(Bình luận quốc tế) – Phương Tây không thể lay chuyển lập trường của Nga về vấn đề Ukraine và giải pháp cho cuộc xung đột này phụ thuộc vào bước đi của Moscow và Kiev trong tương lai.
Tờ Kyiv Post mới đây đã đăng tải lời nhận định của chuyên gia Nga Vladislav Inozemtsev về lập trường của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine và triển vọng cải thiện quan hệ hai nước trong tương lai. Ông Inozemtsev hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hậu Công nghiệp của Nga.
Chuyên gia Nga Vladislav Inozemtsev nói rằng, vị trí chiến lược của Ukraine đã khiến quốc gia này luôn phải chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của cả châu Âu và Ukraine. Xung đột diễn ra và nền kinh tế sụp đổ ở Ukraine sẽ tạo nên vấn đề lớn đối với châu Âu và cả Nga trong hàng thập kỷ tới, ông Inozemtsev nhận định.
Chuyên gia Nga Vladislav Inozemtsev.
Đối với Nga, Moscow chưa từng phải đứng trước những lựa chọn quan trọng liên quan đến Ukraine trước đây. Nếu như thành công trong việc kéo Ukraine xích lại gần cùng với Moldova và Belarus, châu Âu sẽ tao ra lợi thế lớn nhờ những người Ukraine có học vấn cao, nguồn gốc ở châu Âu và theo đạo Thiên Chúa.
Do vậy, châu Âu cần cân nhắc để Ukraine gia nhập EU hơn là chỉ hỗ trợ Kiev về mặt tài chính. Ông Inozemtsev nhấn mạnh việc chính phủ ở Ba Lan hay Bulgaria đã nỗ lực như thế nào để đạt đủ điều kiện gia nhập EU vào năm 2004 và 2007.
Theo ông Inozemsev, nếu như Ukraine không xây dựng được một bộ khung pháp lý vững chắc, sẽ không có nhiều nguồn đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài hay ngân hàng phương Tây.
Mối liên hệ lịch sử giữa Nga và Ukraine từ thế kỷ thứ 10 đã tạo cho Moscow một chính sách đối ngoại khiến Ukraine không thể thực hiện được các mong muốn của mình. Ông Inozemsev nói rằng, việc kéo Ukraine về phương Tây cũng là bước đi thay đổi yếu tố lịch sử ở Nga.
Tổng thống Nga Putin luôn táo bạo trong những quyết sách. Ông Putin từng sẵn sàng thỏa hiệp vào năm 2005 nhưng ngày nay, người đứng đầu Điện Kremlin lại từ chối nhượng bộ phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không thay đổi lập trường về cuộc xung đột ở Ukraine.
“Ông Putin nghĩ rằng mình có thể làm những gì mà ông muốn. Tuy nhiên, có vẻ như Tổng thống Nga đang tự đặt câu hỏi về chuyện gì đang xảy ra ở Donbass”, Theo ông Inozemtsev, ông Putin quyết định sáp nhập bán đảo Crimea bởi Tổng thống Nga cảm thấy “phương Tây sẽ không hành động”. Nhưng ông Putin đã không lường trước các lệnh cấm vận.
EU không có một chiến lược đối phó với ông Putin hay nước Nga trong tương lai, chuyên gia kinh tế Nga bình luận. “Ông Putin là người rất khó đoán. Khó có thể tìm cách ngăn cản Tổng thống Nga mà chỉ có thể làm giảm thiểu tối đa những tác động từ quyết định của ông Putin”.
Như vậy, Ukraine nên hiểu rõ rằng ngay cả khi ông Putin kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, chính sách sách của Điện Kremlin đối với Kiev cũng sẽ không thay đổi.
“Sự khác biệt giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và Nga nằm ở chỗ, châu Âu xây dựng tầm nhìn, chiến lược mới và tuyên bố trước công chúng. Ở Nga, các nhà lãnh đạo tìm kiếm nguyện vọng của người dân và đưa vào học thuyết”.
“Nga đã tham khảo ý kiến công chúng và người dân Nga hiện tại không muốn từ bỏ Crimea”, theo ông Inozemtsev.
Ông Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Đề cập đến mối quan hệ Ukraine và Nga trong tương lai, ông Inozemtsev nhận định cả hai nước vẫn có cơ hội cải thiện quan hệ. Bước đầu tiên là cả hai bên cần chấm dứt những lời tuyên truyền không chính xác về nhau.
“Ở Nga, đây là yếu tố hết sức quan trọng”. Bởi giới trẻ Nga ngày nay “suy nghĩ một cách hết sức thực tế”.
Bên cạnh đó, ông Inozemtsev nói rằng Nga cần phải coi Ukraine là một quốc gia “hoàn toàn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ”. Vấn đề của Nga nằm ở chỗ Moscow coi mình là một cường quốc và không muốn nhận lấy bài học từ người khác.
Nga và Ukraine từng là hai nước gắn bó với nhau trong chiều dài lịch sử và do vậy, cả hai nên lắng nghe những thông điệp tích cực từ cả hai phía.
Chuyên gia Nga kết luận, giải pháp chính trị để hàn gắn mối quan hệ Ukraine và Nga sẽ chỉ có thể được thực hiện trong vài năm tới.
Đăng Nguyễn