ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
ASPI: Can thiệp của Trung Quốc tại nước ngoài đang “lan rộng” ở Canada
Monday, June 15, 2020 0:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), một tổ chức tư vấn chính phủ, đã mô tả chi tiết cách thức Bắc Kinh sử dụng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất để dập tắt sự chỉ trích, xâm nhập vào các đảng chính trị nước ngoài, các cộng đồng người di cư, các trường đại học và các tập đoàn đa quốc gia.


(Ảnh: Shutterstock)

Báo cáo dựa trên việc xem xét bao quát các tài liệu của ĐCSTQ, các bài báo tiếng Trung, các trang web của các tổ chức hải ngoại cũng như hình ảnh và các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc bao gồm WeChat. 

Ban Công tác Mặt trận Thống nhất là một bộ phận chính thức của ĐCSTQ kể từ năm 1979, khi đó lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã giao nhiệm vụ thu thập thông tin từ các nguồn khắp thế giới và thúc đẩy sự ủng hộ toàn cầu đối với đảng. Đây là sự lặp lại của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất được ĐCSTQ thành lập trước đây lần đầu tiên vào năm 1948, nhưng đã không hoạt động.

ĐCSTQ nói rằng công việc của Mặt trận Thống nhất là dân chủ, nhằm tham khảo ý kiến của người dân và các tổ chức trên khắp thế giới, nhưng tài liệu của chính họ cho thấy cơ quan Mặt trận Thống nhất có liên hệ chặt chẽ với bộ phận tuyên truyền cũng như bộ an ninh nhà nước, một cơ quan tình báo của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì việc mở rộng cơ quan này, bổ sung thêm 40.000 nhân viên.

Báo cáo cho biết việc mở rộng ra nước ngoài của Mặt trận Thống nhất là “sự xuất khẩu hệ thống chính trị của ĐCSTQ. Công tác Mặt trận Thống nhất Hải ngoại sẽ mang lại cho ĐCSTQ ảnh hưởng phi pháp đối với đại diện chính trị và hoạt động trong các hệ thống chính trị nước ngoài.”

Báo cáo không đề cập riêng rẽ đến Canada, nhưng Alex Joske, tác giả của báo cáo, đã chia sẻ một số phát hiện của ông với tờ Star rằng “trong danh sách trực tuyến những người tham dự các hội nghị và sự kiện chính của Mặt trận Thống nhất cho thấy có lượng lớn người tham dự là người Canada cũng như người Úc.” 

Ví dụ, một hội nghị do Mặt trận Thống nhất tài trợ tại tỉnh Hà Bắc vào tháng 10 năm ngoái dành cho truyền thông tiếng Trung hải ngoại đã liệt kê hơn 50 người tham dự đến từ Canada, trong khi đó Liên đoàn Hoa kiều Trở về Trung Quốc (AFROC), một tổ chức chính của Mặt trận Thống nhất được đăng công khai trên truyền thông nhà nước Trung Quốc, đã liệt kê 24 đại biểu ở Canada và 24 đại biểu ở Úc vào năm 2018.

Các mô tả và hình ảnh từ những sự kiện này cho thấy rõ ràng sự dính líu của chính phủ Trung Quốc, theo hồ sơ do ông Joske chia sẻ. Ông cũng nhận định các chuyên gia và quan chức chính phủ dường như đánh giá thấp sức mạnh của Mặt trận Thống nhất.

“Các nhà ngoại giao có thể đã xem công việc của Mặt trận Thống nhất như là “ngoại giao công cộng” hoặc “tuyên truyền” nhưng đã không đánh giá đúng mức độ các hoạt động ngầm liên quan.” 

“Các quan chức an ninh có thể cảnh giác với hoạt động tội phạm hoặc gián điệp trong khi lại đánh giá thấp tầm quan trọng của các hoạt động công khai hỗ trợ cho hoạt động đó. Các nhà phân tích rủi ro đã nhìn ra những khía cạnh có liên quan tới ảnh hưởng của ĐCSTQ để thực hiện các hoạt động phục vụ cho ý đồ của đảng,” ông Joske nói.

Viện Chính sách Úc: Trung Quốc không còn che giấu ý định kiểm soát thế giới

Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như tài trợ chính trị, cung cấp các chuyến đi được thanh toán đến Trung Quốc và tâng bốc họ, Mặt trận Thống nhất cũng kết nạp các chính trị gia quốc tế.

Báo cáo tóm tắt trường hợp cựu thượng nghị sĩ Úc bị thất sủng Sam Dastyari.

