ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Yêu cầu Trung Quốc trả công lý cho Thiên An Môn, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố 5 kiến nghị
Wednesday, June 3, 2020 2:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 2/6 kêu gọi chính phủ Trung Quốc nhận trách nhiệm về vụ Thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, đồng thời chấm dứt mọi hành vi quấy rối gia đình các nạn nhân, các nhà hoạt động, cũng như kiểm duyệt các cuộc thảo luận về sự kiện đẫm máu này.

“Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ phải trả giá về vụ Thảm sát Thiên An Môn dù ở trong nước hay quốc tế, điều này tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục giam giữ hàng triệu người, đàn áp xã hội dân sự và làm suy yếu luật pháp và nhân quyền quốc tế”, ông Yaqiu Wang, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết.

“Các nước cần phải có biện pháp mạnh hơn để gây áp lực buộc Bắc Kinh phải thừa nhận hành vi sai trái trong quá khứ và chấm dứt các hành vi lạm dụng đang diễn ra”.

Hôm 2/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một bài viết trên website của mình, nhận định rằng tình trạng “không có công lý cho Thiên An Môn đang khuyến khích các hành vi lạm dụng” của chính quyền Trung Quốc (No Justice for Tiananmen Emboldens Abuses).

Quản thúc, ngăn cấm và trừng phạt

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, cũng giống như những năm trước, vài tuần trước ngày 4/6, giới chức Trung Quốc đã cảnh giác cao độ để ngăn chặn người dân tham gia các hoạt động tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn. 

Các quan chức đã quản thúc tại gia, kiểm soát việc đi lại và liên lạc của các thành viên trong nhóm các Bà mẹ Thiên An Môn (Tiananmen Mothers), một nhóm người thân của các nạn nhân trong vụ thảm sát. Một trong số những người bị chính quyền theo dõi là bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling), hiện 82 tuổi, là mẹ của Vương Nam, một học sinh trung học bị giết trong cuộc Thảm sát. Một người khác bị theo dõi là bà Đinh Tử Lâm (Ding Zilin), 83 tuổi, mẹ của nam sinh Tưởng Tiệp Liên, cậu bị bắn chết trong sự kiện Thiên An Môn khi mới 17 tuổi.


Năm 2016, ông Joshua Rosenzweig, cố vấn của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Hồng Kông, chia sẻ thông tin cho biết bà Đinh Tử Lâm bị quản thúc và bị cắt điện thoại từ ngày 1/6, vài ngày trước dịp kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn (ảnh chụp màn hình Twitter).

Cảnh sát cũng đã quản thúc tại gia nhiều nhà hoạt động, trong đó có nhà báo Cao Du (Gao Yu), nhà hoạt động Hồ Giai (Hu Jia), nhà hoạt động Tra Kiến Quốc (Zha Jianguo) và Tề Chí Dũng (Qi Zhiyong), một người bị thương trong sự kiện Thiên An Môn. Những người này cũng bị cấm nói chuyện với người khác hoặc đăng tin lên tài khoản truyền thông xã hội.

Ngay sau vụ Thảm sát, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt giữ và trừng phạt nhiều người tham gia hoặc ủng hộ phong trào biểu tình Thiên An Môn. Vào tháng 10/2016, chính quyền Trung Quốc đã thả tù nhân cuối cùng liên quan đến cuộc Thảm sát. Tuy nhiên, nhiều người được thả trước đó đã bị tống giam trở lại khi họ tiếp tục biểu đạt ý kiến của mình. Trong số đó, Hoàng Kỳ (Huang Qi), nhà hoạt động nổi tiếng và là người sáng lập trang web nhân quyền “64 Tianwang”. Ông Hoàng Kỳ bị kết án 12 năm tù vào năm 2019 vì “tiết lộ trái phép bí mật quốc gia”. Nhà văn Lưu Hiền Bân (Liu Xianbin) và nhà hoạt động Trần Tây (Chen Xi), lần lượt bị giam giữ vào năm 2010 và 2011, bị kết án 10 năm tù vì cái gọi là “xúi giục lật đổ nhà nước”.

Nhà hoạt động Trần Bình (Chen Bing), bị kết án 3,5 năm tù vào năm 2019 vì tham gia kỷ niệm vụ Thảm sát, sau đó được thả ra vào tháng 1 năm 2020. Anh em sinh đôi của Trần Bình là Trần Vệ (Chen Wei), một thủ lĩnh sinh viên trong phong trào Thiên An Môn, từng bị tống giam nhiều lần, gần đây nhất ông lãnh án 9 năm và mới được thả ra vào tháng 2/2020. Chính quyền Trung Quốc tiếp tục quấy rối và gây khó khăn cho các hoạt động của hai anh em.

