ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
ĐỨa Con NgoÀi GiÁ ThÚ
Wednesday, May 18, 2016 1:59
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8yLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tZlRZQnEzV3luVWsvVnp3c0pBMHRqZEkvQUFBQUFBQUFjbGMvUVdOdDdQYjg5UEVKT3lWRi1wdnVMdzk3aTR1U1N3TmlRQ0xjQi9zMTYwMC8xNDUxOTg2Mjg4LTE3MjAxNjAxMDYwNzQ4NDcuNDg4MTA5MC5qcGc=

Tuan Pham Anh

( Viết lại theo trí nhớ các cụ kể lại)
Con Lành ( Mẹ đẻ tôi )
Hà nội năm 1954.
Con Lành 13 tuổi đang ở cái tuổi ăn tuổi lớn, mồ hôi nhễ nhại người ngợm lấm lem bụi bẩn, có lẽ nó gần như đói lả vì kiệt sức, lê lết cho đến đầu phố Cầu gỗ thì nó ngồi phịch xuống, hai chân bủn rủn, mắt lờ đờ….nó thiếp đi lúc nào không hay.
Bà Dần, gái Hà nội chính gốc, nhà ở phố Hàng Bè, Bà xúng xính trong bộ áo dài, nón lá, sách giỏ đi chợ ngang qua, thấy con Lành, Bà đá nhẹ vào người nó :
Này, mày tên gì, sao ngồi đây?
Con Lành, mở mắt, nó nhìn Bà một cách sợ sệt, lý nhí trong mồm : Lành.
Bà Dần cúi xuống : Mày từ đâu đến, sao ngồi đây?
Nó đỡ sợ hơn lúc nãy : Cháu ở quê ra, ra đây tìm việc làm.
Mày còn bé tý vậy ai người ta thuê?
Cháu 13 tuổi rồi, ở quê cháu làm được ối việc.
Sao tao trông mày như mới lên 8 ý, nhỏ thó vậy à, tao cho cái bánh rán này, chịu khó ra chợ rửa bát cho người ta đổi cơm mà ăn, chứ ngồi đây ai người ta thuê. Con Lành nhìn Bà Dần đi khuất, mắt ngấn lệ, nó cho vội miếng bánh vào mồm, nhai ngấu nghiến, có lẽ đời nó chưa bao giờ được ăn một cái bánh rán ngon đến như vậy…. Nó biết phải đi đâu bây giờ giữa cái thủ đô lạ lẫm này, không một người thân thích, nó lại thiếp đi trong lúc cái bụng vẫn còn reo. Bà Dần lượn vài vòng chợ, rồi quay lại vẫn thấy bóng dáng con Lành nằm đó, rồi cái buổi chiều muộn mùa hè năm ấy, con Lành theo Bà Dần về ở cho nhà Bà, cuộc đời nó được sang một trang mới, nó gọi bà Dần là Mợ xưng con.
10 NĂM SAU.
Về nhà Bà Dần một thời gian khoảng vài tháng, bà Dần mới biết con Lành không biết chữ, đầu tiên bà giao cho nó làm vài việc vặt, thấy nó nhàn quá, bà lại giao cho nó đi đưa bánh rán, rồi cầm tiền về cho Bà. Có lần, nó về đưa mảnh giấy bà biên trước đó cùng một nắm đồng chinh nặng chĩu, bà ngồi đếm đi đếm lại, hình như là thiếu thì phải, bà tra khảo nó sao lúc nhận của người ta mày không đếm, nó mếu máo mà cái mặt nó co rúm lại vì sợ, nó bảo : Dạ thưa mợ, con không biết đếm, người ta bảo đưa bao nhiêu con nhận ngần đó đưa cả cho bà. Bà đã rất giận nó, đuổi nó đi, nhưng nghĩ sao bà lại cho nó ở lại. Khoảng một năm sau, ông bà đăng ký cho nó đi học một lớp bổ túc văn hóa, gọi là xóa nạn mù chữ, kể từ đó, con Lành đã biết đọc và viết ở cái tuổi ngoài 20.
Có cái chữ, Bà Dần nói với nó, có lẽ tao phải xin cho mày đi làm, chứ ngần này tuổi ở mãi với Bà sao được, còn phải gả chồng cho mày nữa chứ…
Ông Thái, chồng bà Dần ngày ấy cũng là một cán bộ nhà nước sắp về hưu, nhờ quen biết, ông mới xin cho con Lành vào làm hộ lý tại bệnh viện B Hà Nội nay là Bệnh viện Xanh Pôn, làm một thời gian, người ta phân cho nó cùng với 3 người khác cùng bệnh viện ở chung một căn hộ tập thể tại phố Giảng võ rộng 25m2. Vậy là sau mười năm được bà Dần nuôi nấng dậy bảo, con Lành cũng có được cái chỗ chui vào, có công ăn việc làm tạm ổn, có nhiều khi nó ngồi ôm gối một mình nhìn ra cửa sổ, nó khóc cạn cả nước mắt, từ ngày nó phải rời quê hương, xa ông bà, xa gia đình, nó nào có được về thăm quê lần nào đâu, nó chẳng biết ông bà ra sao nữa, còn sống hay đã chết, giờ nó chỉ còn bà Dần nó coi là mẹ, nó ơn lắm nhưng cho có ngày trả mà thôi….
Mùa hè, năm 1972 tôi ra đời.
