ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dấu ấn tuần qua: Ấn Độ, Việt Nam nên làm gì sau các vụ xung đột với Trung Quốc?
Saturday, June 20, 2020 23:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tuần qua ghi dấu sự kiện Trung-Ấn xung đột căng thẳng trên vùng đất tranh chấp, khiến hàng chục lính của cả hai bên thiệt mạng. Đó chỉ là một trong nhiều khu vực mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Các nhà nghiên cứu nhận định những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam, cần chuẩn bị kỹ đối sách để hóa giải những nước cờ hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kẻ tám lạng, người nửa cân

Ấn Độ không yếu thế hơn nhiều so với Trung Quốc cả về quy mô dân số, kinh tế, chính trị và đặc biệt là quân sự khi New Delhi cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Vì thế người dân nước này không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ. Trung-Ấn từng xảy ra chiến tranh biên giới vào năm 1962. Năm 1975 binh lính hai bên có một cuộc xô xát gây chết người, và vào cuối tuần qua, sau 45 năm, lại xảy ra cuộc đụng độ gây thương vong lớn ở thung lũng Galwan, ở Aksai Chin.

Ngay sau khi xung đột xảy ra, Ấn Độ thông báo có 20 binh sĩ của họ thiệt mạng, 76 người bị thương, 10 người bị bắt làm tù binh, và công khai tổ chức tang lễ cho những liệt sĩ của họ. Trong khi đó Bắc Kinh không tiết lộ sề số lượng và thông tin về những người lính Trung Quốc thương vong.

Ấn Độ ước tính có khoảng 43 binh sỹ Trung Quốc thương vong sau cuộc đụng độ. Cựu trung tướng Sharma của quân đội Ấn Độ tố cáo binh lính Trung Quốc trong cuộc đụng độ đã dùng thủ đoạn rất “man rợ” khi mang theo những chiếc gậy sắt hàn đinh nhọn để tấn công binh lính Ấn Độ không được vũ trang.


Những chiếc gậy sắt được lính Trung Quốc hàn đinh nhọn để tăng độ sát thương khi tấn công lính Ấn Độ (ảnh: Ajai Shukla/Twitter)

Cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra hôm thứ Hai (15/6) giữa quân đội của hai nước láng giềng có chung gần 3500 km đường biên giới là hệ quả của một loạt các cuộc đụng độ lẻ tẻ diễn ra trong suốt thời gian qua. Theo BBC, vào tháng Năm, hàng chục binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đã ẩu đả dữ dội tại khu vực biên giới giáp ranh với bang Sikkim, thuộc miền đông bắc Ấn Độ. Trước đó binh lính hai nước cũng thường xuyên và chạm tại các điểm nóng khác nhau.

Bên cạnh đó việc hai nước leo thang xây dựng các cơ sở hạ tầng tại các vùng đất nhạy cảm gần đường biên giới giữa hai nước cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến binh lính hai bên không giữ được bình tĩnh khi đối mặt nhau tại khoảng 12 điểm tranh chấp trên Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), tức đường giới tuyến thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Lại ăn cướp la làng?

Vào ngày 3/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin, hôm 2/4, tàu cá mang số hiệu QNg 90617 TS cùng 08 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công và đâm chìm. Mặc dù vậy, bà Hoa Xuân Oánh ngang nhiên nói rằng tàu cá Việt Nam bị chìm là vì cố tình đâm vào tàu Trung Quốc trong khi tàu của đất nước bà đã cố gắng né tránh.

Khả năng đổi trắng thay đen có tiếng của Bắc Kinh khiến giới quan sát không khỏi nghi ngờ rằng Trung Quốc cũng “diễn” lại vở kịch tương tự trong vụ xung đột với Ấn Độ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng hôm 15/6 lính Ấn Độ hai lần vượt giới tuyến xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, và vì thế mà dẫn tới đụng độ.

Tuy nhiên, cựu trung tướng Sharma của quân đội Ấn Độ cho biết những điều ngược lại. Ông tiết lộ, trong khoảng từ năm 1993 tới năm 2013, Trung-Ấn đã ký tổng cộng 5 hiệp ước xác định các giao thức giải quyết xung đột ở các khu vực tranh chấp, nhưng Trung Quốc trong khoảng từ 5 tới 6 năm gần đây đã liên tục vi phạm hiệp ước.