Mở rộng áp chế ra nước ngoài

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định cuộc trấn áp nội địa của chính quyền Trung Quốc liên quan đến vụ Thảm sát đã được mở rộng ra toàn cầu. Tình hình đàn áp nghiêm trọng bên trong Trung Quốc đã gây khó khăn cho việc kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn. Tuy nhiên, các nhà hoạt động Trung Quốc ở Canada, Đức, Đài Loan, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận và tưởng niệm. Gần đây, cảnh sát ở Trung Quốc đã quấy rối các nhà hoạt động đại lục tham gia các hoạt động trực tuyến do người Hoa ở hải ngoại tổ chức.

Lần đầu tiên sau 30 năm, chính quyền Hồng Kông và Ma Cao không cho phép tổ chức lễ tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn, viện cớ dịch Covid-19. Sự kiện ở Hồng Kông thường thu hút hàng chục ngàn người tham gia. Hai thành phố được Bắc Kinh hứa hẹn quyền tự trị, nhưng trong những năm gần đây, các quyền cơ bản và tự do của người dân đã bị xói mòn đáng kể.


Hãng truyền thông ABC của Úc hôm 1/6/2020 đưa tin cảnh sát Hồng Kông cấm tổ chức thắp nến tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn (ảnh chụp màn hình Twitter).

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phớt lờ các yêu cầu từ cả trong nước và quốc tế về việc nhận trách nhiệm về vụ Thảm sát Thiên An Môn. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt mà chính phủ Mỹ áp đặt liên quan đến vụ Thảm sát trong những năm qua đã bị suy yếu.

Việc thế giới không phản ứng mạnh mẽ đối với vụ Thảm sát và những cuộc đàn áp sau đó, đã dẫn tới các hành vi lạm dụng ngày càng trơ ​​trẽn của Bắc Kinh, bao gồm việc giam giữ hàng loạt người Hồi giáo, bưng bít thông tin về dịch Covid-19, và gần đây nhất là muốn áp luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Thay vì thừa nhận và giải quyết hàng loạt các vi phạm nhân quyền của mình, Bắc Kinh lại kiếm được một ghế trong ban cố vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__

Ad will display in 09 seconds

Kiến nghị của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận trách nhiệm trong vụ thảm sát hoặc bắt giữ bất kỳ quan chức nào liên quan đến vụ giết người bi thảm. Bắc Kinh cũng không muốn mở cuộc điều tra về sự kiện này hoặc tiết lộ dữ liệu về những người bị giết, bị thương, bị buộc phải mất tích hoặc bị cầm tù.

Tổ chức này cho rằng, chính quyền của ông Tập Cận Bình nên kỷ niệm 31 năm ngày 4/6/1989 bằng cách giải quyết các vi phạm nhân quyền liên quan đến sự kiện này, cụ thể cần:

  • Tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và hội họp hòa bình, chấm dứt hành vi quấy rối và giam giữ tùy tiện các cá nhân tiết lộ thông tin về ngày 4/6.
  • Gặp gỡ và xin lỗi các thành viên của tổ chức các Bà mẹ Thiên An Môn, công bố tên của tất cả những người đã chết và bồi thường thích đáng cho các gia đình nạn nhân.
  • Cho phép tổ chức một cuộc điều tra công khai, độc lập về ngày 4/6/1989, và nhanh chóng công bố kết quả cho công chúng.
  • Phóng thích các công dân Trung Quốc bị lưu đày do các mối liên hệ của họ với các sự kiện năm 1989.
  • Điều tra và truy tố các quan chức chính phủ và quân đội đã lên kế hoạch hoặc ra lệnh điều động bất hợp pháp các lực lượng để tàn sát những người biểu tình ôn hòa.

“Mặc dù bị đàn áp mạnh mẽ, các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp Trung Quốc vẫn tiếp tục đi theo tinh thần năm 1989, thúc đẩy dân chủ và tự do ở nước này”, nhà nghiên cứu Wang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết. Ông kêu gọi: “Các chính phủ trên toàn thế giới cần phải hỗ trợ họ, học hỏi từ họ và đứng lên chống lại các vi phạm của chính quyền Trung Quốc”.

The post Yêu cầu Trung Quốc trả công lý cho Thiên An Môn, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố 5 kiến nghị appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.