ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“CHỌN CÁ MÀ VẪN XẢ RÁC À?”: Đâu mới thực sự là NGUỴ BIỆN?
Wednesday, May 18, 2016 20:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Nếu bạn là người yêu thích cái gì đó “hack não” một chút, hãy đọc bài viết này nha!

PHẢN BIỆN CỦA NGUỴ BIỆN NHƯNG VẪN LÀ NGUỴ BIỆN?
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8xLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tTTNnWGE5aHZXdGMvVnowZGMyMm5qTkkvQUFBQUFBQUFjbHcvd0xaeUptVW93ZXNVTUQ3dkc4Y1RDVXNITEpzS042SUl3Q0xjQi9zMTYwMC9DSCUyNUUxJTI1QkIlMjU4Q04lMkJDJTI1QzMlMjU4MSUyQk0lMjVDMyUyNTgwJTJCViUyNUUxJTI1QkElMjVBQU4lMkJYJTI1RTElMjVCQSUyNUEyJTJCUiUyNUMzJTI1ODFDJTJCJTI1QzMlMjU4MC5qcGc=
Sau khi câu hỏi “Cá hay thép?” được đặt ra, và rất nhiều người đã bày tỏ quan điểm là “Chọn cá”. Thế nhưng có không ít ý kiến đã chỉ trích người Việt “chọn cá” mà vẫn “xả rác”, và xem đây là thói “đạo đức giả” của người Việt. Một trong số những ý kiến như vậy, bạn có thể đọc tại đây (Nguồn: Tin mới).
Hình ảnh biếm hoạ “CHỌN CÁ MÀ VẪN XẢ RÁC!?” tràn ngập Facebook. Nguồn: tinmoi.vn
Và đương nhiên, cũng không thể thiếu ý kiến phản biện lại và cho rằng cách nói “chọn cá mà vẫn xả rác à?” là NGUỴ BIỆN (fallacy). Cụ thể, CON xin trích một đoạn phản biện của một Facebooker để làm nội dung phân tích: “Có 1 ngụy biện đáng sợ đang ngập tràn trên FB. Đó là 

Chọn cá mà xả rác vậy đó hả?? 
Đây là ngụy biện, vì giữa 2 chuyện chọn cá và xả rác KHÔNG CÓ LIÊN QUAN GÌ HẾT.
Chọn cá, đó là cách nói ngắn gọn của các vấn đề: – chúng tôi cần thức ăn không bị đầu độc – formosa cút đi, dân Việt Nam không cần chúng mày. – dân bị đầu độc, ai chịu trách nhiệm. 
Còn việc xả rác, đó là vấn đề thuộc về THÓI HƯ TẬT XẤU của người Việt Nam chúng ta. Chuyện này là nằm ở giáo dục, ở luật pháp răn đe, không hề LIÊN QUAN đến nhu cầu đc ăn uống sạch của người dân. 
Các bạn đem 2 vấn đề thoạt nhìn có vẻ liên quan (xả rác hại môi trường) để nói kháy , nhưng đó là 1 ngụy biện kinh khủng, vì nói như các bạn thì HỄ CÒN XẢ RÁC LÀ PHẢI CÒN CHỊU ĐỰNG CÁ CHẾT, CHỊU ĐỰNG FORMOSA. Không! Đó là 1 ngụy biện đáng sợ. Hãy bỏ cách nói đó đi.”
Vậy thì đâu mới thực sự là quan điểm đúng?
Theo ý kiến của riêng CON, thì cả hai cách nói trên “chọn cá mà vẫn xả rác à” và phản biện của anh Facebooker kia đều (có thể) mắc lỗi NGUỴ BIỆN (fallacies). Cụ thể:
1. Những người nói “chọn cá mà vẫn xả rác à?”
Những người nói “chọn cá mà vẫn xả rác à” đã mắc lỗi nguỵ biện HASTY_GENERALIZATION (dịch là “Khái quát hoá vội vàng”): lỗi này mắc phải khi một người rút ra một kết luận dựa trên đặc điểm của một số lượng phần tử nhỏ trong một tập hợp lớn hơn nhiều (chưa chắc những phần tử còn lại đã có cùng đặc điểm với những phần tử đã được chọn làm mẫu kia) [1]. Và họ cũng có thể đã mắc lỗi TU_QUOQUE (dịch là “Anh cũng vậy”) hay còn có tên gọi khác là APPEAL TO HYPOCRISY: lỗi này mắc phải khi một người cố ý phản bác một quan điểm của ai đó bằng cách chỉ ra hành động của người đó không nhất quán với quan điểm của họ [2].
Thứ nhất, họ mắc lỗi Hasty Generalization. Hasty Generalization có đặc điểm:
1.Chọn một mẫu S (quá nhỏ) từ toàn tập hợp P. 
2.Rút ra kết luận C về tập hợp P dựa trên đặc điểm của mẫu S. [3] 
Họ mắc lỗi đó là vì cho rằng ai “Chọn cá” cũng vì cùng một mục đích với “không xả rác” là bảo vệ môi trường. Thực tế hoàn toàn không phải vậy. Có những người chọn cá vì lí do khác như không muốn bị đầu độc bởi thực phẩm nhiễm độc (giống như anh Facebooker đã phân tích).