Mẹ tôi ( con Lành ) bà ở không như vậy, chẳng thấy ông nào dòm ngó tới, có lẽ phần vì bà không được đẹp gái cho lắm, phần vì cũng là gái quá lứa nhỡ thì, cũng có lẽ suốt cả cái thời thơ ấu của bà sinh ra và lớn lên, bà chỉ có biết làm và làm thôi, vất vả qua vài cuộc chiến tranh, đời cướp mất của bà phần lớn tuổi thanh xuân mất rồi…
Cũng đến một ngày mùa thu năm đó, bà gặp một người đàn ông, là cán bộ làm việc trong bộ ngoại giao, được phân về ở cùng tầng với khu tập thể nơi bà đang sống, bà đem lòng thương ông, trao cho ông cái quý giá nhất của mình bấy lâu mà chẳng đòi hỏi ở ông cái gì cả, không cưới xin, không nhà cửa. Khi biết sau cái đêm ấy bà có tôi trong lòng, bà kể với ông về việc đó, lúc này ông mới nói thật rằng ông đã có vợ con sống ở quê, bà như ngã khựu xuống đất.
Ngày đó, việc một phụ nữ không chồng mà có con là việc không thể, vi phạm nghiêm trọng xét về mặt đạo đức, bà đã bị kỷ luật và đình chỉ kết nạp đảng.
Rồi cũng đến ngày ở cữ, đến tháng 7/1972 bà đã sinh ra tôi.
Tôi sinh ra gặp phải thời loạn lạc, lớn lên lại gặp buổi gian nan, từ khi cất tiếng khóc chào đời, tôi không biết gọi tiếng cha.
Khi tôi được 6 tuổi, thấy người ta đến nói với bà, rằng ông ấy đã bị tai nạn và mất trong một chuyến công tác. Một lần nữa bà lại như ngã khựu thêm một lần nữa, vì bà rất thương tôi, ngày tôi ra đời thì cũng là lúc ông ý chuyển công tác khác, có lẽ bà cũng đã cố đợi ông, mong ông nghĩ lại mà quay về làm cho tôi cái giấy khai sinh, nhưng ông đã không về, bà nuốt nước mắt cầm giấy chứng sinh của tôi ra phường làm giấy. Người ta đã mắng bà và phạt vì cái tôi khai sinh muộn, người ta đâu có biết là do bà cố đợi bố tôi về để khai sinh cho đâu, rồi khi người ta hỏi thế bố nó họ tên gì, bà lại khóc thêm một lần nữa, bà nói nó không có bố, mong các anh các chị chiếu cố hoàn cảnh mẹ con tôi, chứng cho nó cái giấy, cho nó cái quyền làm công dân, người ta đã gạch một đường chéo rõ dài bên khung đề người cha, còn bên người mẹ với họ của bà lấy để đặt tên cho tôi từ đấy.
Vậy là mẹ con tôi quấn quýt bên nhau từ đó, tôi hiểu bà vô cùng thương tôi, miếng ăn có quả trứng bà lại nhường tôi cả, tôi chỉ biết rằng khi bà chỉ dám gắp rau ăn.
Tôi sống trong kỳ thị đầy rẫy bon chen cuộc đời, ở nhà thì bọn trẻ con chế cười, người lớn lắm lúc chửi mày là đồ con hoang, đến trường thì bạn bè chê cười đi đâu chúng cũng bảo ê thằng không có bố kìa…tôi ức lắm.
Về nhà tôi kể cho bà nghe, bà lại ôm tôi vào trong lòng, có lẽ bà vì chuyện này mà nén đau thương nuôi tôi khôn lớn, bà đã vỗ về tôi : Con ơi, mẹ là mẹ của con cơ mà, mẹ đẻ con ra mẹ cũng đã vất vả nuôi con, có thể con không có cha, nhưng điều mà mẹ luôn tự hào là, mẹ con mình vẫn đàng hoàng mà sống, phải không con.!
Sau này khi tôi lớn lên, tôi cũng quên dần đi chuyện đó, ai còn gặp trêu hỏi tôi, tôi đã bỏ qua cho họ, chỉ mong cho họ hiểu rằng, dù thiếu người cha, nhưng tôi có hư đâu, dù thiếu cha nhưng tôi và các bạn vẫn học chung một mái trường đấy thôi, dù thiếu cha nhưng mẹ con tôi vẫn dành cho nhau những nụ cười, với tôi thế là quá đủ rồi.
Năm 16 tuổi, tôi đã nhận được một tin sét đánh ngang tai, bà đã vĩnh viễn rời xa tôi cũng trong một tai nạn giao thông trong một chuyến về quê do người ta cho về thẩm tra lý lịch kết nạp Đảng, lần đầu tiên kể từ khi bà thoát ly ra Hà nội sinh nhai rồi trở về quê lần ấy cũng là lần cuối cùng bà vĩnh viễn ra đi.
Nay sắp đến ngày giỗ của Bà, tôi cũng bùi ngùi nhớ lại chút kỷ niệm nhỏ nhoi trong cuộc đời mình, tay cầm ly rượu, ngắm cái tổ ấm mà tôi đang có, một vợ với hai con, tự dưng trong lòng ngấn lệ, có lẽ Bà đã phù hộ cho tôi, tôi vẫn cảm giác khi ngồi viết những dòng này, Bà đang ngồi cạnh và mỉm cười với tôi.
Hà nội, tháng 1/ 2016.
PAT.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.