ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lý Bạch, ánh trăng nghìn năm toả sáng bầu trời thi ca (P.2): Chim bằng tung cánh, thơ phú vang danh
Sunday, May 24, 2020 13:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lời toà soạn: Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Lý Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, được đánh giá là một trong những ngôi sao chói lọi nhất của thi ca thời Đường. Ông được người đời sau tôn kính gọi là “Thi Tiên”, đã làm hàng ngàn bài thơ. Thơ Lý Bạch thấm đẫm phong cách lãng mạn, trữ tình, phong thái siêu trần, thoát tục, từ hàng ngàn năm qua đã in sâu vào lòng độc giả Á Đông. Loạt bài về Lý Bạch sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về thi nhân vĩ đại này. 

Xem thêm: Phần 1 

Lý Bạch sinh vào năm thứ nhất đời Đường Trung Tông (năm 701) ở làng Thanh Liên, Quảng Hán (nay là Chương Minh), Tứ Xuyên. Làng này tên gốc là Thanh Liêm, sau này do tên hiệu của Lý Bạch là “Thanh Liên cư sỹ”, nên đã đổi tên thành làng Thanh Liên.

Tương truyền, mẹ Lý Bạch mơ thấy sao Tràng Canh rơi vào trong thai (tức là sao Thái Bạch Kim Tinh), do đó đặt tên tự cho Lý Bạch là Thái Bạch. Lý Dương Băng trong “Thảo Đường Tập Tự” đã gọi Lý Bạch là “Thái Bạch Tinh Tinh” (Thần tiên sao Thái Bạch). Phạm Truyền Chính sau này viết văn bia cho Lý Bạch cũng dùng cách gọi tên này: “Phu nhân mộng Tràng Canh là điềm lành, nên đặt tên tự cho tiên sinh, lấy theo thiên tượng”. 


Lý Bạch có cốt cách thần và đạo, có thể cùng thần tiên du chơi bát cực (ảnh : Wikipedia).

Sau này, Lý Bạch tự lấy tên hiệu cho mình là Thanh Liên cư sỹ. Ông đã tự thuật thân thế trong “Đáp tộc điệt tăng Trung Phu tặng Ngọc Tuyền Tiên Nhân Chưởng trà – Tự” (Lời tự – trả lời cháu họ tăng nhân Trung Phu đã tặng trà Ngọc Tuyền Tiên Nhân Chưởng):

Thanh Liên cư sỹ trích tiên nhân,
Tửu tứ tàng danh tam thập xuân.
Hồ Châu cư sỹ hà tu vấn,
Kim Túc Như Lai hậu thế thân.

Dịch nghĩa: Cư sỹ Thanh Liên là ông tiên bị giáng xuống trần. Ẩn danh nơi quán rượu 30 năm. Cư sỹ Ôn Châu sao phải hỏi. Chính là hậu thân của Kim Túc Như Lai chuyển thế.

Dịch thơ:

Cư sỹ Thanh Liên thực Trích Tiên,
Ẩn danh tửu quán mấy mươi niên.
Ôn Châu cư sỹ đâu cần hỏi,
Kim Túc Như Lai tại nhãn tiền.

Thanh Liên vốn có nguồn gốc từ Tây Vực, trong tiếng Phạn gọi là hoa Ưu bát la (cũng có tên là hoa Ưu đàm bà la), trắng xanh rõ ràng, không nhiễm bụi trần. Kinh Phật viết: “Khi hoa Ưu bát la nở, Pháp Luân Thánh Vương – Vương của vạn vương sẽ đến thế gian phổ độ chúng sinh“.

Lý Bạch tự xưng là Thanh Liên, và “hậu thân của Kim Túc Như Lai”, ngụ ý khi hoa Ưu bát la nở, Chuyển Luân Thánh Vương đem chân lý như ý xuống thế gian. 


