ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tháng cô hồn buồn của hàng không Việt
Sunday, September 13, 2015 18:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chưa có thiệt hại về người song việc liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn liên quan đến đâm, va máy bay tại Tân Sơn Nhất trong gần tháng qua đã khiến ngành hàng không chịu nhiều tổn thất về tiền về uy tín.

  Tháng cô hồn buồn của hàng không Việt - Ảnh 1 Máy bay hãng China Airlines. Ảnh minh họa Tại nạn liên tiếp trong sân bay

10h40 ngày 27/8, tại bãi đậu tàu bay số 18, lái xe Trương Văn Toản điều khiển xe băng chuyền biển số SGN 21005 trong khi tiếp cận máy bay Airbus 330 của China Airlines đã va quệt vào phần dưới bụng hầm hàng số 5 khi máy bay China Airlines chuẩn bị cất cánh.

Vụ đâm va khá mạnh đã tạo ra vết lõm sâu khoảng hơn 20 cm và kéo dài hơn một mét trên thân máy bay China Airlines.

Vết lõm trên bụng máy bay sâu 0,2 m, kéo dài 1,3 m, rộng 0,6 m, đinh ri vê nối tấm kim loại ở bụng tàu bay bị bung. Một số đinh cố định trên thân chiếc Airbus 330 bị văng ra ngoài.

Mặc dù không thiệt hại về người song vụ va chạm đã gây hư hỏng phần thân máy bay. Để đảm bảo an toàn, chuyến bay CI782 của China Airlines dự kiến khởi hành lúc 10h50, chở khoảng 300 hành khách đi Đài Bắc, đã bị hủy. Hãng hàng không này đưa một máy bay khác sang Việt Nam để chở hành khách, thay thế chiếc bị hư hỏng.

Một ngày sau, 28/8, ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam, cho biết căn cứ vào tường trình sự việc thì nguyên nhân xe băng chuyền đụng máy bay do tài xế bị nhầm lẫn giữa phanh và ga xe.

Khi xe băng chuyền tiếp cận máy bay của China Airlines để đưa hàng hóa, hành lý xuống, mặc dù đã có người hướng dẫn phía trước nhưng thay vì thao tác phanh thì tài xế lại sử dụng ga khiến xe lao về phía trước và tông mạnh vào hầm hàng máy bay.

Hãng hàng không China Airlines đánh giá tổng thiệt hại từ sự cố lên tới một triệu USD. Ngoài chi phí sửa chữa máy bay hư hỏng, hãng này còn phải chi phí cho một máy bay sang Việt Nam chở khách thay chiếc bị hỏng, đền bù hành khách bị chậm chuyến, bố trí chuyến bay cho nhiều hành khách nối chuyến, thiệt hại kinh tế khi một máy bay ngừng hoạt động nhiều ngày…

Khi vụ tai nạn liên quan đến máy bay China Airlines chưa khắc phục xong hậu quả thì ngày 11/9, một xe thang đã va vào đuôi cánh của máy bay Jetstar Pacific tại sân bay Tân Sơn Nhất làm cho phần đuôi chóp của cánh máy bay bị móp.

Thông tin từ Jetstar, máy bay bị va chạm là Airbus A320, đang thực hiện chuyến BL570 từ TP HCM đi Buôn Ma Thuột. Sau va chạm, chuyến bay BL570 phải ngừng hành trình và làm ảnh hưởng, chậm dây chuyền đến một số chuyến bay khác của hãng này trong ngày.

Hiện Jetstar Pacific chưa công bố con số thiệt hại vụ va chạm gây ra, song những tổn thất do hàng loạt chuyến bay bị chậm chuyến, bồi thường cho hành khách theo quy định và sửa chữa hư hỏng là không nhỏ.

Vì đâu?

Đảm bảo an toàn, an ninh hàng không là yếu tố quan trọng nhất trong chất lượng hàng không bởi lẽ, ai cũng biết trong ngành vận tải này một sự cố nhỏ cũng đưa đến những hậu quả vô cùng khủng khiếp.

Ở vụ va chạm thứ nhất, China Airlines ước tính thiệt hại ban đầu về tiền khoảng 1 triệu USD. Bên cạnh đó, do huyến bay bị hủy, hành khách phải chờ đợi, hãng hàng không này phải điều một máy bay khác từ nước ngoài sang chở khách, đồng thời phải đưa cả kỹ sư của hãng sang để sửa chữa cũng gây tốn kém và phiền toái cho hành khách.

  Tháng cô hồn buồn của hàng không Việt - Ảnh 2

Máy bay của Jetstar. Ảnh minh hoạ

Vụ thứ hai, con số thiệt hại chưa được Jetstar Pacific công bố nhưng chắc chắn cũng sẽ mất nhiều tỷ đồng do việc sang đổi máy bay, bồi hoàn hành khách và chi phí sửa chữa.

Những thiệt hại về vật chất có thể khắc phục nhanh chóng song thiệt hại về uy tín thì không thể một sớm một chiều có thể lấy lại được. Mặc dù các quy định về đảm bảo an toàn khai thác trong sân bay đều được ngành hàng không quy định rõ ràng nhưng vì sao các vụ tai nạn vẫn xảy ra?

Theo xác minh của cảng vụ sân bay Tân Sơn Nhất, trong vụ va chạm với máy bay China Airlines lái xe chuyền tiếp cận máy bay đã không tuân thủ đúng quy trình. Mặc dù có người hướng dẫn song lái xe đã hướng vào máy bay trước khi có tín hiệu cho xe tiếp cận. Sau khi thả phanh tay, lái xe đã đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh, làm cho xe băng chuyền chồm lên chui qua bụng máy bay, đâm vào phần dưới bụng máy bay.

Ngoài lỗi do kỹ năng của lái xe, theo một đại diện của một hãng hàng không cho biết hiện nay các xe hoạt động trong sân bay không hề lắp hệ thống cảnh báo vật cản, chính vì vậy khả năng ngăn chặn va chạm bị hạn chế.

Theo thống kê của Tổng Công ty Cảng HKVN, năm 2014, ở Việt Nam xảy ra 221 vụ gây mất ATHK, tăng 41 vụ so với năm 2013. Trong đó, hành vi mang vũ khí, vật phẩm nguy hiểm, công cụ hỗ trợ đi máy bay từ 94 vụ năm 2013 tăng lên 131 vụ năm 2014; tung tin có bom tăng từ 1 lên 8 vụ (so sánh theo mốc thời gian tương đương); mở cửa thoát hiểm từ 1 lên 2 vụ… Trong đó, đối với Vietnam Airlines, năm 2014 xảy ra 5 vụ hành khách dọa có bom, tăng 4 vụ so với năm 2013; khách trộm cắp xảy ra 20 vụ, tăng 8 vụ; khách hút thuốc 13 vụ, tăng 3 vụ. Đối với Hãng Hàng không Jetstar Pacific Airlines, trong năm 2014, đã phát hiện 29 vụ hành khách hút thuốc trên máy bay; 17 vụ hành khách gây rối tại quầy thủ tục và trên máy bay; hành khách sử dụng điện thoại trên máy bay là 2 vụ; hành khách say rượu, không làm chủ hành vi là 2 vụ.

Ủy ban ATGT quốc gia, Cục Hàng không Việt Nam

L.Văn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.