ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kiểm soát vũ khí hạt nhân có thể là “chiến trường mới” trong đối đầu Mỹ-Trung
Thursday, June 18, 2020 2:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Giải trừ vũ khí hạt nhân có thể trở thành một mặt trận mới trong sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia các cuộc đàm phán với Washington và Moscow để mở rộng một hiệp ước quan trọng.

Embed from Getty Images

Đặc phái viên kiểm soát vũ khí Hoa Kỳ Marshall Billingslea vào cuối tuần trước đã thúc giục Bắc Kinh suy nghĩ lại quyết định đó trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào cuối tháng này.

Ông Billingslea sẽ gặp Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tại Vienna vào ngày 22/6 để thảo luận việc mở rộng New Start, một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân được đàm phán dưới thời ông Barack Obama sẽ hết hạn vào tháng 2 năm sau.

“Trung Quốc chỉ nói rằng họ không có ý định tham gia vào các cuộc đàm phán ba bên. Họ nên cân nhắc lại”, ông Billingslea viết trên Twitter cá nhân.

“Ở địa vị cường quốc thì nên phải cư xử với trách nhiệm của cường quốc. Không nên xây dựng thêm Trường Thành Bí mật (Great Wall Secrecy) nào nữa. Chỗ của Trung Quốc đang đợi họ tại Vienna,” ông viết, một ngày sau khi xác nhận rằng Bắc Kinh đã được mời tham gia các cuộc đàm phán. 

Khi cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng, chính quyền TT Donald Trump đã thúc ép Trung Quốc tham gia vào một thỏa thuận tương lai thay thế hiệp ước New Start 2010. Phía Mỹ chỉ ra rằng khả năng tên lửa và hạt nhân Trung Quốc đang được mở rộng và hiện đại hóa đặt ra nguy cơ ngày càng cao đối với Mỹ và các đồng minh. Hiệp ước này hạn chế Hoa Kỳ và Nga chỉ được triển khai 1.550 đầu đạn hạt nhân.

Nhưng Bắc Kinh đã từ chối lời kêu gọi này. Một tuyên bố trên trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng Washington và Moscow, hai nước với kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất, có “trách nhiệm đặc biệt và ưu tiên cao cho việc giải trừ hạt nhân”. Hồi tháng 12, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Hoa Kỳ đang cố gắng “đẩy trách nhiệm sang những người khác”.

Ông Tống Trọng Bình (Song Zhongpin), một nhà phân tích quân sự tại Hồng Kông, nói rằng Trung Quốc từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán bởi vì kho dự trữ vũ khí hạt nhân của họ nhỏ hơn nhiều so với Nga và Hoa Kỳ.

“Cho đến khi Mỹ và Nga cắt giảm kho dự trữ hạt nhân của họ ngang với mức của Trung Quốc, hoặc Trung Quốc xây dựng khả năng hạt nhân của họ ngang với mức của Mỹ và Nga, còn thì Trung Quốc sẽ không ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ và Nga,” ông Tống cho biết.

Động thái của TT Trump nhằm kéo Trung Quốc vào các cuộc đàm phán có thể được xem là một phần trong những nỗ lực của Washington để đối phó với Bắc Kinh khi căng thẳng leo thang trên nhiều mặt trận từ thương mại và công nghệ cho đến an ninh và ý thức hệ. Nhưng ông Tống nói rằng Trung Quốc khó mà tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí sớm.

“Đây là một chiến trường mới [trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung], Hoa Kỳ đang cố gắng đưa Trung Quốc vào trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo về vũ khí hạt nhân,” ông Tống nói. “Nhưng khả năng hạt nhân của Trung Quốc khá nhỏ, do đó điều Trung Quốc cần làm là tăng cường, chứ không phải làm suy yếu khả năng hạt nhân của họ.”

Hiệp ước New Start bắt buộc Mỹ và Nga cắt giảm phân nửa kho dự trữ bệ phóng tên lửa hạt nhân chiến lược của, đồng thời cho phép giám sát bằng vệ tinh và giám sát từ xa. Ngoài ra, còn có thêm 18 cuộc thanh tra tại hiện trường mỗi năm để xác minh mỗi bên đều đang tuân thủ Hiệp ước. Một số nhà quan sát nói rằng Bắc Kinh có thể không sẵn lòng cho phép điều này. 

Trung Quốc đã thử bom hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1964 và được công nhận là một trong năm cường quốc hạt nhân theo Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình hạt nhân của họ được che giấu trong bí mật.

Kho hạt nhân của Trung Quốc được dự đoán có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân, theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu về Giải trừ Vũ khí Hạt nhân, Đại học Nagasaki. Con số đó nhiều hơn của Pháp với 290, nhưng chỉ bằng một phần nhỏ của Nga với 6.370 và của Mỹ với 5.800 đầu đạn.

Gia Huy (theo SCMP)

Xem thêm:

The post Kiểm soát vũ khí hạt nhân có thể là “chiến trường mới” trong đối đầu Mỹ-Trung appeared first on Trí Thức VN.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.