ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ cảnh báo về thiết lập ADIZ ở Biển Đông, TQ nói ‘không sợ rắc rối’
Sunday, June 5, 2016 0:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mỹ cảnh báo Trung Quốc rằng việc thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông sẽ là một hành động khiêu khích và gây mất ổn định.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5/6 đã cảnh báo Trung Quốc rằng việc thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông sẽ là một hành động khiêu khích và gây mất ổn định.

Phát biểu với báo giới tại Mông Cổ, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh hành động như vậy sẽ gây ra căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác và cũng sẽ dấy lên sự hoài nghi về cam kết của Bắc Kinh về việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển đảo bằng biện pháp ngoại giao.

  Mỹ cảnh báo về thiết lập ADIZ ở Biển Đông, TQ nói 'không sợ rắc rối' - Ảnh 1

Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – Đô đốc Sun Jianguo tại Singpaore. Ảnh Reuters.

Ông Kerry đồng thời kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không nên hành động đơn phương nhằm quân sự hóa khu vực và nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp.

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Kerry đưa ra sau khi truyền thông đưa tin cho rằng Trung Quốc đã xác định rõ khu vực thiết lập ADIZ trên Biển Đông và thời gian công bố chỉ thuần túy là quyết định chính trị.

Một ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ đối mặt với sự cô lập quốc tế trước các hành động bá quyền của mình ở Biển Đông và khẳng định các cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Reuters ngày 5/6 cho biết, Trung Quốc đã bác các áp lực của Mỹ nhằm kiềm chế hoạt động bá quyền của nước này ở Biển Đông và tái khẳng định chủ quyền (sai trái) của mình trong khu vực này.

Vào ngày cuối cùng của Hội nghị Shangri-La tại Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – Đô đốc Sun Jianguo cho rằng Trung Quốc sẽ không bị “bắt nạt” và “không sợ các rắc rối” ở bối cảnh Tòa Trọng tài Quốc tế chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với khu vực tranh chấp giữa hai nước.

“Chúng tôi không gây rối, nhưng không sợ rắc rối. Trung Quốc sẽ không chịu hậu quả, cũng sẽ không cho phép bất kỳ sự vi phạm chủ quyền và lợi ích an ninh nào của mình hoặc thờ ơ với một số quốc gia gây ra hỗn loạn ở Biển Đông”, Sun Jianguo nói tại hội nghị.

Tuyên bố của Đô đốc Sun Jianguo có thể được xem là một nỗ lực đánh tráo khái niệm nhằm phủ nhận trách nhiệm của nước này đối với sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Khi đưa ra những lời này, Đô đốc Sun Jianguo dường như đã quên mất rằng chính các tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc đang xâm lấn các vùng biển thuộc chủ quyền của các nước khác và hành xử hung hăng, tấn công và đe dọa tàu bè của láng giềng ngay trong lãnh hải của họ chứ không phải ai khác làm điều đó với họ.

  Mỹ cảnh báo về thiết lập ADIZ ở Biển Đông, TQ nói 'không sợ rắc rối' - Ảnh 2

Chính Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng nhỏ bé cảm thấy bị đe dọa và khiến họ xích lại gần nhau và gần hơn với các đối tác mạnh mẽ khác như Mỹ, Nhật Bản để tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Chính Trung Quốc chứ không phải các nước láng giềng ngang ngược đòi sở hữu tới 80% diện tích Biển Đông dựa trên yếu tố lịch sử không thuyết phục và không được ủng hộ ở các nước láng giềng và tăng cường các biện pháp quân sự để củng cố cho tuyên bố này khiến Bắc Kinh không thể giành được sự ủng hộ của quốc tế.

Trước những cảnh báo về khả năng bị cô lập, Đô đốc Trung Quốc tỏ ra tự tin cho rằng đất nước ông “chưa từng bị cô lập trong quá khứ và sẽ không bị cô lập trong hiện tại hay tương lai”.

Sun Jianguo cho rằng nhiều nước châu Á có mặt tại Đối thoại Shangri-La có quan hệ “ấm hơn” và “thân thiện” hơn với Trung Quốc so với một năm trước. Trung Quốc đã có 17 cuộc gặp gỡ song phương tại hội nghị trong năm nay, so với 13 cuộc trong năm 2015.

Trước sự kiện Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague chuẩn bị đưa ra phán quyết về tranh chấp lãnh thổ, Sun tiếp tục bác bỏ thẩm quyền của tòa này, thay vào đó tái khẳng định việc Bắc Kinh muốn giải quyết các tranh chấp với Philippines song phương và cho biết cửa mở ra đối thoại với Tổng thống Rodrigo Duterte.

Trong khi đó, tân Tổng thống Philippines Duterte hôm thứ Năm, tuyên bố rằng ông sẽ không đầu hàng hay để mất bãi cạn Scarborough đã bị Trung Quốc chiếm đóng vào năm 2012.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đang dùng chiêu thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc, kích động sự chia rẽ trong khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc, trong thực tế, đang rất bối rối trước sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Các nhà lãnh đạo G7, trong hội nghị hồi tháng 5, đã mạnh mẽ lên án các hành động bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đáo lại, Trung Quốc tuyên bố nước này đã giành được sự ủng hộ của nhiều quốc gia khác đối với tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của mình. Tuy nhiên, phần lớn các nước mà Bắc Kinh nêu tên sau đó đều bác bỏ hoặc im lặng.

Các nhà quan sát tin rằng, chính Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng nhỏ bé cảm thấy bị đe dọa và khiến họ xích lại gần nhau và gần hơn với các đối tác mạnh mẽ khác như Mỹ, Nhật Bản để tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.