Israel và Nga có thể xích lại gần hơn sau khi ông Avigdor Lieberman, người từng sinh ra tại Liên Xô cũ được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Chính trị gia Lieberman luôn muốn duy trì mối quan hệ vững chắc với Nga. Báo Mỹ Foregin Policy từng nói rằng ông Lieberman công khai tuyên bố “rất thích Tổng thống Nga Vladimir Putin”. Bộ Ngoại giao Nga dưới thời ông Lieberman thậm chí còn từ chối việc lên án Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Sputnik, Giáo sư Efraim Inbar, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat tại Đại học Bar-Ilan mô trả, ông Lieberman là “người bạn của Nga”, là “một người rất có ảnh hưởng trong việc cải thiện quan hệ” giữa hai nước.
Ông Avigdor Lieberman gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Israel. |
Nhà phân tích Elena Suponina đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga tin rằng, việc chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cải tổ là một dấu hiệu tốt cho mối quan hệ của Nga với Israel.
“Nga rõ ràng sẽ được hưởng lợi từ việc ông Lieberman trở thành bộ trưởng quốc phòng”, bà Suponina nói trên trang Gazeta.ru. “Ông ấy có mối quan hệ tốt với Tổng thống Nga. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm ông Lieberman cũng đem đến những dấu hiệu tiêu cực trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Bởi chính trị gia Israel có quan điểm cứng rắn hơn cả Thủ tướng Netanyahu”.
Một số chính trị gia phương Tây lo ngại rằng ông Lieberman có thể sẽ đẩy mạnh với tăng cường quan hệ với Nga, rời xa Mỹ. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là lúc quan hệ của Israel với các đồng minh chiến lược trở nên căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây thường có dấu hiệu như “một cặp đôi đang chuẩn bị li dị”, theo Sputnik.
“Có nhiều quan ngại cho rằng ông Lieberman sẽ làm tổn hại đến quan hệ với Washington trong khi xích lại gần hơn với Nga”, tác giả Gregg Carlstrom viết trên tờ The Times. “Ông Lieberman có thể sẽ tự khiến mình bị xa lánh ở Mỹ bởi mối quan hệ gần gũi với Nga trong thời điểm mà căng thẳng quân sự gia tăng”.
Trong khi đó, một số nhà phân tích bày tỏ ý kiến trái chiều, nói rằng tân bộ trưởng quốc phòng Israel cần phải duy trì hình ảnh cũng như sự nghiệp chính trị, và do đó mối quan hệ Israel-Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng.
“Ông Lieberman là một chính trị gia thực dụng. Các chính trị gia nước ngoài từng làm việc với Lieberman khi ông còn là bộ trưởng ngoại giao, đều tìm thấy những lợi ích chung giữa hai bên”, Tiến sĩ Zeev Hanin dến từ Đại học Bar-Ilan nói trên Gazeta.ru.
Tiến sĩ Hanin nói thêm, trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2015 ở Israel, chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama coi ông Lieberman như một chính trị gia duy nhất mà Washington có thể trò truyện.
“Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, ông Lieberman sẽ phải đàm phán với các quan chức quân đội Mỹ. Và ông ấy sẽ tìm thấy giữa điểm chung với họ”, Tiến sĩ Hanin giải thích.
Đăng Nguyễn