Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng/ĐCSTQ) đã làm gì để biến TikTok, và phiên bản nội địa – Đẩu Âm thành vũ khí lợi hại trong tuyên truyền và gián điệp?
“Đẩu Âm” và phiên bản ở nước ngoài mang tên TikTok chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ
Tờ Forbes, ngày 3 tháng 6 vừa qua, đã trích dẫn số liệu thống kê từ Sensor Tower, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường các ứng dụng điện thoại, nói rằng TikTok là ứng dụng không phải trò chơi điện tử được tải xuống nhiều nhất trên thế giới vào tháng 5 năm nay, với hơn 111,9 triệu lượt cài đặt, tăng gấp hai lần so với tháng 5 năm ngoái. Quốc gia có nhiều ứng dụng được cài đặt nhiều nhất trong tháng 5 là Ấn Độ, chiếm 20% tổng số lượt tải xuống và Hoa Kỳ chiếm 9,3%.
TikTok và Đẩu Âm thực sự rất phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người có thể không biết rằng TikTok và Đẩu Âm có rủi ro bảo mật rất lớn.
TikTok gửi thông tin khách hàng cho các cơ quan tình báo của ĐCSTQ và tích hợp phần mềm gián điệp vào bên trong ứng dụng của họ. Vì vậy, TikTok đã bị quân đội Mỹ cấm cài đặt và sử dụng trong các thiết bị quân sự của mình.
Ba thượng nghĩ sỹ của Mỹ là Chuck Schumer, Tom Cotton và Josh Hawley đã lên tiếng cảnh báo rằng TikTok là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Tờ Epoch Times cũng từng báo cáo và phân tích rằng Đẩm Âm đã bịa đặt tin quân đội Mỹ sản xuất và phát tán virus sinh hóa, làm mất uy tín của Hoa Kỳ và các nước phương Tây trong việc chống lại dịch bệnh.
Còn TikTok phủ nhận vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 tại Quảng trường Thiên An Môn, chặn thông tin chống cộng, rửa sạch sự đổ lỗi của ĐCSTQ và truyền bá các tư tưởng của ĐCSTQ cho người dùng ở khắp nơi trên thế giới.
Tờ Washington Post dẫn lời các chuyên gia nói rằng Đẩu Âm là một phương tiện tuyên truyền của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã biến TikTok và Đẩu Âm thành vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến tuyên truyền chống Mỹ.
>> Cô gái Mỹ dùng Tik Tok để lên án TQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
Tại sao TikTok và Đẩu Âm lại nghe lời ĐCSTQ? ĐCSTQ đã vũ khí hóa TikTok và Đẩu Âm như thế nào?
Hoa Kỳ và Trung Quốc có hệ thống chính trị khác nhau và hệ sinh thái truyền thông khác nhau. Hoa Kỳ là một chính phủ cộng hòa với nền kinh tế thị trường tự do. Ngoại trừ Đài Tiếng nói Hòa Kỳ (VOA), Đài Phát thanh Miễn phí Châu Âu / Đài Phát thanh Miễn phí (RFE / RL), Đài Phát thanh Châu Á Tự do (RFA) và các công ty nhà nước khác, phần lớn các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ thuộc sở hữu tư nhân, và chính phủ phải chịu sự kiểm tra và giám sát tư pháp độc lập, họ không thể kiểm duyệt phương tiện truyền thông.
Ngày 26 tháng 2 năm 2016, tờ BBC của Anh đã đưa tin Apple đệ trình lên tòa án với chính phủ Hoa Kỳ và yêu cầu tòa án hủy bỏ lệnh buộc Apple phải hỗ trợ FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) mở mật khẩu iPhone của nghi phạm khủng bố ở San Bernardino bang California. Đây thật sự là điều không tưởng dưới chế độ cai trị của ĐCSTQ.
ĐCSTQ luôn yêu cầu các phương tiện truyền thông trở thành một công cụ kiểm soát tư tưởng.
ĐCSTQ là một chế độ độc tài toàn trị và đòi hỏi các phương tiện truyền thông phải trở thành một công cụ biết nghe lời để tuyên truyền giúp chính phủ và truyền bá ý thức hệ.
