Phàm là người trần mắt thịt khó tránh khỏi sai lầm. Nhưng sự khác biệt giữa người thành công với đại đa số người bình thường chính là ở chỗ họ có thể chủ động tự xét mình sửa lỗi và không ngừng thăng tiến.
Lẽ thường, con người có xu hướng che giấu khuyết điểm của mình vì cho rằng “Không nên vạch áo cho người xem lưng”. Họ không muốn phơi bày lỗi lầm của mình, sợ hạ thấp uy tín bản thân, đặc biệt đối với một người kiêu ngạo thì việc tự nhận lỗi dường như khó hơn lên trời.
Tuy nhiên, một người quân tử thực thụ thì nên đường đường chính chính, có dũng khí để nhận lỗi lầm và sửa chữa. Đó cũng chính là đức hạnh của anh ta. Người có đức dày không phải lo lắng về tương lai. Cho nên dám nhận lỗi không phải hạ thấp mà là nâng cao uy đức của bản thân, không phải mất đi lợi ích mà chính là sẽ đạt được thiện báo về lâu dài.
Cổ nhân có câu:“Dốt không thể giấu, càng giấu càng dốt. Giỏi không thể phô trương, phô trương thì không giỏi” (Đoản bất khả hộ, hộ đoản chung đoản; trường bất khả căng, căng tắc bất trường). Trong “Tả truyện: Tuyên công nhị thập niên” (Sử ký Tề Tuyên Công) viết rằng: “Nhật thực, nguyệt thực, sao che mờ được ánh sáng? (Nhật nguyệt chi thực, hà tổn ư minh). Câu đó ngụ ý rằng hình tượng của bạn sẽ không bị tổn hại vì bạn để lộ khuyết điểm của mình.
Ông Henry Hawkins, Giám đốc Quản lý của Tập đoàn Thực phẩm Henry, phát hiện ra rằng chất bảo quản trong các sản phẩm của công ty ông có độc tố, nhưng có thể giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn. Mức độ độc hại này không quá cao, tuy nhiên có thể gây hại cho người tiêu dùng nếu họ sử dụng chúng trong một thời gian dài. Nếu không dùng chúng, thực phẩm sẽ không giữ được lâu. Nếu kết quả thí nghiệm này được công bố, toàn ngành công nghệ thực phẩm sẽ tẩy chay công ty của ông.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Henry đã quyết định công bố: Các chất bảo quản này gây hại cho người dùng. Sau khi thông tin này được tiết lộ, hầu hết các hãng thực phẩm đều lên án ông và buộc tội ông có động cơ xấu. Họ đã liên kết với nhau để tẩy chay các sản phẩm của Tập đoàn Thực phẩm Henry, đẩy tập đoàn này vào một tình cảnh vô cùng nguy khốn.
Mối bất hòa này đã kéo dài trong suốt 4 năm. Hawkins đã tổn thất rất nhiều tiền vì hành động trung thực và dũng cảm này, nhưng ông đã trở nên nổi tiếng với tất cả các hộ gia đình ở Mỹ. Chính phủ bắt đầu ủng hộ chính sách của công ty ông.
Sau đó, các sản phẩm của Tập đoàn Thực phẩm Henry đã trở thành những sản phẩm được khách hàng tín nhiệm nhất. Công ty của ông đã nhanh chóng khôi phục và mở rộng. Không lâu sau, Hawkins đã trở thành một lãnh đạo xuất sắc trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Lâm Bô triều đại nhà Tống đã viết trong cuốn Tỉnh tâm lục (Nhật ký giải ưu phiền) như sau: “Người biết sửa sai thì vẫn là bậc quân tử, người không biết sửa sai chỉ là kẻ tiểu nhân”. Xưa nay bậc quân tử thành tựu việc lớn bởi vì sở hữu phẩm chất hơn người. Ông Henry Hawkins chính là một ví dụ như thế. Trong lịch sử Trung Quốc cũng có không ít tấm gương biết tự nhận lỗi, như chuyện của Trịnh Bản Kiều.
