(Hồ sơ vũ khí hải quân) – Trước khi máy bay được loài người chế tạo, tàu bè đã là những phương tiện thống trị các vùng biển và đại dương.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo tàu thuỷ cho quân đội thì các tàu chiến vẫn là lực lượng chủ lực trong biên chế của hải quân nói riêng và quân đội của các nước nói chungh.
Trong giai đoạn hiện nay, các chiến hạm ngày càng đa năng và mạnh mẽ bởi chúng được hỗ trợ bởi các máy bay tối tân đi kèm.
Lực lượng hải quân của mỗi nước được thành lập và xây dựng chủ yếu là để bảo vệ lãnh hải, hỗ trợ các lực lượng vũ trang khác thực hiện nhiệm vụ.
Đối với một số chủng loại tàu lớn như tàu đổ bộ, tàu sân bay chúng còn có thêm nhiệm vụ vận chuyển các phương tiện chiến tranh trên không, triển khai các chiến dịch quân sự có quy mô chiến thuật, chiến lược.
Theo đúc rút của được các chỉ huy quân đội chỉ ra trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, tàu chiến càng lớn thì càng làm được nhiều nhiệm vụ, càng tốt hơn những tàu bè có kích thước nhỏ hơn.
Chính vì vậy, cách đây hơn 100 năm, Hải quân Anh đã đóng và sử dụng chiến hạm đồ sộ HMS Dreadnaught và kể từ đó nhiều nước đã theo chân Anh chạy đua chế tạo ra những chiến hạm siêu lớn để phục vụ những tham vọng và mục đích của mình.
Ngày nay, tàu chiến với trọng lượng từ 100.000 ngàn tấn trở lên đã trở thành điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, những chiếc tàu sau đây vẫn giữ kỷ lục trong top những chiến hạm lớn nhất thế giới theo thống kê và bình chọn của trang Lịch sử chiến tranh tại Mỹ.
Tàu sân bay lớp Clemenceau của Brazil
Tàu sân bay lớp Clemenceau đã qua điều chỉnh của Brazil là chiếc hàng không mẫu hạm có tên cùng lớp do Pháp nghiên cứu, chế tạo.
Hải quân Brazil đã mua lại tàu sân bay Clemenceau từ Pháp với giá 12 triệu USD vào năm 2000 và tiến hành cải tạo, đặt tên lại là Sao Paulo. Tàu sân bay Sao Paulo có khả năng chở theo và vận hành 39 máy bay các loại.
Tàu sân bay lớp Admiral Kuznetsov đã qua điều chỉnh (TQ)
Tàu sân bay Admiral Kuznetsov do Liên Xô nghiên cứu chế tạo. Trung Quốc đã mua lại con tàu này với giá phế liệu từ Ucraine. Sau khi mua về Trung Quốc đặt tên lại là Liêu Ninh.
Năm 2012, Trung Quốc đã tu sửa lại hoàn chỉnh tàu sân bay Liêu Ninh và đang sử dụng nó để huấn luyện cho lực lượng tàu sân bay trong tương lai do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo.
Tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng mang theo và vận hành khoảng 30 máy bay các loại.
Tàu sân bay Charles de Gaulle
Tàu sân bay Charles de Gaulle là hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hải quân Pháp. Là tàu sân bay nguyên tử duy nhất trên thế giới hiện nay nếu ngoại trừ Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay lớp Charles de Gaulle được hoàn thành năm 2001 với kinh phí lên đến 4 tỷ USD. Chiến hạm này có thể chở theo 40 máy bay.
Nó có thể vận hành liên tục 20 năm rồi mới cần thay lò phản ứng hạt nhân vận hành các động cơ chính.
Trên thực tế, tàu sân bay lớp Charles de Gaulle đã gặp phải một số lần hỏng hóc và từng phải bảo dưỡng lại khá lâu. Tuy nhiên, một khi được bảo dưỡng xong, nó có thể thực hiện được bất cứ nhiệm vụ nào trên phạm vi toàn cầu.
Tàu sân bay lớp Kiev
Tàu sân bay lớp Kiev là sản phẩm do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo. Hiện nay, sau khi được Nga tu sửa và bán lại cho Hải quân Ấn Độ, con tàu này được đổi tên là INS Vikramaditya.
