ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyện Bát Giới lấy vợ hụt và giấc mộng đẹp của đời người
Sunday, June 21, 2020 1:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Theo chính tu hành nên cẩn thận,
Rửa lòng ái dục để quy chân.

Sau khi thu phục Sa Ngộ Tĩnh, vượt qua Lưu Sa hà, Đường Tăng cùng các đồ đệ thẳng đường lớn tiến về phương Tây. “Trải mấy non xanh nước biếc, ngắm khắp cỏ nội hoa rừng”, một tối mùa thu nọ đến một trang viên nguy nga tráng lệ, mấy thầy trò định xin ngủ nhờ một đêm. Chẳng ngờ, chủ ngôi nhà này lại là một thiếu phụ nhan sắc mặn mà, cùng ba cô con gái xinh tươi đều đang muốn kén chồng làm chủ gia nghiệp. Tây du ký*, hồi thứ 23 viết:

“Người đàn bà lại nói:

– Nhà tôi đây có hơn ba trăm mẫu ruộng cấy, hơn ba trăm khoảnh ruộng màu, trang trại vườn tược cũng hơn ba trăm mẫu, trâu bò hơn một nghìn con, lừa ngựa hàng đàn, lợn dê vô số, bốn phía đông tây nam bắc có đến sáu bảy mươi cánh đồng cỏ, thôn trang, thóc lúa trong kho dùng tám chín năm không hết, lụa là mặc chục năm nay vẫn còn, tiền của tiêu xài suốt đời thừa thãi, đủ mọi thứ gấm vóc lụa là, bạc vàng châu báu. Nếu thầy trò nhà ngài đổi tâm chuyển ý, làm rể nhà này thì sẽ được thoải mái tự do, vui hưởng vinh hoa phú quý, chẳng hơn sang phương Tây vất vả sao?

Tam Tạng vẫn cứ như ngây như dại, chẳng nói chẳng rằng. Người đàn bà nói tiếp:

– Tôi sinh năm Đinh Hợi, ngày ba tháng ba, vào giờ Dậu, chồng tôi hơn tôi ba tuổi. Năm nay tôi bốn nhăm. Con gái lớn của tôi tên gọi Chân Chân, năm nay hai mươi tuổi; cháu thứ hai là Ái Ái, mười tám tuổi; cháu út là Liên Liên, mười sáu tuổi. Cả ba cháu đều chưa hứa gả bán cho ai. Tôi tuy xấu xí, nhưng các cháu đều có chút nhan sắc, việc nữ công thêu thùa đều giỏi cả. Vì chồng tôi hiếm hoi không có con trai, nên nuôi nấng dạy dỗ các cháu như con trai vậy. Lúc nhỏ các cháu cũng được đi học, cũng biết làm câu đối, thơ phú. Tuy ở núi rừng, nhưng cũng khác xa hạng quê mùa thô kệch, tưởng cũng xứng đáng kết duyên cùng các ngài được. Các ngài hãy vứt bỏ ý muốn cũ, để tóc dài, ở đây làm chủ nhà này, ăn sung mặc sướng, chẳng hơn áo thâm bát sành, giày rơm nón lá sao?

Tam Tạng ngồi ở đằng trước khác nào đứa trẻ sợ tiếng sấm, cò sợ gặp mưa, ngây ngây dại dại, ngả người lơ mơ đưa cặp mắt trắng nhìn lên trời. Bát Giới nghe nói đến gái đẹp, giàu sang như thế trong lòng thấy ngứa ngáy không yên, ngồi trên ghế mà như kim châm vào đít, ngả nghiêng nhấp nhổm, nhịn không nổi, bèn chạy lên níu lấy sư phụ nói:

– Thưa sư phụ, cô nương đây đã thưa chuyện với sư phụ, sao sư phụ cứ lặng thinh, phải chiếu cố một chút chứ!

Tam Tạng ngẩng phắt đầu, hừ một tiếng, mắng Bát Giới:

– Đồ nghiệt súc! Chúng ta là người xuất gia, há lại để giàu sang động tâm, gái đẹp loạn trí, thì còn ra thể thống gì nữa?

Người đàn bà cười nói:

– Khổ lắm, đi tu thì sướng nỗi gì?