Ngày 15 tháng 9 năm 2017, tạp chí Cầu Thị đã cho đăng một bài viết được viết bởi “Nhóm Trung tâm Học tập Lý thuyết Mạng Trung tâm”. Bài viết này giới thiệu ý tưởng của Tập Cận Bình về một cường quốc trên Internet, tuyên bố: “Công tác dư luận trực tuyến đã trở thành ưu tiên hàng đầu của công tác tuyên truyền và ý thức hệ. Đề xuất của Đảng luôn trở thành tiếng nói mạnh nhất trên không gian ảo.”
Bài báo nhấn mạnh: “Không có an ninh mạng, không có an ninh quốc gia.”
“Cơ quan quản lý không gian mạng trung tâm” còn được gọi là “Văn phòng Ủy ban tin học và an ninh mạng trung ương”. Nó được thành lập vào tháng 3 năm 2018 và là một văn phòng thuộc “Ủy ban tin học và an ninh mạng trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
“Văn phòng thông tin mạng trung tâm” chịu trách nhiệm giám sát tất cả các công ty Internet ở Trung Quốc, giám sát an ninh mạng và thông tin, đồng thời xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý cụ thể và tiêu chuẩn ngành.
Bài báo của tạp chí Cầu Thị đã phản ánh hệ tư tưởng hướng dẫn cốt lõi về quản lý và kiểm soát mạng của ĐCSTQ. Tập trung vào hệ tư tưởng chỉ đạo này, ĐCSTQ đã triển khai một loạt các chiến lược, như quy định lại luật pháp, giám sát hành chính, xây dựng đảng và kiểm soát cá nhân tại các công ty tư nhân, và tăng cường kiểm soát các công ty Internet, biến nó thành công cụ giám sát công chúng, tiến hành “chiến tranh không giới hạn.”
Luật pháp Trung Quốc buộc các công ty chia sẻ thông tin khách hàng với cơ quan tình báo
Về cơ bản, Luật tình báo quốc gia của ĐCSTQ yêu cầu mọi công dân phải hợp tác với chính phủ. Luật An ninh mạng nghiêm cấm bất kỳ ai (bao gồm cả công dân nước ngoài) và bất kỳ doanh nghiệp nào đăng các nội dung quảng bá các giá trị phổ quát như tự do, dân chủ và nhân quyền trên bất kỳ nền tảng trực tuyến nào (bao gồm TikTok). Còn Luật an ninh quốc gia không cho phép ai từ chối yêu cầu của lực lượng an ninh quốc gia.
Do đó, các cơ quan tình báo của ĐCSTQ “có quyền” xem hoặc truy xuất thông tin khách hàng của bất kỳ doanh nghiệp nào (bao gồm cả doanh nghiệp Internet) và kiểm tra các công cụ liên lạc điện tử của doanh nghiệp và cá nhân, điện thoại di động, máy tính, trung tâm lưu trữ dữ liệu, các thiết bị và phương tiện khác.
Hơn nữa, công dân và các tổ chức có liên quan (bao gồm các công ty Internet) phải cung cấp thông tin và bằng chứng khách hàng cho các cơ quan tình báo một cách trung thực và không được từ chối, nếu không họ sẽ chịu trách nhiệm pháp lý.
>> Trung Quốc là cái nhà tù khổng lồ
Samm Sacks, một nhà nghiên cứu an ninh mạng tại Tổ chức New America chuyên về các vấn đề của Trung Quốc nói rằng các quy định của ĐCSTQ về cơ bản cho phép chính phủ thoải mái làm bất kể điều gì họ muốn đối với các công ty này.
Theo các luật nêu trên, nếu TikTok, Đẩu Âm và công ty mẹ ByteDance từ chối cung cấp thông tin cá nhân của người dùng Mỹ cho cơ quan tình báo của ĐCSTQ, các nhà quản lý của họ sẽ vi phạm “Luật An ninh Quốc gia” và “Luật Tình báo Quốc gia” của ĐCSTQ. Họ sẽ bị bắt để thẩm vấn và trừng phạt theo luật hình sự. Ở Trung Quốc, không có sự kiểm tra và giám sát tư pháp độc lập, các tòa án sẽ chỉ tuân theo ý chí của chính phủ ĐCSTQ, và kháng cáo của nạn nhân là vô nghĩa.