Những bông hoa Ưu Đàm Bà La, một loài thiên hoa nhỏ li ti trắng muốt, thân hoa mỏng như sợi tơ, trong suốt, sắc trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt…Ảnh chụp thật bởi Thời Báo Epochtimes, kích cỡ phóng to 400 lần, nhìn rõ thân hoa trong suốt như pha lê và từng lớp cánh mỏng phát sáng.

Từ các bài thơ dưới đây của Lý Bạch, chúng ta cũng có thể nhìn ra chút thân thế của ông. Trong bài thơ “Thù vương bổ khuyết Huệ Dực Trang Tống Thừa Thử tống biệt” (Mời rượu tiễn biệt Tống Thừa Thử được vua bổ nhiệm Huệ Dực Trang), ông viết: 

Học đạo tam thập niên,
Tự ngôn Hy Hoàng nhân.
Hiên cái uyển nhược mộng,
Vân tùng trường tương thân.

Dịch nghĩa: Học đạo ba mươi năm. Tự nói là vua Phục Hy chuyển sinh. Chốn triều đình như giấc mộng. Nên làm bạn lâu dài với mây và tùng.

Dịch thơ:

Học Đạo ba mươi xuân,
Vốn Phục Hy hạ trần.
Cung đình như giấc mộng,
Mãi mãi bạn mây tùng.

Trong bài thơ: “Hý Trịnh Lật Dương” ông cũng viết:

Thanh phong bắc song tiểu,
Tự vị Hy Hoàng nhân.
Hà thời đáo Lật lý?
Nhất kiến bình sinh thân.

Dịch nghĩa:

Gió mát thổi nhẹ ngoài cửa sổ phía bắc. Tự nói là vua Phục Hy chuyển sinh. Khi nào đến vùng sông Lật Thủy. Thoáng nhìn sẽ thấy rất thân quen.

Dịch thơ:

Ngoài song cơn gió nhẹ,
Hy Hoàng xuống trần gian.
Lúc đến sông Lật Thủy,
Ắt sẽ rất thân quen.

“Hy Hoàng” trong thơ Lý Bạch tức là vua Phục Hy, vị vua đứng đầu trong “Tam Hoàng” của lịch sử văn minh Hoa Hạ. 

Lý Bạch từ nhỏ đã đọc sách, luyện chữ, 5 tuổi đã bộc lộ tài năng thiên bẩm hơn người. Trong “Thượng An châu Bùi Trường Sử thư” (Thư gửi Bùi Trường Sử châu Thượng An), ông có viết:

Ngũ tuế thông lục giáp, thập tuế quan bách gia” (Năm tuổi đọc thông lịch pháp, mười tuổi đọc Chư tử Bách gia – Nho gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tạp gia, Nông gia, Tiểu Thuyết gia, Tung Hoành gia). 

Và “Thường hoành kinh tịch tư, chế tác bất quyện” (Thường đọc thư tịch, sáng tác không mệt mỏi). Lục Giáp là lịch pháp dạy cách tính ngày tháng năm, còn Bách gia là các trước tác của Bách gia Chư Tử. 

Lúc Lý Bạch 5 tuổi, cha ông đã cho đọc “Tử Hư phú” (Tác phẩm thơ phú thời Hán do Tư Mã Tương Như viết). Năm lên 10, ông đã sáng tác “Minh đường phú” (Tập thơ Minh đường), đã có thể sánh vai với Tư Mã Tương Như. 

Trong bài “Tặng Trương Tương Cảo”, Lý Bạch cũng tự nhận rằng: “Thập ngũ quan kỳ thư, tác phú lăng Tương Như” (15 tuổi xem được sách kỳ lạ, làm thơ phú vượt cả Tương Như). 

Cha Lý Bạch đã từng gửi ông đến núi Tượng Nhĩ (My Châu) học. Ban đầu Lý Bạch học không chuyên tâm, vẫn còn trốn học. Theo “Phương dư thắng lãm – My Châu – Ma Châm khê” ghi chép, Lý Thái Bạch học trong núi, chưa học xong đã trốn đi chơi.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.