Tam Tạng hỏi lại:

– Thưa bà, thì người tại gia cũng sướng nỗi gì? 

Người đàn bà đáp:

– Xin trưởng lão ngồi yên, để tôi nói cái sướng của người tại gia cho trưởng lão nghe. Ngài không thấy sao, có bài thơ làm chứng rằng:

Mùa xuân tha thướt bộ quần là
Mùa hạ thưởng sen mặc áo sa
Thu tới làm men ngâm rượu nếp
Đông về sưởi ấm ở lầu hoa
Bốn mùa hưởng thụ đều sung sướng,
Tám tiết ăn chơi đủ ngọc ngà.
Trướng gấm màn the đèn nến tỏ,
Còn hơn mỏi miệng niệm Di Đà.

Tam Tạng nói:

– Thưa bà, người tại gia hưởng vinh hoa phú quý, ăn sung mặc sướng, con trai con gái đầy nhà. Sướng thật. Nhưng bà không biết người xuất gia cũng có chỗ sướng. Bà không biết sao? Có bài thơ làm chứng rằng:

Xuất gia lập chí phi thường,
Ái ân rũ sạch mọi đường xưa nay.
Ngoại vật coi nhẹ, nhàn thay
Âm dương vũ trụ đủ đầy trong ta.
Công quả viên mãn chan hòa,
Sáng lòng thấy tính trở về cố hương.
Gấp trăm tham dục người phàm,
Những túi da thối, ai màng chi đâu!

Người đàn bà nghe xong, nổi cáu nói:

– Lão hòa thượng này thật vô lễ! Ta không nể nhà ngươi từ phương Đông xa xôi tới đây thì sẽ tống cổ ra. Ta đã thực lòng thực dạ, mang cả gia tài mời các người ở rể, thế mà nhà ngươi lại khích bác ta. Nhà ngươi đã thụ giới, phát nguyện, suốt đời không hoàn tục nữa thì thôi, còn trong số đồ đệ, để cho nhà ta một người cũng được, tại sao lại cứ khăng khăng từ chối thế?

Tam Tạng thấy người đàn bà nổi cáu, chỉ biết ậm ờ cho qua, rồi bảo Ngộ Không:

– Ngộ Không, con ở lại đây nhé! 

Hành Giả thưa:

– Con từ bé không biết làm việc đó, sư phụ bảo Bát Giới ấy.

Bát Giới nói:

– Anh đừng đùa thế. Phải bàn bạc cho kỹ chứ.

Tam Tạng nói:

– Hai con không chịu, để ta bảo Ngộ Tĩnh ở lại vậy.

Sa Tăng nói:

– Sư phụ, nghe con nói đây. Con chịu ơn Bồ Tát khuyến hóa, đã chịu giới hạnh, chờ đợi sư phụ. Từ ngày đội ơn sư phụ thu nhận con, được sư phụ dạy dỗ, đi theo sư phụ chưa đầy hai tháng, chưa tiến được nửa phân công quả nào, con đâu dám mưu đồ phú quý! Con thà chết để sang phương Tây, quyết không chịu làm việc dối lòng như thế.

Người đàn bà thấy mọi người từ chối cả, vội vàng quay ngoắt người trở vào sau tấm bình phong, đóng chặt cửa lại, bỏ mấy thầy trò ở bên ngoài, cơm nước không có, chẳng một bóng người. Bát Giới trong lòng bực bội, oán giận Đường Tăng, nói:

– Sư phụ chẳng biết suy tính, cứ nói thẳng ruột ngựa làm hỏng bét cả. Sao sư phụ không tinh ý một chút, cứ ừ ừ bằng lòng để kiếm chút cơm ăn, hưởng một đêm khoan khoái đã, rồi ngày mai nghe hay không nghe là do thầy trò mình chứ. Bây giờ họ đóng chặt cửa không ra nữa, còn lại chúng ta bếp lạnh tro tàn, chịu sao nổi đêm nay!”.

Bát Giới quả là “biết suy tính”! Trên hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh, mấy thầy trò trải qua 81 nạn, nào ma bắt quỷ vồ, nào lửa to sóng dữ, muôn ngàn thống khổ, nhưng dường như

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.