Trịnh Bản Kiều có một thời thơ ấu nghèo khó. Dịp lễ Tết một năm nọ, anh mua nợ một cái đầu heo từ người bán thịt. Khi anh chuẩn bị nấu nướng, người bán thịt tham lam đã lợi dụng sự nghèo khó của anh mà đuổi theo đòi lấy lại cái đầu heo và sau đó bán cho người khác với giá cao hơn.
Sau việc đó, Trịnh Bản Kiều luôn ôm hận trong lòng với người bán thịt. Sau này, khi Trịnh Bản Kiều trở thành quan lại ở huyện Phạm, tỉnh Sơn Đông, ông ra một đạo luật đặc biệt rằng những người bán thịt không được phép bán đầu heo, mục đích là trả thù người bán thịt xưa.
Sau khi vợ ông nghe được điều này, cô nhận ra điều chồng làm là không phù hợp nên bèn nghĩ cách thuyết phục chồng mình bãi bỏ lệnh cấm.
Một ngày nọ, cô bắt một con chuột và cột sợi dây vào người nó rồi treo lên trong phòng. Ban đêm, con chuột vẫn giãy giụa, khiến Trịnh Bản Kiều không ngủ được. Vợ ông giải thích rằng khi còn nhỏ, cô dùng rất nhiều vật liệu để may một bộ đồ những nó lại bị chuột gặm mất nên cô treo chuột lên để trừng phạt loài chuột.
Trịnh Bản Kiều cười lớn và nói: “Con chuột ở Hưng Hoá gặm đồ của em chứ không phải chuột ở Sơn Đông. Vậy sao em phải tức giận chúng làm gì?” Cô vợ nói: “Chẳng phải anh cũng tức giận người bán thịt ở huyện Phạm đó sao?”
Trịnh Bản Kiều đột nhiên nhận ra lỗi lầm của mình và nói ông sẽ sửa chữa bằng cách huỷ bỏ lệnh cấm. Ông cũng sáng tác một bài thơ:
“Lời của vợ hiền nhắc đâu thừa,
Bản Kiều làm việc thật hồ đồ;
Đồ tể bợ đỡ tuy rằng ác,
Làm quan chẳng nên nhớ tư thù.”
Tăng Tử nói, mỗi ngày phải nhiều lần tự suy xét xem hành vi của bản thân có chăng còn tồn tại sai lầm. Khổng Tử cho rằng, đối với những lệch lạc của bản thân thì phải nghiêm khắc như là quan tòa mà xét xử, không thể dễ dãi thuận theo, dù đau đớn cũng phải hạ quyết tâm cải chính lại bản thân mình.
Người xưa đọc sách đạo đức và sách tri thức với tâm cầu nhân cách và khí phách. Họ tuân theo những chuẩn mực đạo đức cao, thường xuyên nhìn vào bản thân mỗi khi gặp vấn đề.
Có câu nói rằng: “Thấy người có đạo đức, hãy cố gắng học theo; thấy người không có đạo đức, hãy cố gắng không có cùng tật xấu đó.”
Nhưng ngày nay ở Trung Quốc đại lục người dân không còn như xưa nữa. Họ bị đầu độc bởi sự cổ xúy đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi gặp phải mâu thuẫn, họ chỉ nhìn vào lỗi của người khác và sử dụng cách “đấu tranh” để phản kháng và giải quyết vấn đề. Họ luôn nghĩ rằng mình là đúng còn tất cả người khác là sai, và tranh cãi bất chấp lý do.
So với văn hoá truyền thống Trung Hoa năm nghìn năm, dường như con người ngày nay không còn nhận ra đâu là chính và đâu là tà nữa. Cho nên, trở về văn hóa truyền thống là mở ra con đường thành công của dân tộc.
Theo Chánh Kiến Đan Tâm biên tập
Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc
The post Điểm khác biệt của người thành công: Khả năng tự sửa lỗi appeared first on Đại Kỷ Nguyên.
2020-06-01 20:26:05
Nguồn: https://www.dkn.tv/giao-duc/diem-khac-biet-cua-nguoi-thanh-cong-kha-nang-tu-sua-loi.html