ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trung Quốc: Mâu thuẫn Tập – Lý thực sự đang diễn ra?
Tuesday, June 9, 2020 20:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” ra đời, tương đương với khai tử “Một quốc gia, hai chế độ” ở đặc khu hành chính này. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phản bội lại cam kết “50 năm không thay đổi” trước đó của chính mình và đẩy người dân Hồng Kông rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Biểu tình phản đối xảy ra nhiều nơi ở Hồng Kông, người dân bất mãn, thế giới lên án, và ngay chính trong nội bộ ĐCSTQ cũng không hẳn cùng chung tiếng nói, thậm chí là ngấm ngầm phản đối. Gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy có sự tồn tại mâu thuẫn giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường. Tập muốn “bóp” Hồng Kông, Lý biểu quyết bằng ngón giữa

Ngày 28/5, Đại hội Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ đã phê chuẩn Dự luật An ninh phiên bản Hồng Kông. Thời điểm biểu quyết thông qua dự luật, ông Lý Khắc Cường đã nhấn nút đồng ý màu xanh bằng ngón tay giữa. Đây chỉ là một thói quen hay chính là hàm ý bất mãn? Hành động này của ông Lý Khắc Cường đã dấy lên nhiều đồn đoán trên mạng.

Một số cư dân mạng đã đăng tải hình ảnh và bình luận: “Lý Khắc Cường biểu quyết bằng ngón giữa là để phát tín hiệu. Trung Nam Hải, liệu ai biết trước được rằng ĐCSTQ sẽ làm gì trong hai hoặc ba tháng tới, không ai muốn trở thành tội đồ của lịch sử. Căn cứ vào những điều này cũng không khó phán đoán hàm ý của Lý Khắc Cường”. “Đây là thế tay mà thế giới muốn chĩa vào ĐCSTQ”.

Embed from Getty Images

Tập Cận Bình nhấn đèn xanh (biểu quyết ủng hộ) bằng ngón trỏ, bên cạnh là Lý Khắc Cường đang nhấn nút bằng ngón giữa. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images) Lý Khắc Cường ‘tát nước lạnh’ vào “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình

Ngày 28/5 năm nay, trong buổi họp báo bế mạc “Lưỡng hội”, ông Lý Khắc Cường đã công bố Trung Quốc Đại Lục có đến “600 triệu người chỉ kiếm được 1.000 Nhân dân tệ.” (tương đương khoảng 3,2 triệu VNĐ/tháng). Ông còn cho biết hiện có khoảng 60 triệu người đang sống nghèo đói, sẽ cần nhờ vào trợ cấp an sinh xã hội hoặc các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ để tồn tại. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng thêm trong năm nay.

Gần đây, ông Lý mạnh mẽ ủng hộ “kinh tế vỉa hè”, đồng thời đưa ra chính sách khuyến khích người thất nghiệp chuyển sang bán hàng rong kiếm sống.

Học giả chính trị Trung Quốc Ngô Cường chỉ ra rằng phát biểu này của ông Lý “trên thực tế cũng đang giải mã sự thất bại của các chính sách xóa đói giảm nghèo của ông Tập trong 8 năm qua.” Qua đó thấy được rằng, còn tồn tại vấn đề người dân có thu nhập thấp ở khắp các thành phố, dịch bệnh bùng phát còn tiềm ẩn thất nghiệp trên quy mô lớn, từ đó mà phải thúc đẩy phát triển “kinh tế vỉa hè”, thúc đẩy phát triển chủ nghĩa dân túy kinh tế, đối lập với chủ nghĩa dân túy chính trị của Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, việc ông Lý phơi bày hiện trạng tồi tệ mà Trung quốc đang phải đối diện chẳng khác gì đang chế giễu tuyên bố “Thực hiện toàn dân thoát nghèo” và “xây dựng xã hội trung lưu” vào năm 2020 của Tập Cận Bình tại Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 19 tháng 10/2017, và tuyên bố phấn đấu GDP bình quân sẽ vượt qua con số 10.000 USD thông qua truyền thông Nhà nước vào đầu tháng Một năm nay.

Báo đảng “trở mặt” tẩy chay “kinh tế vỉa hè”

Truyền thông Mỹ Media General đưa tin, ngày 1/6, trong cuộc khảo sát tại thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, ông Lý Khắc Cường nói “Kinh tế quầy hàng và buôn bán nhỏ đang là nguồn cung cấp việc làm quan trọng, là pháo hoa tại nhân gian, đem đến sức sống cho Trung Quốc…” Ngay lập tức, trên các kênh truyền thông lớn nhỏ của Trung Quốc tràn ngập các bài ca ngợi và ủng hộ “kinh tế vỉa hè”. 

