Không lâu sau khi một chuyên gia trí tuệ nhân tạo người Mỹ gốc Hoa (AI) được bổ nhiệm vào ban giám đốc của Twitter, trang mạng xã hội này đã đình chỉ vô thời hạn một loạt tài khoản của những người bất đồng chính kiến với Bắc Kinh. Cư dân mạng hồi tuần trước đã đệ trình một bản kiến nghị trực tuyến tới Nhà Trắng để kêu gọi chính phủ của Tổng thống Donald Trump xem xét vụ viẹc này.
Bản kiến nghị
Ngày 20/5, một bản kiến nghị trực tuyến đã xuất hiện trên trang web của Nhà Trắng, yêu cầu tổ chức “một cuộc điều tra kỹ lưỡng đối với hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của mạng xã hội Twitter”. Tác giả bản kiến nghị cho biết Twitter đang đàn áp những tiếng nói chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đình chỉ các tài khoản bất đồng chính kiến, trong khi để yên cho các tài khoản ủng hộ Bắc Kinh.
Theo bản kiến nghị, các biện pháp kiểm duyệt của Twitter gần đây đã leo thang cấp độ sau khi Tiến sĩ Lý Phi Phi (Li Fei Fei) – một chuyên gia AI và cựu phó chủ tịch Google – gia nhập ban giám đốc của Twitter.
Theo báo cáo công khai giai đoạn 2017-2018, bà Lý, trưởng nhóm AI của Google, đã phối hợp vận hành các chương trình kỹ thuật quân sự quy mô lớn với ĐCSTQ tại trung tâm AI của Google ở Bắc Kinh, một trong số đó là Dự án Maven. Theo Taiwan News, bà Lý đã từ chức tại Google sau một vụ bê bối, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo hàng đầu ĐCSTQ.
Bản kiến nghị cho biết, vào ngày 18/5, nhiều người dùng Twitter có quan điểm phản đối ĐCSTQ đã bị đóng tài khoản vô thời hạn.
Bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Mỹ điều tra hành vi “vi phạm quyền tự do ngôn luận của Twitter, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Tiến sĩ Lý Phi Phi và ĐCSTQ, bởi đây là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ”.
Vụ càn quét tài khoản ngày 18/5
Ngày 11/5, Twitter ra thông cáo báo chí cho biết bà Lý Phi Phi, chuyên gia về AI và cựu Phó chủ tịch của Google, sẽ gia nhập ban giám đốc Twitter.
Một tuần sau, một nhà văn Trung Quốc với bút danh Caijinglengyan (Tài Kinh Lãnh Nhãn), phát hiện 4 tài khoản của anh bị xóa đồng thời vào ngày 18/5. Quyết định xóa không đi kèm bất cứ lời giải thích nào cho đến ngày 23/5, khi anh nhận được thông báo cho biết các tài khoản đã bị xóa vì vi phạm quy tắc của Twitter về việc cấm đăng tải nội dung tương đồng trên các tài khoản trùng lặp.
Phản bác lại quyết định này, anh cho biết mình chỉ đăng nội dung trên một tài khoản và sử dụng tài khoản còn lại để chia sẻ bài đăng gốc. Anh cũng chỉ ra Twitter không có chính sách cấm một người có nhiều hơn một tài khoản.
Nhà văn này cho rằng lý do thực sự khiến tài khoản bị khóa là do một bài đăng ngày 17/5, trong đó anh phát biểu một thành viên ban giám đốc mới của Twitter có “thân phận đỏ”. Trong bài đăng, anh cho biết bà Lý là thành viên của một hiệp hội sinh viên liên kết với Mặt trận Thống nhất, đồng thời có quan hệ mật thiết với “Thế hệ đỏ thứ hai” và “Thế hệ đỏ thứ ba”, tức thế hệ con và cháu của các lãnh đạo lão thành của ĐCSTQ.
