Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đã ước tính rằng nếu các biện pháp can thiệp mạnh mẽ được thực hiện ở Trung Quốc 1 tuần trước đó, tổng số ca nhiễm “có thể giảm đáng kể tới 66%.” Còn nếu hành động sớm trước 3 tuần, thì tổng số ca nhiễm có thể giảm tới 95%.
Cui Yongyuan có thể không phải là một cái tên quen thuộc ở phương Tây, nhưng người từng dẫn chương trình truyền hình nhà nước này có tới gần 20 triệu người theo dõi trên mạng xã hội ở Trung Quốc, gấp đôi lượng người theo dõi trên Twitter của Anderson Cooper – người dẫn chương trình của hãng CNN.
Cui là một trong những blogger có nhiều người theo nhất trên Weibo, nơi anh được biết đến với những bình luận xã hội và các thông tin “thổi còi.”
Nhưng năm ngoái, các bài đăng dừng xuất hiện. Vào tháng 5 vừa rồi, anh phát hiện những bài đăng trước đây với nickname “Xiaocui” của anh đã bị khoá.
Cùng tháng đó, tài khoản của anh trên WeChat, nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất Trung Quốc với 1 tỷ người dùng hoạt động trên toàn thế giới, đã bị đình chỉ vì lý do “gian lận.”
“Tên tôi đang bị kiểm duyệt. Các người đang buộc tôi sang phía bên kia phải không?” anh Cui viết trên Twitter hôm 15/5, đề cập đến việc anh phải sử dụng mạng xã hội của phương Tây.
Tờ SCMP nhận định, anh Cui – giảng viên tại Đại học Truyền thông Trung Quốc ở Bắc Kinh, người cũng đã từng viết về sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 – có thể là nạn nhân mới nhất của tình trạng kiểm duyệt tại Trung Quốc và buộc phải dùng mạng nước ngoài. Thuật ngữ này được đặt tên là “di cư kỹ thuật số”.
Fu King-wa, phó giáo sư ngành báo chí tại Đại học Hồng Kông và là người điều hành dự án Weibograph để theo dõi kiểm duyệt từ năm 2011, cho biết kiểm duyệt tại Trung Quốc không còn là vấn đề của địa phương, bởi đại dịch COVID-19 cho thấy cái giá mà toàn thế giới phải trả từ việc ngăn chặn thông tin cảnh báo.
“Tại Trung Quốc, việc hạn chế thông tin đó thực sự có thể gây ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi toàn cầu,” ông Fu nói.
Ông Fu cho hay ở một quốc gia độc tài như Trung Quốc, các cuộc trò chuyện công khai về nhiều vấn đề quan trọng bị hạn chế, các phương tiện truyền thông bị nhà nước kiểm soát và các nhà báo độc lập thường im lặng, nên việc đưa ra cảnh báo sớm trong một hệ thống như vậy đặc biệt khó khăn.
> Ngũ mao ĐCSTQ bị lật tẩy, mỗi năm phát tán 450 triệu tin giả
Trung Quốc có số lượng người dùng Internet cao nhất thế giới với hơn 854 triệu người vào năm 2019, theo Cơ quan quản lý không gian mạng của nước này.
Tuy nhiên, việc sử dụng mạng bị giới hạn bởi cái gọi là “Vạn lý Tường lửa”. Tất cả những nội dung chỉ trích chính phủ hay khiêu dâm đều bị kiểm duyệt.
Những công ty công nghệ điều hành các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc sử dụng hàng ngàn người kiểm duyệt nội dung và phát triển thuật toán để ngăn chặn mọi thứ “nhạy cảm” được công bố hoặc nhanh chóng xóa bỏ sau khi chúng được công bố. Đồng thời, các trang web và nền tảng truyền thông xã hội nước ngoài như Twitter, YouTube và Facebook đều bị chặn.
Trên lý thuyết, có thể “phá vỡ” “tường lửa” bằng cách sử dụng mạng riêng ảo (VPN), một phần mềm che giấu vị trí người dùng, nhưng việc sử dụng VPN ở Trung Quốc là bất hợp pháp nếu không có giấy phép. Người dùng Apple và Android cũng không thể tải các ứng dụng VPN một cách hợp pháp.
Những người rao bán VPN có thể bị bỏ tù. Năm 2018, một người đàn ông đã bị tòa án Thượng Hải kết án 3 năm vì tội này.
Dự án Weiboscope đã hướng sự chú ý đến căn bệnh COVID-19 trong năm nay, sàng lọc hơn 1,2 triệu bài đăng được chọn ra ngẫu nhiên từ các tài khoản, trong đó chứa ít nhất một từ khóa liên quan đến virus corona.
Dữ liệu sau đó cho thấy khoảng 2.100 bài đăng, đã bị kiểm duyệt từ tháng 12 năm 2019 đến ngày 27/2 năm nay. Theo ông Fu, con số không cao do hầu hết các bài đăng đều dẫn lại các bài báo từ truyền thông nhà nước hoặc có nội dung giải trí.
Ngoài ra, người dùng Internet tại Trung Quốc cũng rất giỏi trong việc tránh những từ mà các nhà kiểm duyệt tìm kiếm, ông nói, điều này đã làm giảm số lượng bài đăng bị kiểm duyệt dựa trên các từ khóa được sử dụng trong Weiboscope.
Báo cáo của Weiboscope cũng cho biết đã có sự tăng đột biến trong kiểm duyệt trên Weibo khi những chỉ trích về chính quyền trung ương nổi lên.
