ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Số phận VĐV Olympic Triều Tiên ‘trắng tay’ về nước có như tin đồn?
Friday, August 19, 2016 21:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Điều gì sẽ xảy ra với những vận động viên không đạt thành tích cao khi trở về Triều Tiên? Liệu họ có bị xử phạt hay bị đối xử như một kẻ tội đồ?

Tại Olympic Rio 2016, nữ VĐV Triều Tiên Hong Un-jong chỉ xếp hạng thứ 6 ở môn thể dục dụng cụ vòng tranh huy chương. Thêm vào đó, bức ảnh cô chụp chung với vận động viên Hàn Quốc Lee Eun-ju đã khiến cả thế giới chú ý. Người ta băn khoăn rằng liệu hành động này của cô có bị xử phạt hay bị đối xử như một kẻ tội đồ khi trở về nước?

  Số phận VĐV Olympic Triều Tiên 'trắng tay' về nước có như tin đồn? - Ảnh 1

Nữ VĐV thể dục dụng cụ Hong Un-jong chụp ảnh cùng VĐV Hàn Quốc Lee Eun-ju. (Ảnh: Ronald Grant)

Việc vận động viện (VĐV) bị xử phạt hay đối đãi như một kẻ tội đồ khi trở về nước sẽ không xảy ra, ông Michael Madden, một nhà phân tích về Triều Tiên tại Viện Mỹ – Hàn thuộc trường Đại học Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết.

Triều Tiên đã theo đuổi chính sách “ngoại giao thể thao” như một trọng tâm của chính sách mang tầm cỡ quốc gia từ những thập niên 80. Đó là cách làm duy nhất không dính líu tới chính trị giúp Triều Tiên giao lưu với thế giới bên ngoài, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho Triều Tiên thông qua tiếp xúc và trao đổi liên văn hóa.

Một số người có quan điểm tiêu cực về Triều Tiên thường gắn mác “tuyên truyền” cho chính sách ngoại giao này, nhưng trong thực tế, Triều Tiên vẫn đang nỗ lực theo đuổi con đường ấy và tìm kiếm các cơ hội. Triều Tiên từng đàm phán với Seoul về việc hợp nhất các đoàn vận động viên của họ và Hàn Quốc thành một đoàn thi đấu với danh nghĩa “Triều Tiên” để tham dự các kỳ Thế vận hội năm 2000, 2004 và 2008. Tuy nhiên, điều đó chưa bao giờ xảy ra.

Đối với các VĐV Triều Tiên, họ coi việc thi đấu ở một giải đấu quốc tế như một cơ hội đại diện cho quốc gia biểu diễn trước bạn bè thế giới, dù đôi khi phải chịu áp lực do những kỳ vọng rất lớn từ quê nhà.

Người ta cho rằng Hong Un-jong sẽ bị loại khỏi đội tuyển hay phải lao động khổ sai cả đời vì đã chụp ảnh chung với VĐV Hàn Quốc Lee Eun-ju mà quên mất rằng trong một giải đấu quốc tế năm 2014, cô đã từng bị chụp lại cảnh ôm “cô gái vàng” của thể thao Mỹ, VĐV thể dục dụng cụ Simone Biles, và sau đó đã chẳng có chuyện gì xảy ra.

  Số phận VĐV Olympic Triều Tiên 'trắng tay' về nước có như tin đồn? - Ảnh 2

VĐV Hong Un-jong ôm nữ VĐV thể dục dụng cụ Simone Biles của Mỹ. (Ảnh: Getty)

Nhiều người từng cho rằng khi ôm một VĐV của một nước mà Triều Tiên coi như “kẻ thù”, Hong Un-jong sẽ bị chỉ trích, lên án và không được phép tham dự Olympic tại Rio de Janeiro. Điều đó là không đúng sự thật.

Ở Triều Tiên, theo đuổi con đường thể thao là một cách nhanh chóng để trở thành ngôi sao. Những VĐV thành công trở về nước luôn được chào đón nồng nhiệt, hình ảnh của họ xuất hiện trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Họ sẽ được trao các loại huân huy chương và những danh hiệu cao quý khác.

Vào năm 2013, những VĐV thành công trở về nước còn được cấp những căn hộ đầy đủ tiện nghi để sống cùng gia đình. Truyền thông Triều Tiên đưa tin: “Tất cả các VĐV thi đấu thể thao, được truyền cảm hứng bởi sự chăm sóc của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), sẽ quyết tâm để đạt nhiều thành tích cao hơn nữa tại các giải đấu quốc tế”.

Những VĐV có thành tích cao thậm chí còn được dựng thành phim tài liệu, phim truyện và phát cho những độc giả trong nước và quốc tế.

  Số phận VĐV Olympic Triều Tiên 'trắng tay' về nước có như tin đồn? - Ảnh 3

VĐV thành công về nước được đối xử như ngôi sao. (Ảnh: Getty Images)

Từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, nhà lãnh đạo Kim Jong-un luôn ưu tiên đẩy mạnh phát triển thể thao và chính sách ngoại giao thể thao tại đất nước này. Ông cho xây dựng và nâng cấp nhiều nhà thi đấu, trung tâm thể thao và đầu tư cho các dụng cụ tập luyện, huy động nguồn lực và vật lực, tài chính nhằm giúp các VĐV nâng cao thành tích thể thao. Ngoài ra, ông còn tổ chức những buổi tiệc chiêu đãi, tiếp xúc với những cá nhân và đoàn VĐV Triều Tiên.

Trong khi đó, với những đoàn VĐV thi đấu không mấy thành công như đội tuyển quốc gia Triều Tiên tại World Cup 2010, sẽ không hề có chuyện họ phải đi cải tạo lao động như nhiều nguồn thông tin đã đưa.

Các VĐV Triều Tiên hoặc là đảng viên của đảng Lao động Triều Tiên hoặc vẫn đang thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Vì vậy, nếu họ vi phạm, đảng Lao động Triều Tiên hoặc quân đội sẽ đưa ra hình thức xử phạt.

Đối với những VĐV như trong trường hợp của đội tuyển Triều Tiên tại World Cup 2010, họ sẽ bị khiển trách, phê bình rút kinh nghiệm trong nội bộ đảng. Một nhóm nhỏ phê bình sẽ đưa ra những nhận xét với những người mắc lỗi và thiếu trách nhiệm. Sau đó, những người này sẽ tự phê bình và đề xuất các giải pháp khắc phục để làm tốt hơn trong tương lai.

Với các cầu thủ tham gia World Cup, họ sẽ bị các VĐV, huấn luyện viên và quan chức thể thao khác phê bình.

Đối với huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Triều Tiên, giống như các quan chức cao cấp khác, nếu có lỗi, họ sẽ được đưa tới một công trường xây dựng trong vài tháng trước khi trở lại Liên đoàn Bóng đá Triều Tiên và làm việc ở một vị trí thấp hơn chứ không có chuyện phải ngồi tù hay bị xử tử.

Đó là những gì sẽ xảy ra với những VĐV Triều Tiên thi đấu không mấy thành công tại các giải đấu. Sự thật là, việc tồi tệ nhất từng xảy ra với các VĐV Triều Tiên không thi đấu thành công khi trở về nước là truyền thông sẽ không còn nhắc nhiều tới họ.

Danh Tuyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.