Tài Kinh Lãnh Nhãn cho biết nhiều tài khoản Twitter của các nhà bất đồng chính kiến khác cũng đột nhiên bị xóa mà không có thông báo trước. Sau khi liên lạc với chủ nhân của những tài khoản này, anh được biết rằng họ cũng từng chỉ trích bà Lý hoặc đưa ra bình luận về bà, và không lâu sau tài khoản của họ cũng bị khóa.
Anh cũng viện dẫn trường hợp của @beacon__news (灯塔爆料社) và @ kevinheaven9 (Calvin 看美国) – hai người dùng Twitter khác cũng có tài khoản đột nhiên ngừng hoạt động. Anh cho biết một người dùng Twitter chỉ đơn giản viết mấy chữ “Lý Phi Phi đang đến, tôi phải chạy thôi”, mà chẳng lâu sau cả tài khoản chính và phụ của anh đã bị đình chỉ.
Theo Liberty Times, ông Vương Long Bàng – nhà bất đồng chính kiến người Hoa sống ở Pháp – nhận định việc Twitter đình chỉ tài khoản những người chỉ trích “chắc hẳn có liên quan đến việc bà Lý được bổ nhiệm vào ban giám đốc Twitter, bởi khi đó những lời chỉ trích và thông tin nhạy cảm về bà Lý sẽ bị kiểm duyệt. Đây cũng là cách hành xử mang màu sắc rất Bắc Kinh’”. Ông Vương tin rằng Twitter đang nhanh chóng bị “nhuộm đỏ” sau khi bà Lý được bổ nhiệm.
Trang sử đen tại Google và mối thân tình với ĐCSTQ
Bà Lý đã rời Google năm 2018 sau khi một loạt email nội bộ rò rỉ tiết lộ rằng, nếu dự án Project Maven bị công khai, bà Lý sẽ quan tâm đến tổn hại hình tượng Google trong mắt công chúng nhiều hơn là những vi phạm đạo đức được hơn 3.000 nhân viên Google bày tỏ quan ngại.
Project Maven là một dự án trí tuệ nhân tạo AI của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, mục đích nhằm vận dụng AI để hỗ trợ máy bay không người lái (drone) quân sự lựa chọn mục tiêu dựa trên các thước phim video. Các nhân viên Google cho rằng hãng này không nên tham gia vào quá trình sản xuất công nghệ vũ khí của chính phủ.
Trong nhiệm kỳ ở Google, khi bà Lý mở một cơ sở nghiên cứu AI ở Bắc Kinh, bà đã không phản đối Dự án Dragonfly gây tranh cãi, một dự án xây dựng công cụ tìm kiếm giống Google Search nhưng được tùy chỉnh theo yêu cầu kiểm duyệt của ĐCSTQ để dùng ở đại lục.
Khi nắm quyền điều hành trung tâm AI mới của Google ở Bắc Kinh, bà Lý đã lặp lại khẩu hiệu của ĐCSTQ là “hãy trung thành với sứ mệnh sáng lập của chúng tôi” và nói rằng “Trung Quốc đang trỗi dậy”, theo truyền thông Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà Lý cũng bị cáo buộc có mối quan hệ mật thiết với một hiệp hội sinh viên có liên kết với Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, theo Radio Free Asia.
Nếu bản kiến nghị trực tuyến thu thập được tối thiểu 100.000 chữ ký cho tới ngày 19/6, chính phủ của Tổng thống Donald Trump sẽ xem xét và đưa ra phản hồi công khai đối với vụ việc. Nhà Trắng cũng đang cân nhắc kế hoạch điều tra các hãng công nghệ như Twitter, Facebook, Google liên quan đến những cáo buộc về kiểm duyệt thông tin và vi phạm tự do ngôn luận nhằm dập tắt những tiếng nói theo trường phái conservative, tức bảo lưu các giá trị truyền thống phương Tây.
The post Cư dân mạng kêu gọi chính quyền Trump điều tra lãnh đạo thân Trung Quốc của Twitter appeared first on Đại Kỷ Nguyên.