ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sputnik: một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về BĐ
Thursday, June 30, 2016 16:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tờ Sputnik của Nga ngày 30/6 đưa tin cho rằng, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông trước thềm phán quyết của PCA.

Tờ Sputnik của Nga ngày 30/6 đăng tải bài viết với tựa đề “Sự thật về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông”, trong đó cho rằng các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện chống lại Trung Quốc của Philippines vào ngày 12 tháng 7.

Hãng tin Sputnik (Đài Tiếng nói nước Nga) đã “yêu cầu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov giải thích rõ hơn về quan điểm của Nga” trong vấn đề Biển Đông nóng bỏng hiện nay.

  Sputnik: một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về BĐ - Ảnh 1

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov.

Theo ông Vnukov, Nga hiện vẫn giữ lập trường “rõ ràng” về tranh chấp Biển Đông.

“Đây không phải là quan điểm nước đôi, và Nga đã nhiều lần nói rõ lập trường này ở tất cả các cấp, bao gồm cả cấp cao nhất. Nếu nói ngắn gọn thì Nga không phải một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhưng đồng thời chúng tôi có những lợi ích ở vùng này, kể cả ở Việt Nam”, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh tới lợi ích của Nga trong khu vực.

Giải pháp giải quyết tranh chấp mà Nga ủng hộ là: “chúng tôi muốn để tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp.

Chúng tôi cũng dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực. Chúng tôi cho rằng, lối thoát tốt nhất và duy nhất ra khỏi tình trạng này là việc tổ chức cuộc đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cụ thể, Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển và các tài liệu đã được thảo ra giữa các nước ASEAN và Trung Quốc”.

“Trên cơ sở các tài liệu này nên tìm kiếm những giải pháp mà các bên đều có thể chấp nhận được. Và tất nhiên, như Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói gần đây, chúng tôi phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp, chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp.

Chúng tôi kêu gọi giữ bình tĩnh, kiềm chế và không để những cuộc tranh chấp biến khu vực này thành một “điểm nóng”, trên thế giới hiện có quá nhiều điểm nóng, chúng tôi hướng tới tất cả các bên: tới Trung Quốc, tới các nước ASEAN hiện có tranh chấp với quốc gia này.

Đây là lập trường của Nga. Quan điểm này là rất rõ ràng, và không nên nghi ngờ Nga đang nghiêng về ủng hộ bên này hoặc bên kia”, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov nói.

Động thái trên của Đại sứ quán Nga tại Việt Nam được đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov lên tiếng khẳng định rằng vấn đề chủ quyền với các đảo ở Biển Đông cần được giải quyết chỉ thông qua cuộc đối thoại trực tiếp.

“Đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông. Lập trường của Nga là không thay đổi – những vấn đề này không nên quốc tế hóa, không một ai từ bên ngoài nên can thiệp vào quyết định của họ.

  Sputnik: một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về BĐ - Ảnh 2

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov.

Có Công ước Liên Hợp Quốc về luật quốc tế, có Tuyên ngôn về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết, có những nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất giữa Bắc Kinh và các thủ đô của ASEAN.

Chính đó là những gì cần phải là chỉ đạo hướng dẫn và giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, thông qua cuộc đối thoại trực tiếp của các nước quan tâm bằng phương cách chính trị và ngoại giao”, tờ Sputnik dẫn tuyên bố của ông Lavrov cho hay.

Từ tuyên bố của Đại sứ Nga Vnukov cho thấy có những điểm chính về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông như sau: không quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông; các nước thứ ba không tham gia vào tranh chấp; Nga không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông; các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc nên tiến hành đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh trên cơ sở Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển cũng như các văn kiện liên quan.

Tuy nhiên, trong bản tin ngày 29/4/2016, Sputnik nêu rõ rằng Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov lên tiếng khẳng định rằng vấn đề chủ quyền với các đảo ở Biển Đông cần được giải quyết chỉ thông qua cuộc đối thoại trực tiếp.

Do đó, nhận định trong bài viết đăng tải ngày 30/6 của Sputnik nói rằng “các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông” phải chăng là một sự nhầm lẫn?

Đọc thêm>>> Tình hình Biển Đông mới nhất năm 2016

Trong tuyên bố của mình, Đại sứ Vnukov dường như không tính đến các hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từ năm 2002, ASEAN đã cố gắng đạt được sự chấp nhận của Trung Quốc đối với một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc trên Biển Đông. Mặc dù đã ra nhiều hứa hẹn, nhưng Trung Quốc đến nay vẫn trì hoãn ký kết văn kiện này.

Trung Quốc tìm mọi cách chối bỏ tính hợp pháp của PCA trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Điều đó cho thấy Bắc Kinh không có thiện chí giải quyết vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế và thay vào đó muốn đàm phán song phương nhằm dễ bề “o ép” các nước nhỏ, buộc các nước ASEAN phải nhượng bộ trước khi đàm phán – chính sách chia để trị.

Bắc Kinh cũng đang tìm cách chia rẽ ASEAN, quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, xua đuổi và tấn công tàu cá của ngư dân láng giềng ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này.

Trước tình hình này, theo Đại sứ Nga, các nước ASEAN có lựa chọn nào khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình mà không cần tới sự phân xử của các tòa án quốc tế có liên quan?

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.