Thứ hai, họ có thể đã mắc Tu Quoque Fallacy. Tu Quoque Fallacy có đặc điểm như sau: 
1.Người A phát biểu quan điểm X. 
2.Người B chỉ ra những hành động hoặc phát ngôn trong quá khứ của người A không nhất quán với quan điểm X. 
3.Do đó, B suy ra X sai (và vì thế, B mắc lỗi nguỵ biện).[4] “C
Minh hoạ Tu Quoque Fallacy: “Sao cậu cứ ăn cháo của tớ vậy hả?” – “Cậu có muốn tớ kể hết mấy thói xấu của cậu ra không hả?”. Nguồn: bookofbadarguments.com
Áp dụng trong trường hợp “Chọn cá” sẽ thấy, 
1.Một số người (A) phát biểu “Chọn cá” (X). 
2. Một số người khác (B) chỉ ra một số người nằm trong nhóm A đó vẫn xả rác, là không bảo vệ môi trường; hành động đó không nhất quán với quan điểm X là “Chọn cá”, vì đi ngược lại với mục đích của phát ngôn của họ (được cho) là để bảo vệ môi trường. 
Vậy thì điều quan trọng ở đây là nhóm người chỉ trích đó có suy ra “Chọn cá” là sai hay không? Nếu có, đồng nghĩa với nhóm đó cố tình chứng minh “Chọn cá” sai bằng lập luận ở 2 bước nêu trên, thì khi đó, nhóm đó đã mắc Tu Quoque Fallacy (vì bạn cũng xả rác = không bảo vệ môi trường, nên việc bạn chọn cá = hô hào bảo vệ môi trường là sai). Còn nếu nhóm người chỉ trích đó không kết luận “Chọn cá” là sai, thì họ không mắc phải lỗi Tu Quoque như Facebooker kia đã nói. 
Vậy, trong cùng nhóm người chỉ trích (B) cùng nói câu “Chọn cá mà vẫn xả rác à?”, những thành phần nào chỉ trích nhằm mục đích chứng minh “Chọn cá” là sai, thì khi đó họ đã mắc Tu Quoque. Còn những thành phần khác chỉ trích nhưng không phải nhằm chứng minh điều đó (mà có thể nhằm mục đích khác, ví dụ, chỉ ra sự không nhất quán giữa hành động và lời nói của một số người dù chọn cá nhưng vẫn xả rác, từ đó khuyên mọi người bỏ thói quen xả rác bừa bãi), thì họ không mắc Tu Quoque.
2. Anh Facebooker phản biện lại
Về lập luận của Facebooker kia, anh ấy đã mắc 2 fallacy: HASTY_GENERALIZATION (dịch là “Khái quát hoá vội vàng”) và STRAW_MAN (dịch là “Nguỵ biện rơm”). 
Thứ nhất, anh ấy mắc Hasty Generalization là bởi vì anh ấy đã kết luận ngay là toàn bộ nhóm người chỉ trích “chọn cá mà vẫn xả rác à?” thực hiện cả bước thứ 3 = “suy ra quan điểm X “Chọn cá” là sai”. Không phải ai trong cùng nhóm người B chỉ trích nhóm người A “chọn cá mà vẫn xả rác” cũng cho rằng quan điểm “Chọn cá” là sai. Những người trong nhóm B với mục đích đơn thuần là chỉ ra sự không nhất quán giữa hành động và lời nói của một số người dù chọn cá nhưng vẫn xả rác, từ đó khuyên mọi người bỏ thói quen xả rác bừa bãi thì không mắc Tu Quoque (như đã phân tích ở trên).
Thứ hai, anh ấy đã mắc lỗi Straw Man. Straw Man Fallacy có đặc điểm như sau: 
1.Người 1 phát biểu quan điểm X. 
2.Người 2 nêu ra quan điểm Y có vẻ tương đồng với X nhưng không hoàn toàn trùng khớp với quan điểm X; hay nói cách khác ý gốc của X đã bị “bẻ” thành Y. 
3. Người 2 phản biện lại quan điểm Y. 
4. Từ đó, người 2 kết luận quan điểm X là sai. [5] 
Minh hoạ Straw Man Fallacy: “Cậu muốn đi ăn hamburger không?” – “Hmm … đi ăn pizza được không?” – “Gì cơ? Ý cậu đang muốn nói là chúng ta chỉ mãi mãi ăn pizza? Vậy đốt hết mấy quán hamburger cho rồi đi?!?”. Nguồn: Pinterest.com
Anh Facebooker ấy đã mắc lỗi Strawman, thể hiện qua câu nói “Các bạn đem 2 vấn đề thoạt nhìn có vẻ liên quan (xả rác hại môi trường) để nói kháy , nhưng đó là 1 ngụy biện kinh khủng, vì nói như các bạn thì HỄ CÒN XẢ RÁC LÀ PHẢI CÒN CHỊU ĐỰNG CÁ CHẾT, CHỊU ĐỰNG FORMOSA. Không! Đó là 1 ngụy biện đáng sợ. Hãy bỏ cách nói đó đi.” 