Trụ sở của TikTok và Đẩu Âm được đặt tại Bắc Kinh, với các chi nhánh trên khắp Trung Quốc. Trước sự chuyên chế của ĐCSTQ, liệu họ có thể trở thành một trường hợp đặc biệt không?
Câu trả lời là Không!
TikTok là một công ty công nghệ Trung Quốc và phải tuân thủ luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc
TikTok chính thức cho biết: “Dữ liệu người dùng ở Hoa Kỳ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu sao lưu tại Singapore và các trung tâm xử lý dữ liệu của chúng tôi cũng được thiết lập ở nước ngoài và không tuân thủ luật pháp Trung Quốc.”
Liên quan đến tuyên bố này của TikTok, nhà lãnh đạo Dân chủ Thượng viện Hoa Kỳ Schumer không đồng tình. Ông đã tweet vào ngày 24 tháng 10 năm 2019: “Họ (TikTok) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh và phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc, có nghĩa là Họ buộc phải hợp tác với các cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Còn Thượng nghị sĩ Josh Hawley nói: “Vị trí lưu trữ dữ liệu không quan trọng. Vấn đề là ai có thể truy cập dữ liệu… Luật quốc gia của ĐCSTQ yêu cầu công ty mẹ TikTok phải trao đổi kỹ thuật và hợp tác toàn diện với chế độ ĐCSTQ, có thể truy cập dữ liệu bất kể chúng được lưu trữ ở đâu. Do đó, đây là một vấn đề rất lớn.”
Tờ Washington Post đã báo cáo vào ngày 15 tháng 9 năm ngoái rằng ByteDance phải tuân thủ các quy định về tường lửa của ĐCSTQ, họ phải chặn các tin tức theo yêu cầu của Đảng.
Chủ sở hữu của TikTok thường chịu thua trước các yêu cầu và sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc. Năm ngoái, sau khi chính phủ Trung Quốc thanh kiểm tra, ByteDance đã buộc phải gỡ bỏ một ứng dụng hài kịch nổi tiếng có tên “Kết nối”, vì cơ quan quản lý của ĐCSTQ nói rằng sản phẩm này “có định hướng không đúng đắn và thô tục.”
Về sự kiện này, Washington Post đưa tin: Người sáng lập ByteDance Zhang Yiming đã viết một bức thư ngỏ, trong đó ông nói, “chân thành xin lỗi các cơ quan quản lý”, rằng sản phẩm “đi sai đường”, và “không có nội dung không phù hợp với các giá trị cốt lõi và không có “thực hiện định hướng dư luận tốt”.
Trong thư, Zhang Yiming cũng hứa rằng ông sẽ để “tiếng nói uy quyền (của chính quyền) lan tỏa hiệu quả”, “tăng cường công tác xây dựng đảng và giáo dục tất cả nhân viên về các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa, hướng dẫn dư luận, luật pháp và các quy định” và quyết định: “Liên tục tăng cường các hoạt động kiểm duyệt thủ công. Nhóm kiểm tra nội dụng với 6.000 người đã được mở rộng lên 10.000.”
TikTok và công ty mẹ ByteDance là các doanh nghiệp tư nhân do Zhang Yiming thành lập, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã yêu cầu thành lập các chi bộ đảng ở nhiều cấp và các chi nhánh để can thiệp và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Các hệ thống cảnh sát mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở tất cả các cấp được cấy vào trong ByteDance để thực hiện giám sát toàn diện và có hệ thống về công ty.
Dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng quan trọng hơn luật pháp và đảng cao hơn chính phủ. Trong trường hợp bình thường, bí thư của đảng ủy có quyền phủ quyết đối với hoạt động kinh doanh của chính phủ. Zhang Fuping, Bí thư Đảng ủy ByteDance, cũng là biên tập viên và phó tổng giám đốc của ByteDance.