Tuy nhiên, chính sách khuyến khích người thất nghiệp chuyển sang bán hàng rong của ông Lý đưa ra chưa đến một tuần, đột nhiên có thông tin rằng Ban Tuyên giáo Trung ương – dưới sự kiểm soát của Vương Hộ Ninh, để tỏ lòng trung thành với ông Tập Cận Bình đã ra lệnh phong tỏa. Không chỉ yêu cầu truyền thông điều tra và xóa toàn bộ các bài báo về “kinh tế vỉa hè“, mà các tài liệu chính thức liên quan trên trang Văn minh Trung ương cũng bị xóa.

Ngày 7/6, Nhật báo Bắc Kinh đăng bài đả kích “Kinh tế vỉa hè không phù hợp với Bắc Kinh”. Bài báo dẫn chi tiết “quy hoạch gian hàng”  giả ở Bắc Kinh để phản bác, nói rằng 109 quầy hàng này thực chất là địa điểm Bắc Kinh đã quy hoạch ngẫu nhiên nhiều năm trước, và về cơ bản chúng chỉ được sửa chữa mới trong những năm gần đây.

Bài báo còn liệt kê một loạt các ảnh hưởng tiêu cực của “kinh tế vỉa hè” đối với môi trường cộng đồng như “đường phố bẩn thỉu, hàng giả, ùn tắc giao thông…”, cho rằng nó không có lợi cho hình ảnh thủ đô, hình ảnh quốc gia của Bắc Kinh và Kinh tế chất lượng cao.


Nhật báo Bắc Kinh chỉ trích “Kinh tế vỉa hè” (Ảnh chụp màn hình internet)

Cùng ngày, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ ra bài “Kinh tế vỉa hè đang ấm lên nhưng không thể trở thành cơn sốt” đề cập đến các vấn đề “Đối mặt với việc hàng hóa tràn lan trên đường phố, ngõ hẻm, không ít người lo lắng về vấn đề giao thông bị cản trở? Làm sao để chất lượng hàng hóa được đảm bảo? Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ phải giải quyết như thế nào? Những lo lắng này hẳn không phải thừa!”


Nhân dân Nhật báo chỉ trích “Kinh tế vỉa hè” (Ảnh chụp màn hình internet)

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV cũng công bố một bài bình luận nóng: “Kinh tế vỉa hè không thể vồ vập”, nhắc lại rằng “nền kinh tế vỉa hè” không phù hợp với Bắc Kinh, nói rằng “quản lý đô thị của Bắc Kinh sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý thực thi pháp luật” đối với các quầy hàng, và cho rằng “kinh tế vỉa hè không phải là liều thuốc chữa bách bệnh” và “sẽ phản tác dụng nếu mù quáng chạy theo”.


CCTV chỉ trích “Kinh tế vỉa hè” (Ảnh chụp màn hình internet)

Phản ứng từ cư dân mạng và các bên

Phản ứng lại các nội dung trên, các cư dân mạng cho biết: “Chợ đồ cổ Phan Gia Viên và chợ Ma cũng là ‘kinh tế vỉa hè’. Nhưng vì quản lý tốt nên không bị hỗn loạn, ngược lại còn rất hấp dẫn người mua. Do đó không phải lo lắng chuyện chiếm lòng lề đường hay gây ô nhiễm, bẩn thỉu. Các khu vực buôn bán được khoanh vùng, quản lý có trật tự, do vậy gần cả trăm sạp hàng hoạt động vẫn rất ổn.” 

Cũng có người chế giễu: “Bắc Kinh mấy năm nay đều bận rộn đuổi người đi, ‘cấp thấp’ không được chào đón ở đây, đề nghị ai thu nhập dưới 50.000 tệ thì nên sớm dọn đi, để cho thủ đô được thơm tho sạch sẽ!” 

Đồng thời cư dân mạng cũng nhận thấy các bình luận ngược chiều đều nhanh chóng bị xóa bỏ.

Một số cư dân mạng thể hiện sự không hài lòng “Xóa bình luận nhanh chóng mặt, một tiếng nói bất đồng ý kiến cũng không cho lọt, ngạo mạn quá thể!”