Đây không phải là quan điểm của toàn bộ nhóm người bị anh Facebooker phản biện (nhóm B kể trên). Trong nhóm B đó, có nhiều thành phần không nói là chúng ta phải chịu đựng cá chết và Formosa khi còn xả rác, họ chỉ đang chỉ ra sự không nhất quán trong hành động và lời nói của một số người trong nhóm A, ngầm ý khuyên mọi người từ bỏ thói quen xả rác bừa bãi. Anh Facebooker đã “bẻ” quan điểm của những thành phần đó để phản biện lại, không còn giữ nguyên gốc ý kiến ban đầu của họ, nên anh đã mắc lỗi Strawman. 
Tuy nhiên, suy luận của anh Facebooker lại rất hợp lí với một số trường hợp của nhóm B. CON xin trích một đoạn trong bài viết của anh John Hùng Trần, tác giả của cuốn sách “John đi tìm Hùng” (full bài viết mời bạn xem tại đây), mà CON nghĩ là đã mắc phải lỗi nguỵ biện mà anh Facebooker đã chỉ ra:
“Trước khi Việt Nam cần được cứu khỏi bất cứ thế lực bên ngoài nào, thì Việt Nam cần phải tự cứu khỏi mình trước. Vì thế nếu bạn muốn giúp Việt Nam và thay đổi tình trạng môi trường, xin hãy bắt đầu từ bản thân bạn.” 
Điều này CON nghĩ anh Facebooker đã phản biện lại khá chính xác như sau: “Chuyện xả rác, ta có thể giải quyết sau. Chuyện cá chết, đó là tính mạng dân tộc, cần đc giải quyết ngay. Mong các bạn sáng suốt.” 
Kết luận của CON
Phân tích trên của CON không nhằm “bới lông tìm vết”, mà là để các bạn hiểu rõ hơn bản chất của các phát ngôn, quan điểm. Những câu nói nghe có vẻ rất hay, rất đúng, nhưng cũng rất có thể đã mắc lỗi nguỵ biện. Nhưng có một lỗi nguỵ biện rất hay mà CON muốn chia sẻ, đó là The Fallacy Fallacy: đây là lỗi mắc phải khi bạn kết luận một quan điểm là sai vì cách lập luận để chứng minh cho quan điểm đó mắc phải fallacy. Nghĩa là nếu một người nêu ra một quan điểm, và cách lập luận của người đó bị phát hiện mắc lỗi nguỵ biện ở một số chỗ, thì điều đó cũng chưa chứng minh được quan điểm của họ là sai. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ biết cách nhìn thoáng và cởi mở hơn, nhìn nhận vấn đề vượt lên trên những lỗi nguỵ biện để đánh giá quan điểm một cách công tâm nhất, từ đó mới nhìn ra được mục đích tốt đẹp thực sự (nếu có) của những người nêu ra quan điểm đó nhưng vô tình/cố ý mắc phải fallacy. 
Theo CON, việc nhanh chóng điều tra nguyên nhân cá chết dọc biển miền Trung để xác định trách nhiệm có thực sự thuộc về Formosa hay không và có biện pháp xử lí và giải quyết kịp thời, là việc khẩn cấp quan trọng cần làm trước tiên, vì nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, và miếng cơm manh áo của bà con ngư dân khi nguồn hải sản bị mất đi, và vừa ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng môi trường biển khu vực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Người Việt Nam nào cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này, và họ có quyền “Chọn cá” dù là vì sức khoẻ của bản thân, gia đình, xã hội, vì công ăn việc làm của ngư dân, hay là vì vấn đề bảo vệ môi trường. 
CON cũng nghĩ rằng, riêng đối với việc bảo vệ môi trường, trách nhiệm đó không chỉ nằm ở lời nói, hô hào đuổi Formosa đi, mà còn phải nằm ở những hành động mang tính thói quen, rất nhỏ nhặt hằng ngày, như vứt rác đúng nơi quy định. Đó là cách chúng ta có thể bảo vệ môi trường một cách toàn diện và lâu dài hơn. 
Lưu ý: Bài viết mang tính phân tích dựa trên kiến thức về nguỵ biện (fallacy), hoàn toàn không có ý đả kích hay xúc phạm bất kì cá nhân nào. Các bạn đọc muốn đóng góp ý kiến, vui lòng comment lịch sự và tôn trọng. Comment mang tính xúc phạm, vô văn hoá sẽ bị xoá không cần xin ý kiến. Xin hãy cùng chúng mình xây dựng một môi trường tranh luận công bằng và văn minh! CON xin chân thành cảm ơn! Nguồn tham khảo (trong từng link tham khảo có kèm ví dụ minh hoạ về các fallacy để tìm hiểu thêm): 
Một trang web rất hay về fallacy có tổng hợp các fallacy cơ bản, các bạn có thể tham khảo thêm để tăng kiến thức: http://www.nizkor.org/features/fallacies/
Xin cảm ơn các bạn độc giả!
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.