(Hồ sơ quân sự) – T-28 là một trong những loại pháo kéo tự hành bọc thép hạng nặng được quân đội Mỹ nghiên cứu, chế tạo cho lực lượng lục quân trong Thế chiến thứ II.
T-28
Siêu tăng chiến trường T-28 là một trong những loại pháo kéo tự hành bọc thép hạng nặng được quân đội Mỹ nghiên cứu, chế tạo cho lực lượng lục quân trong Thế chiến thứ II.
T-28 có trọng lượng 100 tấn, ban đầu, vào năm 1945, loại phương tiện này được thiết kế để gánh vác nhiệm vụ chở pháo kéo hạng nặng Gun Motor Carriage T95 cỡ nòng 105 mm nhưng sau đó năm 1949, nó được đổi tên là “siêu tăng hạng nặng T28” (Super Heavy Tank T28).
Tăng T28 được quân đội Mỹ thiết kế và sử dụng vào mục đích tấn công các cơ sở phòng ngự kiên cố của Đức Quốc xã ở phòng tuyến Siegfried bởi loại pháo 105 mm được quân Mỹ chứng minh là có khẳ năng công phá được các mục tiêu được bê tông hoá kiên cố như boong ke, pháo đài phòng ngự hạng nặng.
Nhu cầu sử dụng xe tăng tăng mang pháo tấn công hạng nặng bắt đầu xuất hiện vào năm 1943. Lúc này, cơ quan phụ trách hậu cần – đạn dược của Mỹ đưa ra đề nghị cần trang bị 25 xe tăng mang pháo hạng nặng để thực hiện các chiến dịch quân sự của Mình.
Tại một diễn đàn được tổ chức vào tháng 3 năm 1944 giữa Lục quân và cơ quan phụ trách hậu cần – đạn dược của quân đội Mỹ đã thống nhất được phương án sẽ chế tạo tổng cộng 5 chiếc tăng hạng nặng T28.
Tập đoàn The Pacific Car and Foundry khi đó đã nhận được mẫu thiết kế của chiếc siêu tăng nặng 100 tấn này vào tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, cho đến khi những chiếc T28 sẵn sàng tham chiến thì Chiến tranh thế giới lần II đã kết thúc với kết quả chiến thắng thuộc về lực lượng quân đồng minh.
Chính vì Thế chiến đã kết thúc nên kế hoạch chế tạo 5 chiếc T28 đã rút xuống còn 2.
Siêu tăng T28 được thiết kế không có kết cấp tháp pháo xuay như những xe tăng thông thường của quân đội các nước. Toàn bộ thiết kế này tập trung vào trang bị chính là pháo 105 mm với khả năng chuyển hướng có giới hạn theo chiều lên xuống và sang trái, sang phải.
Tổng cộng có 2 nguyên mẫu siêu tăng T28 của quân đội Mỹ được chế tạo. Các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành tại khu vực Aberdeen và Fort Knox trong giai đoạn tự 1945 đến 1947.
Vào năm 1947, 1 trong 2 chiếc siêu tăng T28 bị hỏng nghiêm trọng xuất phát từ một vụ cháy động cơ trong khi đang tiến hành một thí nghiệm ở bãi thử nghiệm Yuma.
Sau vụ tai nạn nghiêm trọng này, 1 chiế T28 đã bị phá vỏ và bán phế liệu.
Siêu tăng T28 kể từ khi ra đời chưa bao giờ được chính thức đưa vào trang bị của Lục quân Mỹ xuất phát từ các lý do như: Không còn nhu cầu; số lượng quá ít.
Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm T28 quân đội Mỹ cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là công nghệ tăng sức bền cho các loại xe bánh xích về sau này.
Chương trình nghiên cứu, chế tạo siêu tăng T28 chính thức bị dừng vào tháng 10 năm 1947 trong khi hai phiên bản thiết kế xe tăng có tháp pháo là T29 và T30 đã bắt đầu được đưa vào chế tạo hàng loạt (trong đó xe tăng T-29 đã sử dụng pháo chính có cỡ nòng như siêu tăng T28 đặt trên tháp quay).
Trong khi đó phiên bản T30 được trang bị động cơ mạnh hơn, tháp pháo lớn hơn T28 và T29.
Một số đặc điểm chính của siêu tăng T28 từng được quân đội Mỹ thiết kế, chế tạo và thử nghiệm: Bọc thép dày 12 inch, pháo lớn cỡ nòng 105 mm (lượng đạn 62 quả), súng máy Browing 660 viên, động cơ GAF V-8 gasoline 500 hp (372 kW), tầm hoạt động 100 dặm
Năm 1974, nguyên mẫu cuối cùng của tăng T28 được phát hiện bị bỏ hoang tại một căn cứ ở Fort Belvoir, Virginia sau 27 năm kể từ khi sản xuất. Hiện chiếc siêu tăng nàu đang được trưng bày tại Bảo tàng Kỵ binh – Thiết giáp Patton ở bang Kentucky.
Năm 2011, chiếc T28 còn lại duy nhất được chuyển đến nơi trưng bày mới tại Fort Benning, bang Georgia.
*Bài viết sử dụng tư liệu tiếng Anh của trang Lịch Sử Chiến tranh
Hoà Bình