ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
10 lời dạy của Lão Tử còn nguyên giá trị sau hơn 2500 năm
Tuesday, May 26, 2020 22:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lời dạy của Lão Tử không chỉ có tính triết lý thâm sâu của một bậc giác ngộ mà còn có giá trị thực tiễn to lớn. Hậu nhân cũng có thể áp dụng những nguyên lý ấy vào cuộc sống để có thể ung dung, vui vẻ bước qua những năm tháng đời người…

Trong dòng sông dài lịch sử của văn hóa, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là nền tảng đặt định nên nền văn hóa Trung Hoa. Sự xuất sĩ của Nho giáo, sự viên dung của Đạo giáo, sự siêu thoát tách rời của Phật giáo hòa lẫn trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, khiến cho mảnh đất Thần Châu trở thành một vũ đài lớn, một cái nôi xuất sinh của nhiều câu chuyện cảm động lòng người. 

 Lão Tử lấy “Đạo” để giải thích sự phát triển và thay đổi cả vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Lão Tử giảng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, nghĩa là:  Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Lại có câu: “Đạo chi tôn, đức chi quý, phu mạc chi mệnh nhi thường tự nhiên”, nghĩa là:  Đạo được tôn, Đức được quý, không có cái gì sai khiến mà vẫn tự nhiên như thế. Do đó, Lão Tử quan niệm rằng: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”, tức là: Người noi theo phép tắc của Đất, Đất noi theo phép tắc của Trời, Trời noi theo phép tắc của Đạo, còn Đạo thì noi theo phép tắc tự nhiên. Vạn vật đều có quy luật vận hành, hoạt động như vậy cả.

1. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ (biết thế nào là đủ thì sẽ luôn có đủ)

Trong Chương 46 Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: “Họa mạc đại vu bất tri túc, cữu mạc đại vu dục đắc, cố tri túc chi túc, thường túc hĩ”, nghĩa là: không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được, cho nên biết thế nào là có đủ thì sẽ luôn có đủ. 

Tư tưởng biết đủ của Lão Tử bao hàm rất nhiều ý nghĩa khác nhau. “Biết đủ” là cầu bên trong mà không cầu bên ngoài, là theo đuổi bản tính chất phác và sự dồi dào về tinh thần. “Tri túc giả phú”, người biết đủ là người giàu có.

Lão Tử vô cùng coi trọng tư tưởng biết đủ. Ông cho rằng, tư tưởng biết đủ có thể quyết định vinh nhục, sống chết, họa phúc… của mọi người. Không chỉ thế, Lão Tử còn dùng “biết đủ” để phân biệt người giàu và người nghèo trong xã hội. Một người nếu biết đủ thì những yếu tố khách quan như tiền tài, của cải… cho dù không có nhiều lắm nhưng họ vẫn có thể tự nhận mình là người giàu có.

Người xưa cũng dạy: “Người biết đủ là người giàu có” hoặc “Sự giàu có lớn nhất là khi biết đủ”. Bởi vì người biết đủ thì luôn không thấy thiếu thốn gì, không thiếu thốn gì thì được xem là giàu có. Trái lại, người không biết đủ thì cho dù có đầy tài phú nhưng vì lòng tham không đáy mà lúc nào cũng chẳng thoả mãn, có thể gây ra tai họa lớn. Từ điểm này có thể thấy, Lão Tử cho rằng một người giàu hay nghèo là được quyết định bởi sự “biết đủ” hay “không biết đủ” vậy.

2. Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh (Bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành)

Lão Tử giảng, “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh”, “Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”. Những câu này có thể hiểu là: Bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành. Vì không tranh giành nên thiên hạ cũng không ai tranh với mình. 

Một người hay một quốc gia chỉ cần không tranh giành với người khác, với nước khác, không có dục vọng, không có truy cầu, dùng đức thu phục lòng người thì thiên hạ sẽ không có ai tranh giành lại với mình.

Lão Tử chính là muốn dùng đạo lý này để tiêu trừ dục vọng bạo lực và tâm tranh đấu giữa các quân vương thời xưa. Nếu mỗi người đều làm được không có dục vọng, không có truy cầu thì cũng chính là đã đạt đến cảnh giới vô vi tự tại.

Đúng như Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy, Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo”. Nghĩa là: Nước là tốt nhất, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà lại không tranh giành. Phẩm chất cao thượng của bậc trí nhân cũng giống như nước, làm lợi cho vạn vật mà không đi tranh giành tư lợi, ở nơi mọi người đều cảm thấy là thấp nhất nhưng vẫn thong dong ung dung tự tại, vì vậy gần với ‘đạo nhất’.

Trong cuộc sống, tư tưởng “phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” của Lão Tử còn là đạo lý biến phức tạp thành giản đơn, là trí tuệ xử thế. Rất nhiều khi, người không tranh giành không phải là người thua cuộc, cũng không phải là người nhu nhược hèn yếu mà là người hiểu được đạo lý, biết tiến biết lui, “lùi một bước biển rộng trời cao”. Đó là một loại nhân cách, một loại trí tuệ cao và cũng là một loại hàm dưỡng. 


Hình vẽ Lão Tử cưỡi trâu rời Trung Hoa (ảnh: Wikipedia).

3. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi. Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi tân thành (Biết đủ không nhục, biết dừng không nguy. Vì không tự mãn nên mới bỏ cái cũ mà canh tân được).

Khi một sự vật phát triển lớn mạnh và đạt tới mức độ đầy đủ nhất, sẽ từng bước đi tới suy thoái và tới tận cùng. Liệu có thể thoát được quy luật vận hành này của số mệnh hay không? Lão Tử đề cập tới hai câu này với hàm ý: Biết dừng đúng lúc có thể không bị thua, không bị rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Cũng bởi không tự mãn, biết lắng nghe tiếp thu nên loại bỏ được rủi ro, tai nạn và bình an. 

4. Tri nhân giả trí, tự tri giả minh (Biết người là khôn, biết mình là sáng suốt)

Lão Tử nói: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường”, ý nói: Biết người là khôn, biết mình là sáng, thắng người là kẻ có sức, tự thắng mình là kẻ mạnh.

Một người có thể thấy rõ người khác là một người có trí huệ, có thể hiểu bản thân là người như thế nào, là một người hiểu biết. Có

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.