ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: bongda.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cầu thủ Ninh Bình cá độ và án phạt Lý Hoàng Nam: Phạt thế, có nên?
Saturday, April 26, 2014 20:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khi vụ các cầu thủ cá độ ở Ninh Bình còn chưa có kết luận cuối cùng thì Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã mau mắn tuyên bố: “Loại khỏi đời sống bóng đá vĩnh viễn” các cầu thủ tiêu cực. Cách đây không lâu, Liên đoàn quần vợt Việt Nam ra quyết định phạt nặng Hoàng Nam và HLV Trần Đức Quỳnh. Nhưng những tuyên bố sẽ phạt ấy dường như là quá nặng mà nhiều người cho là mang màu sắc của “đòn thù”.

>> Hội chứng bỏ cuộc ở V.League: Khi luật chơi bị… xé
>> Văn Quyến làm gì sau tuyên bố giải nghệ?
>> Danh Ngọc, Văn Thắng có thể trở lại thi đấu AFC Cup
>> Vissai Ninh Bình muốn có trận chia tay Văn Quyến

Cấm không cho lao động chính đáng?

Quyết định của Liên đoàn quần vợt Việt Nam khá đơn giản, hồi cuối tuần trước Ban thường vụ Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) đã quyết định hình thức xử lý kỷ luật đối với trường hợp HLV Trần Đức Quỳnh và VĐV Lý Hoàng Nam cũng như Liên đoàn quần vợt Bình Dương đã đưa ra những lý do không chính đáng 2 lần liên tiếp không chấp hành Quyết định triệu tập vào Đội tuyển quốc gia. VTF quyết định cấm Lý Hoàng Nam thi đấu các giải đấu trong nước do VTF tổ chức trong năm 2014, không triệu tập vào đội tuyển quốc gia từ nay đến hết năm 2014.

VTF cũng cấm HLV Trần Đức Quỳnh không cho tham gia các hoạt động chuyên môn liên quan tới quần vợt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 2 năm từ 1.5.2014 đến 1.5.2016.

Phía sau án phạt này là những ồn ào xung quanh việc HLV Trần Đức Quỳnh được sự hậu thuẫn của đơn vị chủ quản đã không đưa học trò của mình là Lý Hoàng Nam lên tuyển, lý do là Nam bận tập huấn, thi đấu những giải thuộc hệ thống thi đấu nhà nghề.

Sau khi nhận “án”, HLV Trần Đức Quỳnh (hiện đang theo học khóa HLV quần vợt nâng cao tại Mỹ) đã bày tỏ sự không phục của mình trên trang facebook cá nhân. Anh viết: “Vì bận học ở xa, qua thông tin báo chí thể thao Việt Nam trên mạng, tôi nhận tin bị kỷ luật, tôi bị ngạc nhiên vì tự hỏi ai cho phép mình quyền hạn đó, ngoại trừ là bản thân tôi và Tổng CTy Becamex, đơn vị ký hợp đồng lao động với tôi. Tôi đã từng phục vụ nghĩa vụ quân sự, nghĩa là đã từng phục vụ Tổ quốc rồi, tôi tự bỏ tiền túi để học nghề HLV quần vợt tại Mỹ như bao người khác, và cũng là nghề lương thiện bình thường… Không làm gì vi phạm pháp luật VN, tôi tự hỏi làm sao có cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nào có đủ thẩm quyền cấm tôi hành nghề dạy quần vợt tại VN?”.

HLV Trần Đức Quỳnh và Lý Hoàng Nam.

Trên thực tế, quyết định kỷ luật của Liên đoàn quần vợt Việt Nam xem ra rất thiếu chặt chẽ. VTF chỉ có thể cấm một VĐV, HLV tham gia những giải đấu hay hoạt động do mình tổ chức quản lý. Bởi thế quyết định “cấm hành nghề” HLV trong hai năm đối với Trần Đức Quỳnh xem ra khá vô lý.

Cấm vĩnh viễn, được không?

Trong vụ cá độ bóng đá của những cầu thủ V.Ninh Bình, lời tuyên bố “loại khỏi đời sống bóng đá vĩnh viễn” của ông Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đối với những cầu thủ trên, lúc đầu được hưởng ứng nhiệt liệt bởi đó như một lời tuyên chiến với tiêu cực bóng đá.

Thế nhưng sau đó, nhiều người đặt câu hỏi: “Liệu có phải vì quá giận các cầu thủ mà ông Chủ tịch nói quá lên không?”. Theo phân tích của các chuyên gia, đúng là cần phải có những biện pháp thật cứng rắn để loại trừ tiêu cực nhưng bóng đá là một nghề, như bao nghề khác, có nghĩa là công dân nào cũng có quyền tham gia vào hoạt động bóng đá, coi như là nghề của mình. Khi cầu thủ phạm lỗi, thậm chí là bị ngồi tù thì sau khi được trả lại quyền công dân, các cầu thủ ấy vẫn được quyền lao động bằng nghề thi đấu bóng đá. Trong quy định kỷ luật của VFF có những quy định “cấm vĩnh viễn cầu thủ tham gia thi đấu” ở đây được hiểu là cấm vĩnh viễn cầu thủ tham gia vào những hoạt động trong khuôn khổ, phạm vi Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức.

Nhưng ngay cả khái niệm vĩnh viễn ấy cũng bị cho là thiếu nhân văn.

Bởi lẽ với những tội như cá độ (khi ra tòa là tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc), cầu thủ sẽ phải trả giá trước pháp luật. Thế nhưng khi được trả lại quyền công dân thì những “tội” ấy có nguy hiểm đến mức phải loại trừ vĩnh viễn? Nhất là với những cầu thủ thật sự hối cải, muốn trở lại.

Cách đây 9 năm, khi vụ tiêu cực ở SEA Games 23 khiến 7 cầu thủ phải ra tòa, đã có một PCT VFF lên truyền hình nói rằng: “Tội của họ đáng voi giày, ngựa xéo”. Đó là phát biểu rất thiếu nhân văn, rất may, họ – những cầu thủ không bị voi giày hay những nhà quản lý xéo cho nhàu nát mà nhiều người đã trở lại, đa số lại được gọi vào đội tuyển. Trong đó có Quốc Anh – một cầu thủ nhúng chàm – đã trở lại thi đấu tốt và đoạt danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.

Xem ra gần đây, khi quyết định nhiều án phạt, các nhà quản lý thể thao có ý lạm quyền mà quên rằng mỗi người lao động phải có được quyền lao động, quyền chọn nghề. Vụ VFF loại bỏ các trọng tài trong một nghi án 100 triệu tại Thanh Hóa (sau này cơ quan công an quyết định là không có chứng cứ), hay án phạt trừ điểm XMXT Sài Gòn, phạt Đình Đồng rất thiếu thuyết phục… đó là những án phạt giới chuyên môn cho rằng đó là đòn thù chứ không phải là một bản án có tính chất răn đe…

>> Hội chứng bỏ cuộc ở V.League: Khi luật chơi bị… xé
>> Văn Quyến làm gì sau tuyên bố giải nghệ?
>> Danh Ngọc, Văn Thắng có thể trở lại thi đấu AFC Cup
>> Vissai Ninh Bình muốn có trận chia tay Văn Quyến

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.