Ông Sharma cho biết thêm, vụ xô xát hồi đầu tuần trước xảy ra tại một gờ đá bên trên bờ sông giới tuyến, một lính Ấn Độ nhìn thấy quân Trung Quốc vi phạm LAC đã tới nhắc nhở và yêu cầu họ tôn trọng hiệp ước giữa hai nước, nhưng “đó cũng là lúc quân Trung Quốc quyết định hạ thủ”.

Cười nụ giấu dao?

Ngoài phát biểu của ông Triệu Lập Kiên, gần như không có quan chức cấp cao nào của Trung Nam Hải có tuyên bố về về xung đột Trung-Ấn vừa qua. Theo SCMP, truyền thông Trung Quốc cũng rất hạn chế đưa tin về sự cố nghiêm trọng này.

Thậm chí, Trung Quốc còn có động thái khó hiểu khi chỉ 2 ngày sau cuộc xung đột, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) thuộc kiểm soát của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), đã phê duyệt một khoản vay trị giá 750 triệu USD để Ấn Độ dùng chống dịch Covid-19. Ngân hàng này cũng làm điều tương tự sau thời điểm binh lính Trung-Ấn xô xát hồi tháng Năm.


Ấn Độ tổ chức lễ tang cho những quân nhân thiệt mạng sau vụ xô xát với lính Trung Quốc vừa qua (ảnh: Trích xuất video của ANI News)

Các nhà phân tích cho rằng, có thể Bắc Kinh đang tìm cách bồi thường thiệt hại gây ra cho phía Ấn Độ, hoặc cũng có thể họ muốn cài cắm một âm mưu chính trị thâm hiểm nào đó phía sau hành động có vẻ ngoài hào phóng này.

Cũng có suy đoán rằng, trong bối cảnh khó khăn tứ bề, trong thì thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh tái bùng phát, lòng dân oán thán, ngoài thì Hoa Kỳ và các nước phương Tây gây sức ép mạnh mẽ, Bắc Kinh không muốn làm căng thẳng thêm mối quan hệ với một quốc gia có tiềm lực và lại là một thị trường hơn một tỷ dân như Ấn Độ.

Nên làm gì tiếp theo?

Ông Satoru Nagao, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hudson, đánh giá, mặc dù hệ thống phòng thủ quân sự của Ấn Độ dọc biên giới với Trung Quốc không yếu, nhưng mức độ ưu tiên ngân sách cho quân sự của Bắc Kinh đã ngày càng tạo ra chênh lệch so với New Delhi trong khoảng một thập niên qua.

Ông Nagao cho rằng, muốn không để Trung Quốc tiếp tục hành vi xâm lấn LAC, Ấn Độ cần nhận thức rõ bản tính và chiến thuật của Bắc Kinh. Theo vị chuyên gia gốc Nhật, chính quyền Trung Quốc luôn coi thường luật pháp quốc tế và tìm mọi cách để ngăn cản các hành động bênh vực của cộng đồng quốc tế dành cho các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Vì thế, theo ông Nagato, để đối phó với điều này, Ấn Độ cần làm 4 việc sau:

Thứ nhất, Ấn Độ, Nhật Bản hay Việt Nam cần liên kết để làm ngược lại những gì Bắc Kinh mong muốn, tức phải đưa chính quyền Trung Quốc vào những ràng buộc pháp lý và kêu gọi tiếng nói lương tri của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, Ấn Độ và các nước láng giềng cần đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng để gia tăng sức mạnh quân sự.

Thứ ba, Ấn Độ và các nước láng giềng với Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, Úc và các nước cùng chí hướng trên thế giới. Ông Nagato cho rằng, khi Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, và những nước khác hợp tác với Mỹ, Úc và các nước phương Tây khác, thì sẽ không chỉ thúc đẩy an ninh khu vực mà còn tốt cho phát triển kinh tế.

Và cuối cùng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc phụ thuộc trực tiếp vào nền kinh tế của họ, do vậy để làm quân đội Trung Quốc suy yếu, Ấn Độ các quốc gia khác nên giảm bớt mối liên kết kinh tế với Bắc Kinh, thay vào đó ưu tiên hợp tác với Mỹ và các nước phương Tây.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

The post Dấu ấn tuần qua: Ấn Độ, Việt Nam nên làm gì sau các vụ xung đột với Trung Quốc? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.