Tàu sân bay lớp Kiev được chế tạo và sử dụng trong quân đội Liên Xô từ thập niên 80. Ấn Độ mua lại hàng không mẫu hạm này từ Nga với giá 2,35 tỷ USD.
INS Vikramaditya có thể mang theo và vận hành 36 máy bay các loại.
Tàu đổ bộ lớp Izumo
Tàu đổ bộ lớp Izumo là một trong những tàu chiến hải quân lớn nhất từ được Nhật Bản chế tạo. Bản chất tàu đổ bộ lớp Izumo là một tàu sân bay trực thăng, thậm chí nó có thể chở và vận hành các máy bay chiến đấu hiện đại có khả năng cất cảnh thẳng đứng hoặc cất cánh trên đường băng ngắn như F-35.
Tàu đổ bộ lớp Izumo có khả năng chống ngầm mạnh, có thể mang theo 14 máy bay trực thăng, 400 quân sỹ cùng vũ khí và các phương tiện đổ bộ cơ bản.
Giá của một chiếc Izumo là 1,2 tỷ USD. Tàu Izumo được trang bị các hệ thống phòng thủ duy nhất bởi vướng phải hạn chế liên quan đến Hiến pháp.
Tuần dương hạm lớp Kirov
Tuần dương hạm lớn Kirov là chiến hạm cỡ lớn chạy năng lượng hạt nhân. Liên Xô, Nga ngày nay chế tạo và sử dụng chiến hạm này trong các chiến dịch phòng thủ.
Trong thập niên 80, có tổng cộng 4 chiếc tuần dương lớp Kirov được chế tạo. Giá thành mỗi chiếc ước chừng khoảng 2 tỷ USD.
Hiện nay chỉ còn duy nhất 1 chiếc đang hoạt động, 3 chiếc còn lại đang nằm trong kho hoặc đang được Nga cải tạo lại.
Tàu sân bay Admiral Kuznetsov (nguyên bản Nga)
Tàu sân bay Admiral Kuznetsov là chiến hạm hạng nặng được trang bị các hệ thống phòng thủ và tấn công mạnh đang được Hải quân Nga sử dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tàu sân bay Admiral Kuznetsov gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống động cơ.
Tàu sân bay Admiral Kuznetsov hiện nay Nga đang dùng có khả năng mang theo 30 máy bay các loại. 2 tàu sân bay cùng lớp đã được TQ mua về cải tạo lại cũng như trưng bày ở lục địa.
Tàu đổ bộ lớp Wasp
Tàu đổ bộ lớp Wasp của Hải quân Mỹ được chế tạo để hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ, tấn công lấn sâu vào lãnh thổ đối phương.
Mỗi chiếc tàu đổ bộ lớp Wasp có giá 750 triệu USD. Tàu loại này có thể chở theo 2000 lính thuỷ đánh bộ hoặc 1000 kíp chiến đấu cùng máy bay trực thăng, xe tác chiến chuyên dụng.
Tàu đổ bộ lớp America
Tàu đổ bộ chiến đấu lớp America, hiện thân là chiến hạm USS America là chiến hạm đổ bộ đắt tiền trị hía 3,4 tỷ USD. Tàu loại này có kích thước lớn hơn tàu đổ bộ lớp Wasp với khả năng mang và vận hành các máy bay lớn hơn.
Tàu sân bay lớp Nimitz
Tàu sân bay lớp Nimitz là chiến hạm lớn nhất thế giới, kể cả hạng mục tàu sân bay. Giá thành chế tạo một chiếc tàu sân bay loại này là 4,5 tỷ USD. Nó cũng thuộc hạng đắt nhất hành tinh.
Tàu sân bay lớp Nimitz có thể mang và vận hành 90 máy bay, được trang bị các hệ thống súng máy, tên lửa phòng không siêu hiện đại.
Thời hạn sử dụng của một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz là 50 năm. Tuy nhiên, hiện nay Mỹ đang chế tạo một tàu sân bay lớp Gerald R. Ford với kích thước lớn hơn và giá thành khoảng 12 tỷ USD.
Hoà Bình