“Hồng nhị đại” Trần Bình tại một cuộc phỏng vấn đã bình luận:

ĐCSTQ cai trị một thế giới “hoang đường”, tạo ra một cỗ máy khổng lồ, xử lý tất cả thông tin và sau đó phát sóng trên một mạng lưới rộng khắp, “Kết quả là lời người ta nói ra đều là những gì đã qua xử lý, bóp méo, dối trá, sau đó thì những gì bạn nghe thấy là thật hay giả, bạn không thể phân biệt được!

Ông nói rằng thể chế ĐCSTQ đã quen nói dối và run rẩy khi nghe sự thật. Những lời nói dối giờ đây thậm chí còn tồi tệ hơn cả “năng suất vạn cân trên một mẫu” của Đại nhảy vọt trước đây.

Tờ Apple Daily – Hồng Kông đưa tin, Chính phủ Trung ương đột nhiên muốn hạ nhiệt “kinh tế vỉa hè”, không chỉ vì yếu tố kinh tế và ”mặt mũi” của đảng, mà còn liên quan đến đấu đá ác liệt giữa Tập và Lý đằng sau đó. 

Bài báo còn trích dẫn nhận xét của nhà bình luận thời sự Lưu Duệ Thiệu: Sau khi dịch viêm phổi tương đối ổn định, cách thức khôi phục kinh tế của hai bên có một số điểm khác biệt. Trong khi Tập hy vọng sẽ sớm khôi phục sản xuất, thì Lý tin rằng sinh kế và việc làm của người dân nên được ưu tiên đảm bảo. Mặc dù bất đồng về phương cách nhưng mục tiêu ổn định kinh tế chung là thống nhất với nhau. Tuy nhiên, Tập đối với Lý luôn có chỗ đề phòng, do vậy lâu nay luôn cố tình ức chế quyền lực của đối phương. Mà Lý cũng không phải tay vừa “ăn nhạt”, trước nay vẫn luôn “nhè chỗ hiểm để kháng cự”, lần này lại công khai thực trạng thu nhập thấp của 600 triệu người dân, còn nhiệt tình thúc đẩy “kinh tế vỉa hè”, kỳ vọng tranh thủ “ý dân” để bảo vệ mình.

Ông Lưu Duệ Thiệu nói rằng “kinh tế vỉa hè” luôn tồn tại ở Trung Quốc Đại Lục. Đây là một hoạt động phi chính phủ và chính quyền trung ương không thể kiểm soát. Việc đàn áp nó sẽ chỉ gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thậm chí trở thành một nguồn bất ổn.

Ông Lưu Duệ Thiệu cũng dự đoán nếu Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 20 được tổ chức vào nửa cuối năm 2022 và Tập Cận Bình tái đắc cử Chủ tịch nước khóa thứ 3, ông Lý Khắc Cường nhất định sẽ bị đá ra.

Caixin bị tố “thêm dầu vào lửa” khi khẳng định lời Thủ tướng

Điều khiến ông Tập Cận Bình càng thêm khó chịu, chính là kênh truyền thông “thường xuyên làm xấu mặt đảng” – mạng caixin.com, ngày 3/6, đã công bố một báo cáo nghiên cứu từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh đề cập đến “con số Thủ tướng Lý nói là thực tế nhất ở Trung Quốc“. Phần lớn trong số 600 triệu người là ở khu vực nông thôn, chủ yếu phân bố ở miền trung và miền tây, quy mô gia đình lớn và chịu gánh nặng về người già và trẻ em. “Họ ở ngoài tầm mắt của chúng ta, không có cách nào để lên tiếng, xã hội không thể nghe thấy tiếng nói của họ, họ là những người dân thầm lặng của xã hội này“.

Tờ Apple Daily nói rằng Caixin.com cố tình hay vô ý “thêm dầu vào lửa” và đạp chân vào hố bùn “tranh đấu Tập – Lý“, khiến ngoại giới ngạc nhiên.

Lại có bình luận qua Twitter: “Có một câu hỏi: Là Thủ tướng, Lý Khắc Cường, và các số liệu do ‘Lưỡng hội’ công bố với thế giới ít nhất được kiểm tra bởi Văn phòng Nghiên cứu Chính sách của Hội đồng Nhà nước. Vậy còn cần Caixin đưa thêm bằng chứng sao?”

“Hồng nhị đại” Trần Bình nói trong một cuộc phỏng vấn: “Bất kể bề ngoài, hay từ quan điểm phân tích, (Tập – Lý) hẳn phải đang ở trong mâu thuẫn!”

Mộc Lan

Xem thêm:

The post Trung Quốc: Mâu thuẫn Tập – Lý thực sự đang diễn ra? appeared first on Trí Thức VN.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.