ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bắc Kinh liên tục rêu rao 43% dân có thu nhập thấp vì một kế hoạch ‘cay đắng’?
Tuesday, June 16, 2020 2:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đây có thể là lời biện hộ muộn màng để tránh các thiệt hại kinh tế trước sức ép từ Mỹ, sau nhiều năm tuyên truyền phóng đại về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề cập tháng trước rằng Trung Quốc có “600 triệu người có thu nhập 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng) mỗi tháng”, đã gây ra thảo luận sôi nổi trong và ngoài nước, thậm chí người ta suy đoán rằng Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình đang công khai tranh luận chính trị, hoặc mâu thuẫn nội bộ Trung Nam Hải leo thang.

Sau đó, ngày 3/6, Viện Nghiên cứu Phân phối Thu nhập Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh đã công bố một cuộc khảo sát, nói rằng có khoảng 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1090 nhân dân tệ, chiếm 42,85% tổng dân số, lặp lại tuyên bố của Lý Khắc Cường.

Cùng ngày, Thái Phưởng, phó chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cũng cho biết trong một diễn đàn rằng tuyên bố của Lý Khắc Cường phù hợp với số liệu thống kê liên quan.

Đến ngày 15/6, Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc một lần nữa đưa ra và tuyên bố rằng theo dữ liệu năm 2019, thu nhập trung bình hàng năm của khoảng 610 triệu người ở Trung Quốc là 11.485 nhân dân tệ, và thu nhập trung bình hàng tháng là dưới 1.000 nhân dân tệ, nhấn mạnh thêm nữa bằng chứng cho tuyên bố của ông Lý Khắc Cường.

Qua một loạt các bài tường thuật chính thức, dữ liệu và các bài báo trên phương tiện truyền thông, gần như có thể suy ra rằng, tuyên bố của Lý Khắc Cường không phải là một “động thái công bố tình cờ”. Ngay cả khi Trung Quốc được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, thì về bản chất nó vẫn thuộc về một “quốc gia đang phát triển”.

Theo tác giả Đường Hạo của Khán Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dành quá nhiều thời gian để sắp xếp vở kịch tuyên truyền này. Nó không gì khác hơn là phản bác việc Hoa Kỳ yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liệt Trung Quốc vào quốc gia phát triển (nước phát triển) và hủy bỏ chế độ ưu đãi đối với nước đang phát triển của Trung Quốc.

Đặc biệt, các tuyên truyền bên ngoài của ĐCSTQ trong đợt dịch này đã làm tất cả các nước trên thế giới tức giận, nó thực sự có thể khiến WTO hủy bỏ chế độ ưu đãi đối với Trung Quốc. Một khi điều này được thực hiện, lại thêm việc Mỹ hạn chế thương mại và cấm xuất khẩu công nghệ đối với Trung Quốc, cũng như hủy bỏ vị thế của Hồng Kông như một lãnh thổ hải quan độc lập, điều này không những khiến việc chuyển đổi công nghệ ngành công nghiệp của Trung Quốc gần như bị cắt đứt, mà Trung Quốc có thể còn mất đi các món béo bở từ thương mại và ưu đãi vô lý nhiều năm đã hưởng. Chắc chắn sẽ gây ra một cú đánh kép vào nền kinh tế Trung Quốc, hoạ vô đơn chí.

Do đó, sau cuộc họp của Lưỡng hội, ĐCSTQ đã khiến mọi người bất ngờ. Việc tự ảo tưởng “hoàn toàn thoát nghèo” và “xây dựng một xã hội thịnh vượng theo cách toàn diện” trong năm 2020 thực sự chỉ có thể được mô tả như một kế hoạch cay đắng và một lời biện hộ chậm trễ.

Về việc Mỹ có thể nhìn thấu ý định của ĐCSTQ hay không, còn phụ thuộc vào kết quả của cuộc gặp tiếp theo giữa Dương Kiết Trì và Pompeo ở Hawaii.

Tuy nhiên, kế hoạch cay đắng và biện hộ chậm trễ của ĐCSTQ cũng cho thấy hai vết thương bầm tím:

Thứ nhất, điều đáng lo ngại và cửa tử lớn nhất hiện nay của ĐCSTQ là vấn đề kinh tế, thất nghiệp và thu nhập.

Thứ hai, mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới trong nhiều năm, nhưng khoảng cách thu nhập cũng là rất lớn.

Theo tác giả Đường Hạo, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được ĐCSTQ hô hào thực sự không phải là theo đuổi các cơ hội bình đẳng và tự do kinh tế cho người dân, mà khẩu hiểu “bình đẳng xã hội” thực ra là để tiến thêm bước nữa hiện thực hóa chế độ độc tài cai trị và “làm giàu toàn diện” cho ĐCSTQ.

Theo Đường Hạo, Secretchina
An Hoà biên dịch

The post Bắc Kinh liên tục rêu rao 43% dân có thu nhập thấp vì một kế hoạch ‘cay đắng’? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.