Ngôi sao chính trị đang lên này đã bị ép từ chức vào năm 2017 sau khi các báo cáo truyền thông cho thấy ông đã chấp nhận khoản tài trợ du lịch của một Viện Giáo dục Hàng đầu có liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Trường này được điều hành bởi doanh nhân Trung Quốc Zhu Minshen, đại biểu Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan tư vấn quan trọng của ĐCSTQ, vào năm 2014.

“Không có lý gì mà các trường hợp như vậy lại không xảy ra tại Canada,” ông Joske nói, và gợi ý Canada nên thực hiện các nghiên cứu chi tiết về hoạt động của Mặt trận Thống nhất trên cả nước cũng như trong các lĩnh vực cụ thể và thông báo kết quả cho công chúng để thúc đẩy sự hiểu biết chung.

Ông Garnett Genuis, một nghị sĩ đảng Bảo thủ ở Alberta, đồng thời là thành viên của ủy ban quốc hội đặc biệt về quan hệ Canada-Trung Quốc, cho biết những phát hiện của báo cáo không gây ngạc nhiên đối với các lãnh đạo Canada.

Ông chỉ ra rằng nhiều công chức, bao gồm cựu giám đốc cơ quan tình báo Canada, ông Richard Fadden đã nhiều lần cảnh báo rằng các chủ thể nhà nước, bao gồm Nga và Trung Quốc, đang gia tăng hoạt động để thúc đẩy các lợi ích chiến lược của họ ở nước ngoài.

Các báo cáo công khai hàng năm của Cơ quan Tình báo An ninh Canada đã báo cáo những nỗ lực can thiệp của nước ngoài vào Canada trong nhiều thập kỷ, và người tiền nhiệm của ông Fadden, ông Jim Judd đã nói công khai rằng Trung Quốc chiếm gần phân nửa sự chú ý mà các cơ quan của ông dành cho các nỗ lực thu thập thông tin tình báo nước ngoài.

“Thông tin tình báo đã có sẵn ở đó, gợi ý rằng chính phủ nên quan tâm,” ông Genuis nói. “Nhưng chính phủ vì lý do nào đó đã chọn không phản ứng. Có thể có một sự ngây thơ nào đó, vâng, nhưng cũng có thể là không hành động theo lời tư vấn.”

Twitter xóa hơn 170.000 tài khoản được ĐCSTQ hậu thuẫn vì thông tin sai lệch

Ông Joske nói rằng Canada nên xem xét tăng cường luật về can thiệp nước ngoài của họ – và chỉ ra trường hợp của Úc để bảo vệ quan điểm này.

ASPI đã nhận thấy nhiều hoạt động công khai của Mặt trận Thống nhất đã giảm tại Úc kể từ khi nước này thông qua một loạt đạo luật nhằm chống lại những nỗ lực của chính phủ nước ngoài gây ảnh hưởng lên các chính trị gia và công chức Úc.

Đạo luật Gián điệp và Can thiệp Nước ngoài đã được đưa vào Quốc hội nước này vào năm 2018. Nó củng cố các luật gián điệp hiện hành và đưa ra các tội danh mới về can thiệp nước ngoài, theo bản tóm tắt dự luật của Bộ Quốc phòng Úc. Tài trợ “có dụng ý” hoặc được tài trợ bởi cơ quan tình báo nước ngoài là một trong những tội danh với mức án tù tối đa 15 năm.

Kể từ khi các đạo luật được thông qua, ông Joske lưu ý rằng một số nhóm của Mặt trận Thống nhất tại Úc mà ông theo dõi, trước đây từng tuyên bố các mục tiêu chính trị của họ là thúc đẩy các lợi ích của ĐCSTQ thì nay đã điều chỉnh lại trang web của họ để nói rằng họ chỉ là các tổ chức phi chính trị.

Ông Genuis nói rằng khi chưa có luật mới, Canada có thể vận dụng phương án có sẵn là trục xuất các nhà ngoại giao Trung Quốc bị phát hiện có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Thống nhất.

“Nhưng trước tiên, Ottawa cần đảm bảo truyền đạt đến tất cả đại sứ quán nước ngoài rằng việc can thiệp vào các hệ thống chính trị hoặc đe dọa các nhà phê bình của các quốc gia tại Canada sẽ không được chấp nhận.”

Gia Huy (theo Star)  

Xem thêm:

The post ASPI: Can thiệp của Trung Quốc tại nước ngoài đang “lan rộng” ở Canada appeared first on Trí Thức VN.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.