ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nội hàm chiết tự chữ ‘Học’: Học vấn chính là để tu luyện, quay trở về
Wednesday, May 27, 2020 2:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chữ “Học” 「學」 viết theo lối truyền thống tiết lộ bản chất của sự học vốn rất gần với tu luyện, phản bổn quy chân. 

“Học”「学」là một chữ giản thể đã bị biến dị, chữ chính thể (phồn thể) nên là 「學」. Sau khi chữ “học” bị biến đổi lược giản đi, thì hàm nghĩa trọng yếu và cốt lõi nhất của nó cũng đã đồng thời bị mất rồi.

Thiên truyền chi đạo (Đạo mà trời truyền)

Nhìn từ văn tự giáp cốt của chữ học, ta thấy nửa phần trên là hai bàn tay đưa xuống ôm lấy 爻, chính là vạch Bát Quái, gọi là hào (đọc âm /yáo/). Hào [爻] là gì? Chính là ký hiệu cơ bản cấu thành một quẻ trong Kinh Dịch. Một vạch「—」là hào dương, hai vạch「- -」là hào âm; các hào [爻] tổ hợp thành hình dáng của quẻ, người ta dùng quẻ để phản ánh quy luật của vũ trụ, chính là thiên đạo. Hào [爻] cũng giống như toàn bộ văn tự mà chúng ta học, được dùng để biểu thị và nói rõ thiên đạo, là tải thể của thiên đạo, cổ ngữ nói “văn dĩ tải đạo”, vậy nên hào [爻] cũng là dùng để tải đạo. 

Còn đôi bàn tay cũng rất có ý nghĩa, trong văn tự cổ, đôi tay này không biểu thị minh xác là tay ai, nhưng nhìn từ hình dáng chữ thì hai bàn tay này thể hiện tư thế đưa từ trên xuống dưới, ở đây có thể mang theo hai tầng nghĩa: Một là đạo trời được nắm vững trong hai lòng bàn tay; hai là đạo trời được hai bàn tay mang từ trên xuống. Mang xuống tới đâu? Mang xuống trao cho ai? Đương nhiên chính là nửa phần dưới của chữ học 「學」, điểm này chúng ta sẽ nói rõ ở phần sau.

Người như thế nào mới có thể đặt đạo trời vào hai lòng bàn tay đây? Đương nhiên là người có thể nắm trọn quy luật của vũ trụ và thiên đạo, phương Tây gọi là Thượng Đế hay Thần, phương Đông gọi là Giác giả (Chữ “giác” chính thể là 「覺」có nửa trên giống nửa trên của chữ “học” 「學), Chân nhân v.v. 

Nói tóm lại, nửa trên của chữ học có nghĩa là Giác giả dùng chữ viết làm hình thức ký hiệu mà truyền thiên đạo cho con người, đây chính là nội dung mà con người nên “học”, đây cũng là phần then chốt và trọng tâm nhất của chữ “học”. Nếu như nửa trên của chữ “học” 「學」bị biến dị thành 「⺍」vốn không có ý nghĩa gì, vậy thì đâu còn thiên đạo? Cũng đâu còn Giác giả truyền thiên đạo cho con người nữa? Do đó, chữ giản thể sau khi bị biến dị đã đoạn đứt đi liên hệ giữa con người với thiên đạo và Giác giả; khoảng cách giữa “học giả” và “thất đạo”, “ly kinh phản đạo” (rời xa kinh sách phản lại đạo lý) đã không còn xa nữa.

