nhiên, để giải quyết nó vẫn còn là nhiệm vụ nặng nề, dai dẳng và chắc chắn còn phải mất nhiều năm nữa để tìm ra một thỏa thuận chung mà các bên chấp nhận được. Nhưng có thể thấy, tình hình tại đây đang giảm dần những căng thẳng, dần đi vào thế ổn định, kiến tạo một Ukraine trong bối cảnh quốc tế mới.

Hai là, cuộc chiến ở Syria cùng các bên liên quan, có thể nhận thấy cuộc chiến tại một quốc gia Trung Đông như Syria đã có thể làm đảo lộn trật tự thế giới được hình thành kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Hai siêu cường quân sự là Mỹ và Nga đã có sự đảo chiều trong chính sách, nhưng đó là sự đảo chiều có chủ đích, trong khi châu Âu và Trung Đông đang phải đối mặt một chu kỳ bất ổn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Cuộc nội chiến tại Syria đã ảnh hưởng sâu sắc đến vị thế và chính sách đối ngoại của các cường quốc thế giới cũng như khu vực Trung Đông.

Kết thúc năm 2016, Nga – Mỹ vẫn chưa thể “đồng thuận” để ngừng bắn tại Syria.

Như trên ông đề cập, cuộc nội chiến tại Syria đã ảnh hưởng sâu sắc đến vị thế và chính sách đối ngoại của các cường quốc thế giới cũng như khu vực Trung Đông. Ông có thể phân tích rõ hơn cuộc chiến Syria đã đánh dấu sự thay đổi về vị thế cũng như chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ như thế nào, thưa ông?

Việc Mỹ để mặc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad 2 lần vượt quá giới hạn “lằn ranh đỏ” trong cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học năm 2011 và 2013, cũng như để Nga “qua mặt” trong cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín, thứ vũ khí mà Mỹ đã duy trì từ những năm 1990 như một biểu tượng cho vai trò lãnh đạo toàn cầu của Washington.

Có thể nói, phương Tây gần như bất lực và Nga làm chủ cuộc chơi ở Syria. Nhìn vào cuộc chiến Syria lúc này, chưa bao giờ kể từ sau chiến tranh lạnh, Mỹ, Pháp, Anh, ba quốc gia lãnh đạo phe mà người ta vẫn thường gọi là phương Tây, lại tỏ ra bất lực đến như vậy trước một nước Nga mạnh mẽ, tư tin và quyết đoán, đang trở thành người chủ cuộc chơi thực sự tại Syria.

“Cho dù các nước phương Tây có tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình diễn ra tại Aleppo, dường như họ lại càng không thể làm được gì đáng kể, trong khi đó không quân Nga tiếp tục kiểm soát bầu trời Syria. Mặt trận khốc liệt tại Aleppo đang là bước ngoặt của cuộc chiến Syria. Ông Assad đang nắm thời cơ để làm suy yếu các đối thủ cả về quân sự cũng như chính trị. Ông sẽ ở thế mạnh nếu các cuộc đàm phán mở ra trong những tháng tới”, chuyên gia dự đoán.

Như vậy sự ngập ngừng trong cuộc chiến này, chỉ còn vài tuần, khi ông Donald Trump chính thức vào Nhà trắng, Mỹ có thể sẽ ít quan tâm nhiều hơn nữa tới hồ sơ Syria, nhất là khi Tổng thống tương lai của Mỹ đã úp mở sẽ bắt tay với Moscow.

Lúc này liên minh ủng hộ lực lượng nổi dậy ôn hòa Syria đang gần như tê liệt cả trên mặt trận ngoại giao cũng như trên chiến trường. Nga đang lợi dụng cơ hội này để tạo được nhiều nhất sự việc đã rồi trước khi chính quyền Donald Trump đi vào hoạt động và trước khi chơi lá bài đàm phán.

Mối quan hệ của hai nhà lãnh đạo Trump – Putin đưa quan hệ Nga – Mỹ – phương Tây lên “nấc thang” mới?

Theo ông, những căng thẳng đó có được giải quyết trong năm tới?

Càng về cuối năm 2016 càng có những bước chuyển biến tích cực, mang dấu hiệu lạc quan cho triển vọng trong quan hệ Nga – Mỹ – EU – NATO, đặc biệt rất có thể Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có bước tiến về phía Nga – điều mà Moscow rất mong đợi.

Nga – Mỹ từ trước đến nay luôn “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, nhưng sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Washington có thể sẽ không còn đứng đầu trong danh sách những đối thủ chính thức của Nga.

Trước mắt, có lẽ sẽ có một sự nồng ấm giữa Washington và Moscow lần đầu tiên trong vòng 15 năm. Và câu chuyện mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Tổng thống Nga Putin có thể còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian nữa.

Phương Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.