ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thế giới tạm biệt kỷ nguyên toàn cầu hóa
Sunday, May 24, 2020 8:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Toàn cầu hóa đã định hình trật tự kinh tế thế giới trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên nó thực sự đã gặp rắc rối ngay cả từ trước khi có đại dịch. Và với sự xuất hiện của virus Vũ Hán, sự rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu đã có được động lực, kích hoạt một sự tái sắp xếp toàn cầu dự kiến ​​sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ. Trật tự thế giới sau đại dịch sẽ rất khác khi nhiều chính phủ rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Donald Trump nói rằng những bài học rút ra từ đại dịch đã minh chứng cho các chính sách “Nước Mỹ trước hết”.

Trong những năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống, ông bị tẩy chay vì lập trường bảo hộ của mình. Những chính sách quyết đoán của ông đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong trật tự thương mại thế giới trong vài năm qua. Nhưng nay, đại dịch đã chứng minh rằng ông đã đúng và những người theo chủ nghĩa toàn cầu đã sai.

Tổng thống Trump nói với Fox Business vào ngày 14/5: “Theo nhiều cách, chúng ta đã học được rất nhiều điều, và chúng ta sẽ mang sản xuất trở lại [Mỹ], điều mà chúng ta không bao giờ có thể làm được nếu không có đại dịch này”, “Rất nhiều người đang nói ‘Tổng thống Trump đã đúng’. [Thực ra] tôi đã nói về điều này trong suốt một thời gian dài”.

Tổng thống Trump cho rằng: “Các chuỗi cung ứng ngu ngốc [trải khắp thế giới], chỉ cần một phần nhỏ của thế giới trở nên tồi tệ và toàn bộ mọi việc bị rối tung”.

Tổng thống Trump tin rằng kỷ nguyên của “những người theo chủ nghĩa toàn cầu, những người muốn “làm cho thế giới giàu có” với gánh nặng chất lên vai của người Mỹ, đã đến hồi chấm dứt.

Ông nói: “Tôi thậm chí không biết những người này đến từ đâu. Nhưng thời đó đã qua. Và nếu không có gì khác, trong suốt hai tháng qua, [quan điểm của tôi] đã được chứng minh là đúng”.

Với đại dịch, dư luận cũng đã thay đổi theo hướng chống lại toàn cầu hóa. Người dân ở Hoa Kỳ đã lo lắng khi thấy rằng sức khỏe của họ phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi tập trung nguồn cung cấp chủ yếu đối với các thiết bị bảo vệ và dược phẩm thiết yếu.

Sự phụ thuộc quá mức vào một quốc gia duy nhất về thiết bị và dược phẩm cứu người trong đại dịch đã phơi bày lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nó cũng đưa ra quan ngại về tính hiệu quả và mức độ an toàn của hàng ngàn loại thuốc được sản xuất tại Trung Quốc.

Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew vào tháng 3 cho thấy, khoảng hai phần ba người Mỹ hiện có quan điểm bất lợi về Trung Quốc. Và trong những tuần gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia kêu gọi Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về phản ứng ban đầu của chế độ đối với sự bùng phát đại dịch.

Thế giới sau đại dịch

Trật tự sau đại dịch sẽ rất khác, vì nhiều chính phủ trên thế giới cũng đang từ bỏ toàn cầu hóa và nói về việc cách ly khỏi Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lên truyền hình quốc gia vào ngày 12/5 công bố gói kích thích mới của mình, với tham vọng tạo ra một “Ấn Độ tự lực”. Kế hoạch này dự kiến ​​sẽ thúc đẩy sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” và năng lực sản xuất của đất nước.

Tháng trước, thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, tuyên bố rằng chính phủ của ông đã dành hơn 2 tỷ đô la để giúp các công ty Nhật chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp nói với Financial Times vào ngày 16/4 rằng đại dịch “sẽ thay đổi bản chất của toàn cầu hóa, mà chúng ta đã sống với nó trong suốt 40 năm qua”, nói thêm rằng, “rõ ràng rằng loại hình toàn cầu hóa này đã chấm dứt chu kỳ của nó, nó đã phá hoại nền dân chủ”.

Kế hoạch phục hồi kinh tế do Liên minh châu Âu soạn thảo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống “tự trị chiến lược”, trong các chuỗi cung ứng quan trọng và giảm sự phụ thuộc vào các nước thứ ba.

Michael O’Sullivan, tác giả của cuốn sách “San bằng tất cả: Điều gì tiếp theo toàn cầu hóa”, đã nói với The Epoch Times rằng: “Chúng ta đã đập vụn được toàn cầu hóa”.

Ông nói: “Thông thường, trong cuộc khủng hoảng kiểu này, các quốc gia có xu hướng thành lập một nhóm điều phối quốc tế “để cứu thế giới”. Nhưng thay vào đó, các cường quốc hiện đang tranh chấp với nhau, tranh giành các nguồn cung cấp y tế và đua nhau cấm xuất khẩu máy thở, mặt nạ và các thiết bị bảo vệ cá nhân khác. Michael O’Sullivan nói: “Hậu đại dịch, mọi quốc gia sẽ tập trung hơn vào những ý tưởng về một thế giới đa cực”.

Theo The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và biên tập

The post Thế giới tạm biệt kỷ nguyên toàn cầu hóa appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.