Không gian mê và con người bị phong bế

Nhìn từ phần giữa chữ “học”「學」, chính là một người bị khóa bên trong căn phòng. Thời Hạ Thương Chu cũng có hiệu, tường, tự (các loại trường)… cho quan lại địa phương học, chính là học tại một địa điểm cố định. Tuy nhiên, tác giả lại có cách nhìn khác. Cổ nhân Trung Quốc giảng “Đọc vạn cuốn sách chẳng bằng đi vạn dặm đường”, cổ nhân truy cầu “học” , phần nhiều là dùng hình thức “du”, đặc biệt là vào thời nhà Tần, người học rất coi trọng chữ “du”. Ví như “Du ư thánh nhân chi môn giả nan vi ngôn” (Mạnh Tử – Tận Tâm Thượng), hay “Tích hữu côn tam đệ nhân, du tề lỗ chi gian” (Mạnh Tử – Thuyết Phù) v.v. “Du” ở đây hoàn toàn mang ý đi xa cầu học, cổ nhân trước kia cầu học vấn, rất hiếm khi hạn chế tại một nơi cố định. Cá nhân lý giải, có thể là do ảnh hưởng từ vân du tu luyện của Đạo gia, người cầu học dùng nhiều đến hình thức “du” để tìm thầy, tìm đạo, ma luyện tâm tính bản thân, mở rộng tầm mắt, gia tăng và kiểm nghiệm học thức của chính mình.

Đồng thời nhận thức của cổ nhân Trung Quốc về thiên địa cũng rất có ý nghĩa, cho rằng “Trời tròn như chiếc lọng lớn, Đất vuông như cái bàn cờ”, “Trời tròn như chiếc nón lá”, “Trời như chiếc lều, bao trùm lên đồng nội mênh mông” v.v. “Cái lọng” hay “cái nón lá” rất giống với phần「冖」 của chữ “học”「學」, phải chăng cũng bao hàm nghĩa “thiên hạ”? Toàn bộ thiên hạ đều bị che phủ, thực ra chính là bị khóa lại, bị phong kín, bị giới hạn lại rồi. Con người ở phía dưới bị「冖」phong bế, không nhìn được chân tướng bên ngoài. Vậy nên bản thân phần 「冖」của chữ “học”「學」 vốn có nghĩa bề mặt là căn phòng, còn có hàm nghĩa ở tầng sâu hơn là chỉ không gian bị phong bế. Bất kể ở trong phòng hay đi ra không gian rộng lớn bên ngoài, cho dù di chuyển bao xa, tốn bao nhiêu thời gian thì con người cũng đều đang bị phong bế, giống như bị một lớp sương mù bao quanh thân thể vậy. 

Con người muốn đắc được thiên đạo là không hề dễ dàng, bắt buộc phải chọc thủng được tầng gián cách này. Nếu không, thậm chí cả khi Giác giả hai tay bưng thiên đạo đến trao cho con người, con người cũng sẽ không nhận ra. 

Chữ “tử” 「子」cũng rất có ý nghĩa, nó nằm chính giữa chữ học, dùng để chỉ người cầu học vấn. Nhưng tại sao phải dùng chữ “tử”「子」để biểu thị người cầu học vấn mà không dùng các chữ khác như “phu”, “phụ”, “nhân”…? Trung Quốc thời cổ đại, danh xưng dùng để chỉ những người có học vấn dường như trái ngược với phương Tây, phương Tây thường tôn những người này là “cha – phụ” 「父」, ví như “cha đẻ của bi kịch”, “cha đẻ của lịch sử”, “cha đẻ của hội họa Pháp”… mà Trung Quốc cổ đại lại gọi những người này là “con – tử” 「子」, như “Lão Tử”, “Khổng Tử”, “Trang Tử”, “Liệt Tử” v.v. Đương nhiên có thể bao hàm nhiều góc độ ý nghĩa khác nhau, theo nhận thức của cá nhân tác giả, một tầng ý nghĩa chính là “thế nhân là con của trời”. 

Trong Mạnh Tử – Vạn Chương Thượng có giảng: “Trời sinh ra dân này, khiến cho người biết trước giác ngộ kẻ biết sau, khiến cho người giác ngộ trước bảo cho kẻ giác ngộ sau”. Từ một câu nói này, chúng ta có thể thấy được cổ nhân Trung Quốc coi con người như “thiên dân” (con dân của trời), nguồn gốc chân chính của con người là sinh ra (được sáng tạo ra) từ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.