Zhang Hongye, phó giám đốc Cục An ninh mạng của Bộ Công an, cho biết: “Tập thể cảnh sát mạng trên cả nước đang hy vọng sử dụng những lợi thế độc nhất của Đẩu Âm để tăng cường khả năng của các cơ quan an ninh công cộng trong việc quản lý xã hội mạng.”
Zhang Fuping, bí thư đảng ủy ByteDance, nhận xét rằng sự tham gia tập thể của cảnh sát mạng quốc gia vào Đẩu Âm cũng sẽ giúp nền tảng bảo vệ sự an toàn của người dùng và làm trong sạch không gian mạng tốt hơn.
ByteDance đã có một nhóm đánh giá nội dung gồm 10.000 người. Tuy vậy, ĐCSTQ vẫn không yên tâm, và đã phái 170 đơn vị cảnh sát trực tuyến đến làm việc ở Đẩu Âm. Ngoài ra, nhiều cơ quan đảng và chính phủ, phương tiện truyền thông chính thức, an ninh công cộng, cảnh sát giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản, tòa án và các cơ quan khác đã thiết lập các tài khoản của chính phủ trên Đẩu Âm để theo dõi cư dân mạng.
ĐCSTQ hỗ trợ các công ty Internet Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường và đòi hỏi lòng trung thành của họ
Cũng vào ngày 17 tháng 10 năm 2019, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã lên án hệ thống kiểm duyệt của TikTok trong bài phát biểu tại Đại học Georgetown.
Zuckerberg nói: “Do tính năng mã hóa mạnh mẽ và bảo vệ quyền riêng tư, các dịch vụ của chúng tôi như WhatsApp được sử dụng bởi những người biểu tình và các nhà hoạt động ở khắp mọi nơi. Ấy vậy mà ứng dụng TikTok đang phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới, và cả ở Hoa Kỳ, thì chỉ cần đề cập đến những cuộc biểu tình này liền bị kiểm duyệt ngay. Đây có phải là Internet mà chúng ta muốn hay không?”
Zuckerberg cũng nói rằng mười năm trước, gần như tất cả các nền tảng Internet lớn trên thế giới đều là các công ty Mỹ. Giờ đây, 6 trong số 10 nền tảng Internet lớn nhất toàn cầu đến từ Trung Quốc.
Theo một bài báo được công bố trên trang web Business of apps vào ngày 24 tháng 4 năm nay, sáu trong số mười ứng dụng lớn nhất thế giới là các công ty Trung Quốc.
Sau đây là mười lựa chọn hàng đầu dựa trên số lượng người dùng toàn cầu Android và iOS trong năm 2019.
1. WhatsApp messenger
2. Facebook
3. Facebook messenger
4. WeChat(微信)
5. Instagram
6. TikTok(抖音)
7. Alipay(支付宝)
8. QQ
9. Taobao(淘宝)
10. Baidu(百度)
Sự phát triển của của nhiều công ty Internet khổng lồ của Trung Quốc được hưởng lợi đáng kể từ việc cấm các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài của ĐCSTQ như Google, Facebook và Twitter. Một mặt, ĐCSTQ cấm các công ty Internet nước ngoài vào Trung Quốc. Mặt khác, nó giúp các công ty Trung Quốc phát triển lớn mạnh hơn thông qua sự hỗ trợ của chính phủ, và đòi hỏi họ phải trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
WeChat, QQ, Alipay, Taobao, Baidu và TikTok đều phải tuân theo Luật An ninh quốc gia, Luật tình báo quốc gia, Luật an ninh mạng và các quy định hành chính liên quan của ĐCSTQ. Các công ty này đều nằm trong tầm kiểm soát của ĐCSTQ, trở thành vũ khí cho cuộc chiến tuyên truyền và tình báo trong và ngoài nước của chế độ này.
The post ĐCSTQ đã cưỡng ép “kết nạp Đảng” cho TikTok như thế nào? appeared first on Trí Thức VN.
2020-06-16 19:13:02
Nguồn: https://trithucvn.net/khoa-hoc/dcstq-da-cuong-ep-ket-nap-dang-cho-tiktok-nhu-the-nao.html