Khoảng gần 700 bài đăng đã bị xoá khi Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc xuất bản một bài báo trên Tạp chí Y học New England vào ngày 29/1, cho thấy các quan chức đã biết về việc COVID-19 lây truyền từ người sang người sớm hơn so với họ thừa nhận.
Ông Fu nói có rất nhiều người đã chỉ trích và phản ứng với bài báo đó, do các nhà chức trách Trung Quốc trước đây tuyên bố rằng không có bằng chứng nào về sự lây lan từ người sang người.
> Cái chết của BS Lý Văn Lượng và việc “duy trì sự ổn định” của ĐCSTQ
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng – một người thổi còi đã cố gắng cảnh báo về căn bệnh nhưng bị cảnh sát đe dọa, và sau đó đã chết vì virus corona, đã khiến nỗi đau và sự tức giận của công chúng bùng phát dữ dội. Cái chết của bác sĩ Lý hôm 7/2 đã thúc đẩy một đợt kiểm duyệt khác.
Các nhà báo độc lập cũng trở thành mục tiêu, với việc hai nhà báo Trần Thu Thực và Phương Bân hiện vẫn đang “mất tích” từ hồi tháng Hai ở Vũ Hán. và Fang Bin vẫn mất tích sau khi họ biến mất vào tháng Hai sau khi báo cáo từ Vũ Hán, thành phố ở trung tâm của vụ dịch Covid-19 ban đầu ở Trung Quốc.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hồi tháng trước đã ước tính rằng nếu các biện pháp can thiệp mạnh mẽ được thực hiện ở Trung Quốc 1 tuần trước đó, tổng số ca nhiễm “có thể giảm đáng kể tới 66%.” Còn nếu hành động sớm trước 3 tuần, thì tổng số ca nhiễm có thể giảm tới 95%.
“Cảnh báo sớm cho phép các chính phủ hành động sớm,” ông Fu nói. “Chúng tôi tìm thấy bằng chứng rằng các bài đăng trên mạng xã hội, bao gồm các cảnh báo sớm đã bị kiểm duyệt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đại dịch.”
Lin Yi, một người Vũ Hán, đã thấy tài khoản Weibo của cô bị kiểm duyệt vì đăng thông tin liên quan đến COVID-19. Đầu tháng 1, cô dựa vào thông tin đăng tải trên truyền thông nhà nước để biết tin tức, nhưng điều đó đã thay đổi sau khi Vũ Hán bị “phong thành” vào ngày 23/1.
“Công chúng thực sự muốn tự do ngôn luận. Tại sao? Bởi vì chúng tôi muốn sự minh bạch trong thông tin chúng tôi nhận được. Sự minh bạch là rất quan trọng để chống lại dịch bệnh và cứu lấy mạng người,” cô nói.
Sau khi Lin chia sẻ nội dung liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng, kêu gọi tự do ngôn luận và các nội dung từ những người đang tìm kiếm sự giúp đỡ, tài khoản Weibo của cô đã bị khóa.
“Tôi thấy điều này cực kỳ khó chấp nhận. Tôi không đăng bất kỳ ngôn từ cực đoan nào. Tôi cực kỳ thất vọng. Tôi thấy hệ thống kiểm duyệt hiện tại rất nghiêm ngặt, đến mức đồi trụy.”
Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Toronto Citizen Lab, WeChat đã kiểm duyệt 516 từ khóa liên quan trực tiếp đến COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 15/2.
Trong số đó, gần 200 từ khóa bị kiểm duyệt đề cập đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc và cách xử lý ổ dịch, phần lớn bao gồm tên, tiêu đề hoặc biệt danh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các nội dung liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng xuất hiện trong 19 cụm từ khoá bị kiểm duyệt, theo báo cáo của Citizen Lab.
Vào tháng 1, WeChat cho biết họ sẽ đình chỉ các tài khoản tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu lan truyền tin đồn về COVID-19 theo luật cấm truyền bá thông tin sai lệch liên quan đến thiên tai, dịch bệnh và các cuộc khủng hoảng.
Nhiều tài khoản bị buộc tội lan truyền tin đồn về COVID-19 và đã bị đóng lại vào tháng Hai.
Ít nhất 345 người dùng đã đăng trên Weibo rằng tài khoản WeChat của họ đã bị khoá mà không có lý do hợp lý.
Việc đàn áp ngôn luận đã thúc đẩy một nhóm tình nguyện viên bắt đầu chiến dịch Escape WeChat (Thoát khỏi WeChat), nghĩa là khuyến khích người dùng “di cư kỹ thuật số” sang các nền tảng truyền thông xã hội nước ngoài.
Ban đầu, nhóm dự định đề xuất luật để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, một tình nguyện viên nói, nhưng sau đó họ nhận thấy rằng điều đó không phải là thực tế và quá nhạy cảm. Vì vậy, họ khuyến khích người dùng rời khỏi WeChat sang các nền tảng khác như Telegram.
Tuy vậy, những nỗ lực này cũng đang đối mặt với các cuộc đàn áp ngày càng tăng từ chính quyền Trung Quốc. Tháng trước, một nhóm thảo luận trên Telegram của Escape WeChat đã ngừng hoạt động sau khi một số tình nguyện viên đã bị các nhân viên an ninh công cộng theo dõi.
Lê Vy (theo SCMP)
Xem thêm:
The post Đại dịch COVID-19 và cái giá của việc Trung Quốc kiểm duyệt thông tin appeared first on Trí Thức VN.
2020-06-17 00:39:02